Đền cô Chín ở đâu ? Những lưu ý khi đi lễ đền cô Chín Sòng Sơn – Thanh Hóa
Nội Dung Chính
Sắm lễ đi đền cô Chín cần những gì?
“Không chua ai gọi là chanh
Không thiêng ai gọi cô Chín xứ Thanh đền Sòng”
Đây là hai câu hát nổi tiếng khẳng định sự linh thiêng của cô Chín Sòng, cô Chín Giếng. Đây là một trọng những vị thánh cô có có rất nhiều quyền phép và cực kỳ thiêng. Chính vì vậy, cứ đến tháng 9 âm lịch hàng năm, mọi người ở khắp nơi sẽ đến đền cô Chín để cầu may, cầu phúc và cầu tiền tài. Vậy đi lễ đền cô Chín cần sắm những lễ gì? Bài khấn cô Chín thế nào? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Đền cô Chín – Di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam
Nhắc đến địa điểm du lịch tâm linh ở Thanh Hóa không thể bỏ qua địa điểm đền cô Chín cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đạm, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa. Nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn. Địa điểm này cách trung tâm thủ đô Hà Nội 130km nên rất thuận lợi cho những ai muốn đi tham quan, tế lễ trong ngày.
Đền cô Chín là nơi thờ tự người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng – Cửu Thiên Huyền Nữ. Truyền thuyết kể rằng, sau khi cuộc chiến giữa bà chúa Tiền Quân Thánh và Liễu Hạnh kết thúc, bà Liễu Hạnh đã gặp nạn và hóa thành rồng ở ẩn chốn Cửu Thiên công chúa. Ngay lúc đó, công chúa đã dùng phép của mình để cứu Liễu Hạnh thoát khỏi vùng vây nên hai người đã nên duyên chị em kết nghĩa.
Về sau, người dân nơi đây là lập đền thờ để tưởng nhớ công chúa Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong đền có 9 cái giếng nên người dân đã đặt tên là Đền cô Chín, nhiều người còn gọi là Đền cô Chín Giếng.
Đền cô Chín nổi tiếng linh thiêng nên mọi người ở khắp nơi trên đất nước thường tới đây để cầu phúc, cầu tài. Đặc biệt hơn, đến năm 1993, đền Cô Chín Thanh Hóa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2004, đền được trùng tu và mang kiến trúc như ngày nay.
Một số địa điểm thờ cô Chín ở các tỉnh thành khác
Đền cô Chín không chỉ có ở Thanh Hóa mà ở các tỉnh khác cũng có đền thờ cô Chín. Cụ thể như:
- Đền cô Chín Thượng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Ngôi đền này nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao với kiến trúc cổ kính, hữu tình và linh thiêng. Đền thờ cô Chín Thượng Thiên chỉ cách đền Chúa Nguyệt Hồ chỉ khoảng 4km. Do đó, mọi người đi đền cô Chín Thượng tại đây xong có thể đến chùa Nguyệt Hồ để thăm quan hoặc dâng lễ.
- Đền thờ cô Chín Suối Rồng – Đồ Sơn – Hải Phòng
Do vị trí trí đền nằm cạnh suối Rồng nên mọi người thường gọi là Đền cô Chín Suối Rồng, cô Chín Suối hay Đền cô Chín Rồng.
- Đền cô Chín Tây Thiên
Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.
- Đền Cô Chín Đồng Mỏ
Đền cô Chín tại Lạng Sơn được mọi người gọi với cái tên khác là Đền cô Chín Đồng Mỏ hay đền cô Chín Lạng Sơn. Ngôi đền này nằm trên lưng chừng một ngọn núi, gần thị trấn Đồng Mỏ, độ dốc khá cao nên di chuyển khá khó khăn.
- Đền thờ cô chín tại Hà Nội
Tại Hà Nội cũng có đền thờ cô Chín tại số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ngôi đền này nằm trong khu vực các di tích lịch sử văn hóa kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Đền thờ cô Chín tại Hà Nội được coi là nơi thờ vọng của cô Chín Sòng Sơn. Và đến năm 1994, ngôi đền này cũng đã được Bộ Văn Hóa và Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Lễ đền cô Chín diễn ra vào ngày nào?
Mặc dù tại nhiều tỉnh thành khác cũng có đền cô Chín, tuy nhiên đều thờ chung một Thánh nên thời gian diễn ra lễ đền cũng giống nhau. Ngày lễ chính của cô Chín là ngày 9/9 âm lịch hàng năm và kéo dài đến 1 – 2 hôm sau. Vào những dịp này, mọi người ở các nơi sẽ đổ về các đền và đông nhất là đền cô Chín Sòng Sơn tại Thanh Hóa để cầu may mắn, tài lộc và hạnh phúc.
Tới đền cô Chín cúng gì?
Cô Chín và vị thánh cô có nhiều quyền phép, do đó những người có căn cô Chín thường có đôi mắt âm dương, có khả năng xem bói hoặc gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu cô Chín chỉ cho thuốc chữa bệnh, vì vậy mọi người thường tới lễ cô Chín để cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Ngoài ra, đây là khu du lịch tâm linh cấp quốc gia, nên mọi người tới đây có thể thưởng ngoạn quang cảnh xung quanh, tận hưởng những vẻ đẹp kiến trúc của đền và vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình nơi đây.
Sắm lễ đi đền cô Chín gồm những gì?
Những mâm lễ là “phương tiện” để thể hiện tấm lòng của người dâng lễ đến thánh cô. Tuy nhiên, không nhất thiết phải chuẩn bị lễ lạt thật to, tiền vàng thật nhiều. Khi đi lễ cô Chín cũng như đi bất cứ lễ đền ở đâu, các bạn có thể tùy tâm mà sắm lễ. Lễ chay, lễ mặn đều được, cốt là cái tâm thành kính của mình. Mọi người có thể tham khảo cách sắm lễ đi đền cô Chín của Công Decor như sau:
- Một lễ cơ bản gồm 12 quả cau, 12 lá trầu cùng 9 bông hoa hồng.
- Lễ chay: hoa tươi, trái cây tươi, chè, thuốc, trầu cau, rượu… Lưu ý, sắm lễ chay theo số lẻ
- Lễ mặn: Thịt, xôi,….
- Lễ vật: tiền vàng, nón đỏ, hài hoa, 9 bông hoa hồng,…
- Nếu không có điều kiện thì chỉ cần giọt dầu nén hương đến tâu thì thánh cô vẫn chứng các bạn nhé.
- Nói chung là “lễ tại tâm”, quan trọng nhất là phải có tâm sáng thì mới được các thánh các ngài ban phúc, chứng giám. Không nên quá quan trọng mâm lễ cao đầy, chỉ cần đủ và tươi, không cần cầu kỳ và hào nhoáng. Vì cõi âm thường “chứng tâm không chứng lễ”. Mọi người có thể đến thắp nén hương, giọt dầu tại đền Thánh Cô với lòng thành kính nhất để thể hiện cái tín tâm của mình.
Những lưu ý khi đi lễ đền cô Chín Sòng Sơn – Thanh Hóa
Đền, chùa, miếu mạo đều là những nơi linh thiêng và nghiêm trang. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số những điều sau khi đến hành hương đền cô Chín:
- Trình tự dâng lễ
Khi dâng lễ lên đền, hãy khấn ở bàn thờ trước, sau đó mới tiếp tục dâng lễ và độc văn khấn bên trong đền. Khi thắp hương chỉ nên thắp 1 – 3 nén, không nên thắp quá nhiều.
- Hạ lễ
Bạn phải đợi hương cháy ít nhất ⅔ nén hương thì mới được hạ lễ. Nếu có thể hãy để hương cháy hết, sau đó mới hạ lễ.
- Sắm lễ
Để tiết kiệm chi phí đi lễ, tốt nhất mọi người nên sắm lễ từ lúc ở nhà. Trong trường hợp quãng đường đi đến đền cô Chín quá xa, các bạn cũng có thể mua lễ tại đây như sớ, hoa, trà, quả tươi, bánh, kẹo,… Hoặc có thể liên hệ trước để được hỗ trợ sắm lễ tại các cửa hàng gần đó.
- Trang phục
Bạn nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, không nên mặc đồ hở hang và quá ngắn khi đến lễ đền cô Chín. Nên đi nhẹ, nói khẽ, không văng tục chửi bậy hay cười nói quá lớn khi tới đền.
Có thể nói, đền cô Chín không chỉ đơn thuần là một khu du lịch tâm linh nổi tiếng, mà ở đây còn là khu di tích văn hóa lịch sử. Chính vì vậy, mọi người có thể vừa đến đây để cúng lễ, vừa có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Và qua bài viết này, Công Decor hy vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để hành trình đi lễ đền cô Chín được diễn ra suôn sẻ nhất nhé!