Đẻ thường ở cữ bao lâu? Một số lưu ý trong thời gian kiêng cữ
Đẻ thường ở cữ bao lâu? Một số lưu ý trong thời gian kiêng cữ
Ở cữ sau sinh là một trong những mốc thời gian quan trọng nhất quyết định việc hồi phục sức khỏe cho các mẹ. Đây là thời điểm cơ thể yếu nhất khi vừa trải qua một cuộc “thập tử nhất sinh” nên phải chăm sóc, bồi bổ và kiêng cữ cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi “đẻ thường ở cữ bao lâu?” và một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt phục hồi sau sinh cho các mẹ.
1. Khái niệm “ở cữ” là gì? Đẻ thường ở cữ bao lâu?
1.1 Ở cữ là gì?
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cơ thể con người chúng ta có thể chịu được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Tuy nhiên, khi phụ nữ đẻ thường thì đơn vị đau người mẹ phải chịu lên tới 57, người ta ví nó với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Bởi vậy mà sau mỗi lần sinh sức khỏe của người mẹ sẽ yếu đi trông thấy. Vậy nên sau sinh bắt buộc các mẹ nên nghỉ ngơi, bồi bổ và chú ý kiêng cữ một số thứ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này chính là “Ở cữ”.
1.2 Đẻ thường ở cữ bao lâu?
Thời gian ở cữ thời xưa, các cụ các ông bà là 3 tháng 10 ngày. Nhưng giờ đây, với những quan điểm, tiến bộ của khoa học hiện đại và trải nghiệm thực tế thì ở cữ ở các mẹ đẻ thường sẽ trong 1 tháng đầu sau sinh. 1 tháng này sẽ giúp các mẹ chóng bình phục, phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh hậu sản và các biến chứng về sức khỏe sau này.
1.3 Đẻ thường ở cữ bao lâu được ra ngoài?
Nếu không có việc bất khả kháng thì thời gian 1 tháng đầu các mẹ không nên ra ngoài, nhất là khi điều kiện thời tiết thời tiết không thuận lợi hoặc tình trạng sức khỏe không được tốt. Tuy nhiên, ở mốc thời gian khoảng 20 ngày sau sinh thì các mẹ đẻ thường đã có thể ra ngoài vì vết khâu tầng sinh môn đã lành dần.
Với những mẹ đẻ mổ thì thời gian chăm sóc sau sinh hay còn gọi là “ở cữ” có thể lâu hơn, hồi phục chậm hơn các mẹ đẻ thường.
2. Chế độ ăn uống khoa học cho mẹ ở cữ – Khuyến nghị nên ăn thực phẩm gì và kiêng ăn gì?
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ nuôi con bú sẽ cần khoảng 2500 calo mỗi ngày ( cao hơn 500 calo so với phụ nữ bình thường ).
Dinh dưỡng người mẹ có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ. Trong giai đoạn ở cữ hay cho con bú mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm đa dạng thuộc các nhóm chất: chất đạm, béo, bột đường, protein, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất để phục hồi sức khỏe sau sinh tốt hơn cũng như đủ dinh dưỡng để cho con bú.
Nhưng cũng không vì thế mà mẹ ăn quá nhiều, quan trọng là ăn đủ chất, đủ lượng và nhiều loại thực phẩm kết hợp để tăng chất lượng khẩu phần. Tránh ăn nhiều nhưng không đúng dễ gây tăng cân mất kiểm soát mà lại không thu về hiệu quả dinh dưỡng.
2.1 Các loại thức ăn tốt cho mẹ ở cữ
Các loại thực phẩm, thức ăn tốt cho mẹ đóng vai trò quan trọng đến chất lượng sữa. Một số thực phẩm lành mạnh sẽ giúp tối đa hóa năng lượng cho bà mẹ sau sinh. Những loại đó nên có trong khẩu phần của bà mẹ sau sinh như:
– Gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám: Sau sinh chắc chắn mẹ nào cũng lo lắng về tình trạng dư thừa cân nặng và muốn cắt giảm tinh bột. Tuy nhiên tinh bột giảm dẫn tới quá trình tiết sữa cũng giảm. Nên thay vì gạo trắng, bánh mì các mẹ có thể chuyển sang các loại tinh bột nguyên chất để đảm bảo năng lượng nhưng ít calo hơn
– Cá hồi: đây là một thực phẩm chứa DHA rất quan trọng cho hệ thần kinh của bé. Ngoài ra DHA còn giúp cải thiện tâm tình của mẹ, ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên ở cá hồi cũng chứa thủy ngân, nên các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ trong khuyến nghị ( khoảng 300gr mỗi tuần ).
– Sữa ít béo: giúp cung cấp vitaminD, B, protein, canxi. Mẹ uống để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân cũng như giúp bổ sung canxi cho xương bé phát triển.
– Thịt bò nạc: cung cấp năng lượng và chất sắt. Thiếu sắt có thể làm cho mẹ mất năng lượng và không cung cấp đủ sắt cho con. Ngoài ra thực phẩm này còn cung cấp protein, vitamin B12 rất cần cho bà mẹ đang cho con bú.
– Cây họ đậu: giàu chất sắt. Những loại cây họ đậu cũng là một nguồn protein thực vật tốt
– Rau lá xanh: một số loại như củ cải, bông cải xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao rất tốt cho hai mẹ con. Ngoài ra chúng cúng chứa lượng canxi, vitamin C và sắt, chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo tốt cho mẹ và bé.
– Trứng: đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày và là nguồn choline khá dồi dào.
– Trái cây: Mẹ sau sinh và đang cho con bú cần cung cấp 150g trái cây hoặc nước ép trái cây mỗi ngày. Bổ sung vitamin C bằng cách dùng các loại trái họ cam quýt. Đặc biệt quả việt quất là một loại quả rất giàu vitamin, khoáng chất và một lượng carbohydrate lành mạnh để duy trì năng lượng trong ngày mà mẹ cũng cần ăn bổ sung đó
Lưu ý cho các mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày, để duy trì khả năng sản xuất sữa của. Hãy uống nước thường xuyên để thúc đẩy quá trình trao đổi chất thuận lợi hơn và hạn chế táo bón cho mẹ nhé.
2.2 Các loại thức ăn mẹ ở cữ nên kiêng
– Đồ cay nóng, nhiều gia vị: sẽ ảnh hưởng tới mùi vị sữa mẹ
– Đồ sống, đồ lên men: như các loại cá sống hay dưa muối, cà muối,..
– Hải sản: hạn chế các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu, cá ngòi.
– Thức ăn quá mặn: ảnh hưởng thận và dễ tăng huyết áp
– Thức ăn nhiều dầu mỡ: khó tiêu hóa, chứa nhiều chất béo không tốt
– Bơ: các loại chế phẩm từ sữa có thể làm bé bị khó tiêu hóa
– Đồ uống có chất kích thích: cà phê, rượu, bia, nước có gas
3. Các lưu ý khác khi ở cữ các mẹ đẻ thường cần quan tâm
Ngoài những chú ý về chế độ dinh dưỡng ăn uống, thì để hạn chế các bệnh hậu sản, phục hồi điều dưỡng sức khỏe nhanh nhất thì các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
– Nghỉ ngơi đầy đủ, các mẹ ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất chăm sóc con
– Giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái, lạc quan tránh lo âu, stress.
– Giữ ấm cơ thể, kiêng lạnh. Sau sinh cơ thể người mẹ rất yếu và dễ nhiễm lạnh, dù là thời tiết nóng nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan. Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tắm nước ấm, đi ra ngoài nên che chắn gió kĩ lưỡng,..là các biện pháp hiệu quả.
– Không kiêng khem quá nhất là về ăn uống, như vậy dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Cũng không nên như quan niệm của các cụ xưa, không gội đầu và tắm cả tháng trời. Sau sinh khoảng 4-5 ngày mẹ nên làm sạch cơ thể bằng nước ấm, không tắm quá lâu và sử dụng nước lạnh là được.
– Không uống thuốc tùy tiện gây mất sữa hoặc ảnh hưởng đến sữa cho con bú. Nếu cần dùng thuốc phải xin chẩn đoán và chỉ định từ bác sĩ.
– Kiêng quan hệ để bảo vệ tử cung cho mẹ ( ít nhất là 4-6 tuần sau sinh )
– Luôn chia sẻ lo lắng hay những vấn đề tâm lý với người thân, chồng, bác sĩ để tâm trạng thoải mái và có cách giải quyết nếu có những bất ổn.
– Để ý tình trạng cơ thể, những vấn đề bất thường về sức khỏe để thăm khám kịp thời.
Ở cữ, chăm sóc sau sinh là quá trình thời gian để mẹ hồi phục sức khỏe. Người mẹ sau sinh có thể gặp rất nhiều bệnh lý như tắc tia sữa, rối loạn tiêu hóa, sa trực tràng, xuất huyết,..và nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe trong tương lai. Vì thế, nếu cơ thể có bất thường mẹ cần đến địa chỉ y tế uy tín, chất lượng như Thu Cúc TCI để thăm khám ngay
– Đội ngũ bác sĩ khám sản, siêu âm, điều dưỡng đến từ các bệnh viện phụ sản lớn trên cả nước.
– Có nhiều cơ sở phòng khám thuận tiện cho mẹ khám
– Trang thiết bị y tế ở đây được đầu tư bài bản gồm hệ thống máy móc hiện đại, tối tân bậc nhất hiện nay
– Không gian khám tiện nghi, đầy đủ tiện ích mà vẫn riêng tư, thoải mái giúp các mẹ trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất
Ngoài ra Thu Cúc TCI còn cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói, đầy đủ lộ trình khám thai rõ ràng, đồng hành cùng các mẹ từ lúc mang bầu tới khi “vượt cạn thành công” được các mẹ hết sức tin tưởng.
Đẻ thường ở cữ bao lâu và những vấn đề xung quanh việc kiêng cữ sau sinh đã Thu Cúc TCI đã giải đáp bên trên, các mẹ còn bất cứ câu hỏi nào hay cần tư vấn nhanh nhất xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất.