Đề thi trắc nghiệm môn kiến thức chung ôn thi công chức tổng cục thống kê số 149 – Trang tin tuyển dụng công chức viên chức, tài liệu thi công chức viên chức

CongChuc24h.Com giới thiệu tới các bạn bộ .

Các câu hỏi trắc nghiệm được tổng hợp, chọn lọc từ Tài liệu ôn thi Tổng cục Thống kê đầy đủ 2 vòng có đáp án. Các bạn có thể tham khảo tài liệu từng vòng theo link bên dưới:

  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi tổng cục thống kê vòng 1 tại đây
  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi tổng cục thống kê vòng 2 có đáp án tại đây

Mỗi đề thi trắc nghiệm bao gồm 30 câu trắc nghiệm đúng sai.
Các bạn làm hết nút check kết quả sẽ hiện ra.
Để xem kết quả các bạn làm theo hướng dẫn của website.
Hy vọng bộ đề thi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.
Nếu có sai sót, các bạn trực tiếp comment bên dưới, AD sẽ sửa câu hỏi.

giới thiệu tới các bạn bộ

Câu 1: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện? A. là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách A. không thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách C. có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách Câu 2: Hội đồng kỷ luật có bao nhiêu thành viên? A. 3 B. 5 C. 7 D. 9 Câu 3: Một trong những tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân là?(luật mới) A. Có quốc tịch là quốc tịch Việt Nam B. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam C. Có quốc tịch Việt Nam Câu 4: Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá bao nhiêu Phó Chủ tịch A. 02 B. 03 C. 04 D. 05 Câu 5: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo bằng cách A. Biểu quyết từng vấn đề. B. Biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ. C. Biểu quyết toàn bộ một lần. D. Biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc biểu quyết toàn bộ một lần Câu 6: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019). Kết quả đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần là căn cứ để thực hiện đánh giá công chức vào thời điểm nào? A. Đánh giá hàng năm B. Đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động. C. Đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái D. Tất cả các phương án đều đúng Câu 7: Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được mời tham dự? A. các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan B. các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan C. các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân Câu 8: VIệc phân loại đánh giá cán bộ, công chức được phân thành mấy mức A. 4 mức B. 5 mức C. 6 mức Câu 9: Hoạt động thống kê nhà nước không nhằm cung cấp thông tin thống kê phục vụ các mục đích nào dưới đây? A. Đáp ứng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế – xã hội; B. Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội; C. Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân. D. Phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân và đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng khác Câu 10: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do A. Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định C. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định D. Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định Câu 11: Đâu không phải là quyền của Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê không? A. Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra; B. Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này; C. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê. D. Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê; Câu 12: Theo Hiến pháp 2013 thì Cơ quan nào Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia? A. Quốc hội B. Chính phủ C. Bộ Nội vụ D. Ban Tổ chức Trung ương Câu 13: Các quyết định của Chính phủ phải được? A. quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết B. ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành C. quá nửa tổng số thành viên tham gia cuộc họp của Chính phủ biểu quyết tán thành D. quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành Câu 14: Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, trong thi tuyển công chức, trường hợp nào được miễn phần thi tin học? A. Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học A. Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin B. Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin C. Không được miễn trường hợp nào Câu 15: Nhiệm vụ Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thuộc nhóm nhiệm vụ quyền hạn nào của Bộ? A. Về pháp luật B. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch C. Về cải cách hành chính D. Về cán bộ, công chức, viên chức Câu 16: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội là A. Bộ Nội vụ B. Văn phòng Chính phủ C. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Câu 17: Trước khi ban hành Hiến pháp 2013 thì Nhà nước ta đã có những bản Hiến pháp nào? A. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 B. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1960, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 C. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1985 và Hiến pháp năm 1992 Câu 18: Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với trường hợp nào dưới đây? A. công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý B. công chức C. cả A và B Câu 19: Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức? A. Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập B. Cán bộ, công chức cấp xã. C. Người làm việc tại các hội đặc thù. D. Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác. Câu 20: Ủy ban nhân dân tỉnh gồm? A. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên B. Chủ tịch, Phó Chủ tịch C. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh D. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh Câu 21: Thẩm quyền Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh A. Chính phủ B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội C. Chủ tịch nước D. Thủ tướng Chính phủ Câu 22: Thời hạn xử lý kỷ luật CBCC trường hợp không có tình tiết phức tạp là bao nhiêu ngày (Luật mới) A. không quá 30 ngày B. không quá 60 ngày C. không quá 90 ngày Câu 23: Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì ? A. được cộng tất cả điểm ưu tiên vào kết quả điểm vòng 2: B. chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2: C. chỉ được cộng điểm ưu tiên thấp nhất vào kết quả điểm vòng 2: Câu 24: Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của? A. chính quyền địa phương cấp tỉnh B. UBND cấp tỉnh C. HĐND cấp tỉnh Câu 25: Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như thế nào? A. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ. B. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ. C. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ Câu 26: Một trong những tiêu chí để thành lập Chi cục thuộc cục thuộc bộ là? (Mới theo NĐ 101/2020) A. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 10 biên chế công chức trở lên. B. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. C. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 20 biên chế công chức trở lên. D. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 25 biên chế công chức trở lên. Câu 27: Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thuộc Tổng cục Thống kê, thực hiện chức năng nào dưới đây? A. tổ chức, điều phối các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao; B. tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành phố; tổ chức các hoạt động thống kê; C. cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế – xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. D. Tất cả đáp án trên Câu 28: Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng đối với vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xử lý kỷ luật ở hình thức nào? A. Khiển trách. B. Cảnh cáo. C. Cách chức. D. Bãi nhiệm. Câu 29: Theo Luật CBCC năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2019 thì Công sở là? A. trụ sở làm việc của cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc B. trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc C. trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc Câu 30: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. B. Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.