Đề tài nghiên cứu khoa học nhóm 9 – Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết – Studocu

Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

Nhóm 9

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

  1. Bối cảnh nghiên cứu (tính cấp thiết của đề tài)

Trong xã hội hiện nay, việc làm thêm luôn là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm lớn
từ truyền thông, báo chí, các cơ quan doanh nghiệp các ban ngành. Trong thời gian đi
học, nhằm tăng thêm thu nhập, bên cạnh việc hàng ngày lên lớp, một bộ phận lớn sinh
viên đã quyết định tham gia lao động bán thời gian để tích lũy thêm kiến thức kinh
nghiệm nhằm mục đích có được một công việc phù hợp sau khi ra trường.

Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cho học tập mà
còn tạo cho họ cơ hội cọ xát thực tế, tạo dựng thêm được nhiều mối quan hệ, chứng tỏ
được khả năng và bản lĩnh của bản thân trước các doanh nghiệp. Nhiều sinh viên không
xem việc thu nhập từ việc làm thêm là mục đích chính, những công việc tuy đơn giản
nhưng không đòi hỏi tay nghề cao có thể không cần qua đào tạo bài bản nhưng thông qua
đó các bạn có thể học hỏi được kỹ năng kinh nghiệm tay nghề bên cạnh việc học tập rèn
luyện tại trường cung cấp kiến thức lý thuyết thì đây là một trong những cơ hội tiếp thu
kinh nghiệm quý báu sau khi ra trường của sinh viên. Ngoài ra còn có thể dạy cho các
bạn những cách ứng xử trong cuộc sống như kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ với
mọi người xung quanh, quan hệ giữa chủ với nhân viên.

  1. Tuyên bố đề tài

Việc đi làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế đối với mọi sinh viên nói chung và
sinh viên đại học Thương mại nói riêng đặc biệt trong xã hội cạnh tranh hiện nay kiến
thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xin việc của sinh viên sau khi ra trường. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này nên nhóm 9 quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại” để thực
hiện tiến hành nghiên cứu.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tìm việc làm thêm bán thời gian khi còn đi học luôn là một đề tài thu hút được nhiều
sự quan tâm. Nhiều người cho rằng tuổi trẻ dễ thích thú với công việc mới lạ mà quên đi
trách nhiệm học hành, một số khác cho rằng tự lập tài chính sớm là tốt.Ý kiến nào cũng
được dựa trên những lý lẽ riêng không thể phủ nhận, quyết định thế nào là phụ thuộc vào
sự lựa chọn của mỗi người. Để có cái nhìn tổng quan nhất về việc làm thêm của sinh
viên, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát những đề tài liên quan đến
việc làm thêm.

Tại đề tài nghiên cứu tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
trường đại học Cần Thơ năm 2012. Qua việc khảo sát đối tượng sinh viên có đi làm
thêm, nghiên cứu cũng đưa ra được những yếu tố của việc đi làm thêm tác động đến kết
quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả việc học ở
lớp, tự học và cả những giờ học bài, bên cạnh đó việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức
khỏe của phần lớn sinh viên. Đề tài đã chỉ ra tác động tiêu cực của việc làm thêm tới việc
học, cụ thể là điểm trung bình học kỳ của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm chênh
lệch nhau tới 0,12 điểm (số liệu điều tra năm 2012). Như vậy, có sự khác nhau về kết quả
học tập ở những sinh viên trước khi đi làm thêm và sau khi đi làm thêmên cạnh đó yếu
tố thời gian, số giờ làm thêm có sự tác động ngược chiều lên kết quả học tập. Số giờ làm
thêm tăng lên đồng nghĩa với việc số giờ tự học sẽ giảm hoặc không có. Theo kết quả
điều tra, thì việc làm thêm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Khi số liệu chỉ ra rằng hơn
40%
(số liệu điều tra năm 2012) số lượng sinh viên của trường này có tình trạng sức khỏe
không được bảo đảm cho việc học. Ngoài ra nhiều sinh viên chưa đáp ứng được sự cân
đối giữa việc học và việc làm thêmới tỉ lệ khá cao là 38,6% (số liệu điều tra năm 2012)
Với đề tài nghiên cứu tương tự với đề tài trong nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm
đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ của Âu Kim Ngân dưới sự
hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Phạm Tuyết Anh. Qua kết quả khảo sát về mục đích mà
các bạn sinh viên tham gia làm thêm, phần lớn sinh viên cần được bổ sung thêm những
kinh nghiệm và kỹ năng thực tế vì những điều này thường được các nhà tuyển dụng quan
tâm, có ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm việc làm thêm của các bạn. Đồng thời chỉ ra
nguyên nhân chủ yếu của hoạt động đi làm thêm của sinh viên là cần thêm khoản thu
nhập để trang trải cho các khoản chi phí học tập, và sinh hoạt. Thay vì ham vui và hao phí
thời gian vô ích, thì quyết định đi làm thêm của sinh viên đa phần là những quyết định có

hợp với mình. Giúp cho sinh viên trả lời được một số câu hỏi như là: làm thêm có ảnh
hưởng đến công việc hiện tại hay không? Không biết công việc này có giúp mình trang bị
thêm kinh nghiệm cho ngành đang học hay không? Và còn nhiều câu hỏi khác nữa
Trong các đề tài nghiên cứu mà nhóm tham khảo, có 2 phương pháp nghiên cứu được
sử dụng nhiều nhất là: phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp
phân tích số liệu. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, kiểm
định T-test, phân tích bảng chéo, phương pháp kiểm định, quy hồi đa biến.
Đề tài khảo sát mức tiền lương trong việc làm thêm của sinh viên ĐH Ngân Hàng đã
đưa ra các giải pháp được rút ra từ mô hình: Các bạn nên lựa chọn những công việc
mang tính chất bán thời gian hoặc tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì mình đang
học tại trường đại học coi công việc đó là bước thực hành đầu tiên để chuẩn bị cho nghề
nghiệp sau này. Chẳng hạn bạn là sinh viên khoa ngoại ngữ bạn có thể tìm những công
việc như dịch thuật, hoặc làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài, nếu khoa báo chí
bạn có thể làm cộng tác viên viết và đăng những bài báo cho các tạp chí hoặc các trang
mạng điện tử. Có nhiều cơ hội hơn để tích lũy kinh nghiệm và tạo được các mối quan hệ
cần thiết để có cơ hội xin việc nhiều hơn. Đồng thời trong quá trình làm thêm sinh viên sẽ
nhận ra ngành mình đang học có phù hợp hay không, nếu không phù hợp các bạn cũng có
thể dễ dàng chuyển hướng và tiếp tục tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân.
Trong đề tài nghiên cứu phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học
Cần Thơ cũng đã đề cập tới những giải pháp giúp đỡ và hỗ trợ cho sinh viên như : nâng
cao hiệu quả của các trung tâm giới thiệu việc làm. Cung cấp thêm nhiều thông tin về
việc làm thêm. Cần có thêm nhiều công việc dành cho sinh viên.

Trong nghiên cứu khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên Đại Học Tây Nguyên.
Đã có những kiến nghị mà sinh viên cần biết về mối quan hệ giữa việc học và việc làm
thêm: công việc bán thời gian sau giờ học của sinh viên bên ngoài xã hội này không hề
đơn giản, mất nhiều thời gian nên các sinh viên cần biết phân bổ sắp xếp thời gian, công
việc để việc làm thêm không ảnh hưởng đến kết quả học tập, bởi vì các mục đích chính
của sinh viên là tích lũy kỹ năng chuyên môn, những kiến thức trên giảng đường. Còn
việc tham gia vào hoạt động là thêm chủ yếu là tăng thêm kinh nghiệm thực hành nhưng
đồng thời kiếm được mức lương hợp lý để trang trải cho cuộc sống sinh viên.
Còn đối với đề tài tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại Học Cần Thơ của nhóm tác giả Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ

Duyên, Hoàng Minh Trí. Đã có những đề xuất cụ thể và rõ ràng: Đối với trường Đại học
Cần Thơ nên thành lập một trung tâm hỗ trợ về việc làm thêm cho các bạn sinh viên có
nhu cầu, như vậy sinh viên sẽ cảm thấy an tâm hơn với công việc và nhà tuyển dụng. Đối
với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên: liên kết xúc tiến với các trung tâm việc làm hoặc các
đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, cần có những buổi thảo luận trao đổi về những tác động
tiêu cực mà sinh viên có thể vấp phải. Đối với các đơn vị tuyển dụng lao động cần công
khai thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc một cách chính xác nhất để sinh viên có
thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành.

Từ nghiên cứu trên ta có thể áp dụng nó trên phạm vi cả nước tại các trường đại học,
nơi các sinh viên có nhu cầu hiểu biết hơn về việc làm thêm. Qua đó loại bỏ tính tự phát,
và hiểu biết đơn giản của vấn đề.
Qua việc sử dụng chính 2 phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp
và thứ cấp) và phương pháp phân tích số liệu. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu
thống kê mô tả, so sánh, kiểm định T-test, phân tích bảng chéo, phương pháp kiểm định,
quy hồi đa biến. Kết quả, từ việc phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
việc làm thêm của sinh viên, nhóm chúng tôi đã chỉ ra được thực trạng việc làm thêm
hiên nay, từ đó chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề để đề xuất những
giải pháp và hỗ trợ cho sinh viên trong vấn đề việc làm thêm.

III. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • Mục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
    việc làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại, từ đó tìm ra một số giải pháp nâng cao
    hiệu quả đi làm thêm, giúp sinh viên học tập nhiều kinh nghiệm và tìm được công việc
    phù hợp sau khi tốt nghiệp.

  • Mục tiêu nghiên cứu:

  • Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại

  • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học
    Thương Mại

  • Phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định đi làm thêm
    của sinh viên đại học Thương Mại

  1. Chuyên ngành, thời gian, thu nhập, kỹ năng, môi trường làm việc có thể là những nhân
    tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại.

  2. Thời gian có thể ảnh hưởng trực tiếp quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học
    Thương Mại. Nếu không có đủ thời gian thì rất khó cho sinh viên để vừa học vừa làm.

  3. Nhà trường có thể rèn luyện các kỹ năng cần thiết xen kẽ trong các buổi học cho sinh
    viên để sinh viên có nền tảng tốt khi đi làm thêm.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội.

Nghiên cứu “Part-Time Job and Students’ Academic Achievement” (Việc làm bán thời
gian và thành tích học tập của sinh viên) của tác giả Safrol Muluk (T9)

Nghiên cứu “The Impact of Working While Studying on the Academic and Labor Market
Performance of Graduates: The Joint Role of Work- Intensity and Job-Field Match.

Nghiên cứu “Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại
học Cần Thơ” ( của nhóm tác giả: Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên và
Hoàng Minh Trí (2012)

Nghiên cứu “ Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khoa Vận
tải- Kinh tế, trường Đại học Giao thông Vận tải” (của nhóm tác giả: Nguyễn Đăng
Quang, Nguyễn Văn Khoa (2019)

Nghiên cứu “ Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành
Kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (Tác giả: Ths Nguyễn Văn Nên)

Nghiên cứu “ Đề xuất giải pháp cân đối việc học và việc làm thêm của)sinh viên trường
Đại học TDTT Đà Nẵng” ( nhóm tác giả TS. Lê Tiến Hùng, CN. Dương Thị Hiền, TS.
Phùng Mạnh Cường)