Đề tài Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Đề tài Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫu các thao tác và kỹ năng chơi mới cho trẻ xem và học theo. Trong quá trình chơi của trẻ, giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ biết liên kết với nhau, cộng tác với nhau trong quá trình chơi, trẻ biết giúp đỡ, hợp tác để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chơi của trò chơi đặt ra cũng như các vấn đề nảy sinh khi trẻ thực hiện vai chơi của mình.Giáo viên cần linh hoạt sử dụng những thủ thuật và kinh ngiệm khác nhau của mình, chẳng hạn như: tạo tình huống bất ngờ hoặc có thể đưa vào trò chơi yêu cầu cao hơn Các tình huống chơi này đòi hỏi phải có vấn đề bằng cách phức tạp hóa dần các nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động chơi. Khi giáo viên đưa trò chơi vào một tình huống hay một yêu cầu mới thì bắt buộc trẻ phải giải quyết nhiệm vụ chơi đó, để làm được điều này thì trẻ phải cố gắng trao đổi với nhau để tìm ra cách giải quyết, từ đó ngôn ngữ giao tiếp tăng lên và có cơ hội thực hiện. Tuy nhiên, muốn đưa các tình huống mới, yêu cầu và nhiệm vụ mới vào các trò chơi thì giáo viên phải thật sự khéo léo, linh hoạt và chủ động lựa chọn thời gian nào đưa vào cho hợp lý nhất, đồng thời các tình huống chơi đó phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với không khí buổi chơi sao cho yêu cầu của giáo viên khi đưa vào, trẻ có thể giải quyết được. Chính điều này, sẽ gợi sự hứng thú của trẻ khi tham gia giải quyết nhiệm vụ chơi của trẻ, đồng thời mong muốn chờ đợi các buổi chơi tiếp theo. Giáo viên nên thường xuyên động viên và hướng dẫn tận tình để một số trẻ này kịp thời thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của trò chơi mà cả lớp đang tham gia. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ chơi bằng cách nhập vai vào để giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ chơi nào đó. Giáo viên cần tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, tránh áp đặt thô bạo để trẻ thoải mái tham gia trò chơi. Giáo viên nên khơi gợi sự hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ độc lập, chủ động trao đổi đưa ra các cách thức, ý kiến riêng của trẻ sau khi giáo viên đã hướng dẫn và làm mẫu cách chơi trò chơi. Khi kết thúc trò chơi, giáo viên nên cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả chơi của đội bạn cũng như nhận xét kết quả chơi của độ mình. Sau đó giáo viên củng cố và khẳng định lại lời đánh giá của trẻ. Tuy nhiên khi đánh giá giáo viên phải thật sự công bằng, khách quan tạo cho tất cả cảm thấy vui vẻ thoải mái và sẽ cố gắng tích cực hơn nữa ở các buổi chơi tiếp theo. Qua đó giáo viên điều chỉnh việc tổ chức trò chơi cho những lần chơi tiếp theo phù hợp hơn nhằm đạt yêu cầu và mục đích đề ra. 3.2. Sử dụng phong phú các loại trò chơi trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ * Mục đích: Việc tổ chức hoạt động vui chơi nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo không những chỉ tổ chức một hay hai trò chơi mà cần sử dụng phong phú các loại trò chơi trên các “hoạt động” và tổ chức ở mọi lúc mọi nơi. Ở mỗi loại trò chơi có nội dung chơi, hoạt động chơi, luật chơi khác nhau phản ánh đầy đủ hơn cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả và ý nghĩa khác nhau,từ đó mang lại cho trẻ vốn hiểu biết vô cùng phong phú, phát triển toàn diện nhân cách. Sử dụng phong phú các loại trò chơi, mọi lúc mọi nơi đúng cách mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển mọi mặt cho trẻ, đặc biệt qua đó giáo viên hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. * Cách thực hiện: Để sử dụng phong phú các loại trò chơi, tổ chức mọi lúc mọi nơi cho trẻ thì giáo viên phải là người nắm vững cách hướng dẫn trẻ chơi ở các loại trò chơi, không những thế mà còn phải nắm vững nội dung, hành động chơi và luật chơi của từng loại trò chơi. Trước khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên xác định sẽ tổ chức trò chơi gì. Lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ, kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp với thời gian, thời điểm tổ chức và phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất. Khi tổ chức cho trẻ chơi các loại trò chơi, giáo viên cần: - Tạo môi trường chơi phù hợp với chủ đề giáo dục, nội dung chơi nhằm kích thích trẻ chơi một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. - Giáo viên hướng dẫn trẻ tham gia chơi, hướng dẫn trẻ tới nội dung, cách chơi và luật chơi. Có thể giáo viên hướng dẫn trẻ gián tiếp hay trực tiếp. - Theo dõi quá trình chơi của trẻ, cổ vũ trẻ chơi tích cực và sáng tạo. - Ở các trò chơi giáo viên phải tạo ra tình huống để trẻ hợp tác trong các nhóm chơi với nhau. - Qua trò chơi, giáo viên hình thành một số kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Nhận xét đánh giá trẻ chơi. Phương châm của nhận xét đánh giá là động viên, khích lệ trẻ chơi hết mình, chơi tích cực, chơi sáng tạo. Với các trò chơi được chơi ngoài tiết học chính, giáo viên có thể đưa ra một số trò chơi vào để cũng cố kiến thức mà cô đã cung cấp vào buổi sáng cũng như việc tạo cho những trẻ rụt rè, nhút nhát không được chơi ở trên “hoạt động” có cơ hội chơi ở trong các hoạt động ngoài giờ. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đóng kịch về những chủ đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia chứ không nên chú tâm đến những trẻ kể hay, đóng giỏi là cứ diễn đi diễn lại. Tổ chức tốt hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dạo chơi ở doanh trại bộ đội, các trường tiểu học Bên cạnh đó còn góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của trẻ, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy trực quan cho trẻ để trẻ có một nhân cách toàn diện. Các giờ hoạt động hằng ngày trên lớp của trẻ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng trẻ, nói về những chuyện xảy ra trong cuộc sống, giải đáp những thắc mắc mà trẻ không hiểu, giúp trẻ có điều kiện tháo gỡ những thắc mắc mà trẻ chưa hiểu về những công việc cũng như các mối quan hệ của những con người trong xã hội. Trẻ hiểu rõ ràng hơn những mối quan hệ qua lại của con người trong xã hội. Dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp, những hành vi cũng như thói quen giao tiếp có văn hóa để trẻ định vị được bản thân. Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức các loại trò chơi ở mọi lúc mọi nơi vừa mang tính khoa học vừa mang tính hiện đại, tránh cho việc tiếp thu, lĩnh hội những tri thức cũ, lạc hậu không phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. 3.3. Khơi dậy tính tích cực của trẻ trong hoạt động vui chơi * Mục đích: Khơi dậy tính tích cực của trẻ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong hoạt động vui chơi, trở thành chủ thể của hoạt động vui chơi. Chính sự tích cực hóa của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm trong khi đó người giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động vui chơi, tích cực trong hoạt động vui chơi là điều kiện để trẻ phát triển toàn diện trong đó có kỹ năng giao tiếp. Để thói quen giao tiếp ở trẻ được bền vững cần giúp trẻ thực hiện các hành vi một cách có ý thức. Trên cơ sở hình thành kỹ năng giao tiếp phải hình thành được ý thức trẻ mới làm chủ được hành động, hành vi của mình khi giao tiếp với mọi người xung quanh và sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động khác. Khơi dậy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động sẽ giúp trẻ tham gia vào nhiều hoạt động chơi, khi đã tích cực thì đồng nghĩa với việc trẻ chú ý đến hành động, nội dung trẻ chơi và sẽ tạo ra sản phẩm chơi đạt kết quả cao. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua hoạt động vui chơi. Qua việc đánh giá hành động của trẻ, những hành động tốt sẽ được biểu dương, những hành động tốt này sẽ tạo được những cảm xúc tốt ở trẻ, hình thành những kỹ năng giao tiếp, những ý thức về thói quen giao tiếp có văn hóa và chuẩn bị cho trẻ những thói quen tốt sau này. Việc khơi dậy tính tích cực trong hoạt động vui chơi có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ý thức về kỹ năng giao tiếp cho trẻ. * Cách thực hiện: Để khơi dậy tính tích cực ở trẻ thì trước tiên giáo viên phải tổ chức tốt môi trường giáo dục trong hoạt động vui chơi. Dùng thủ thuật, gợi ý giúp trẻ hứng thú và tham gia vào trò chơi.Trò chơi đó phải thật sự mới lạ, hấp dẫn trẻ để khi chơi trẻ tìm thấy niềm vui và thích thú. Người giáo viên tạo mọi tình huống, điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp với nhau và giao tiếp với người lớn. Chính trong các tình huống giao tiếp đó các hành vi phù hợp với các chuẩn mực được bộc lộ và củng cố. Trẻ sẽ có ý thức làm chủ hành vi của mình khi giao tiếp phù hợp đúng với các chuẩn mực. Cô giáo phải kịp thời nắm bắt, tận dụng và khai thác những tình huống xảy ra một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống tập thể của lớp học để hình thành ý thức cho trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ giáo viên phải quan tâm, kiểm tra đánh giá kết quả của trẻ chơi, tạo nhiều cơ hội cho trẻ liên kết với nhau. Cộng tác với nhau, biết giúp đỡ, hợp tác để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chơi. 3.4. Lựa chọn nội dung và chủ đề trò chơi phù hợp cho trẻ * Mục đích: Lựa chọn nội dung và chủ đề trò chơi phù hợp cho trẻ đồng nghĩa với việc mở rộng thêm nội dung và chủ đề chơi. Qua đó, giúp trẻ tiếp cận với nhều chủ đề và nội dung mới hơn, tránh được sự nhàm chán, gây sự hào hứng đối với trò chơi, duy trì hứng thú chơi và kích thích trí tưởng của trẻ. Một khi trẻ đã hứng thú tham gia vào trò chơi thì từ đó trẻ giao tiếp nhiều với bạn bè, ngôn ngữ giao tiếp phát triển, từ đó giáo viên có thể hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ * Cách thực hiện: + Trong mỗi chủ đề cần xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần cung cấp cho trẻ. Bởi vì mỗi chủ đề đã thể hiện một vấn đề của cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ, do đó tùy vào từng nội dung của chủ đề mà giáo viên xác định các nội dung cho trẻ một cách phù hợp để qua đó hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. + Cần phát huy sáng kiến của trẻ trong khi chơi, khuyến khích trẻ tạo ra những ý đồ chơi mới, bằng cách cung cấp vốn sống cho trẻ, trên cơ sở đó giúp trẻ hiểu được cuộc sống sâu rộng hơn và làm cho trí tưởng tượng sáng tạo dễ nảy nở, từ đó trẻ có ý đồ chơi, trẻ thảo luận với bạn để nói về ý đồ chơi của mình. + Giáo viên phải tích cực nghiên cứu tài liệu để trang bị cho mình những kiến thức, phải có sự am hiểu sâu sắc về việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. + Cần phải dựa vào vị trí địa lí, điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, của trường, lớp để lựa chọn nội dung, chủ đề chơi phù hợp và có hiệu quả nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 3.5. Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội * Mục đích: Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ không chỉ là nhiệm vụ riêng của một cá nhân hay tập thể nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự liên kết của gia đình - nhà trường và xã hội là điều kiện không thể thiếu trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ. Để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ được phát triển tự nhiên, hoàn thiện thì không chỉ có giáo viên dạy trẻ mà khi về nhà có sự dìu dắt, chỉ dẫn và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về thế giới xung quanh mà trẻ đang sống. Sự giúp đỡ liên kết của các tổ chức này sẽ giúp trẻ dễ dàng trong quá trình tiếp thu kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Khi có sự liên kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội sẽ tạo cho trẻ chỗ dựa vững chắc. Do đó sự nỗ lực phối hợp giữa gia đình và nhà trường, để giáo viên và cha mẹ có thể chia sẻ những trách nhiệm, trao đổi về trẻ nhằm tạo ra một mối liên hệ thường xuyên sẽ tốt hơn cho trẻ rất nhiều. * Cách thực hiện: Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều buổi họp phụ huynh như họp toàn trường và họp theo lớp, để họp và bàn về hoạt động của trẻ ở trường. Thống nhất với phụ huynh về mọi điều khoản, cùng nhà trường tạo ra môi trường sống, học tập vui chơi lành mạnh. Tổ chức tuyên truyền, vận động phụ huynh và các tổ chức quan tâm hơn nữa đến quá trình học tập và vui chơi của trẻ. Vì trẻ 5 – 6 tuổi không những việc học là chính mà trẻ còn phải tham gia vào mọi hoạt động khác, qua đó trẻ mới thực sự phát triển mọi mặt, từ đó, vận động phụ huynh cho trẻ tham gia các buổi ngoại khóa, không được kìm hãm quá trình trẻ chơi của trẻ nửa chừng. Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như: Cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội Khuyến học, Hội phụ huynh, Đoàn Thanh niên..., tạo nên sự đồng nhất trong hành động, có sự quan tâm, giúp đỡ các gia đình khó khăn, các trẻ có hoàn cảnh, từ đó giúp các trẻ có điều kiện được đến trường tiếp thu kiến thức, được vui chơi và được định hướng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về trẻ khi ở lớp, đồng thời trao đổi với phụ huynh việc trẻ học và chơi ở nhà để cùng phụ huynh hình thành và phát triển những mặt mạnh, khắc phục cái không nên có ở trẻ. Tổ chức các buổi tham quan, vui chơi ngoại khóa để trẻ và gia đình cùng tham gia. Gia đình – nhà trường – xã hội phải là cầu nối vững chắc để tạo chỗ dựa vũng chắc, tạo môi trường học tập vui chơi khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Đề xuất thêm cơ sở vật chất cho nhà trường thông qua phố kết hợp với các tổ chức xã hội, gia đình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giao tiếp giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Đặc biệt giao tiếp có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mầm non. Qua khảo sát thực tế cho thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Đa số giáo viên đều nhận thức đúng vai trò của hoạt động vui chơi trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Các hình thức mà giáo viên sử dụng nhiều nhất để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ đó là hình thức nhóm và hình thức cả lớp. - Giáo viên đã tổ chức được các nội dung hoạt động để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ như: Rèn luyện năng lực mạnh dạn, chủ động trong các tình huống giao tiếp; rèn luyện khả năng lắng nghe và hiểu nội dung giao tiếp; rèn luyện khả năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; rèn luyện kỹ năng nói và phát âm cho trẻ; khắc phục tính rụt rè cho trẻ. Bên cạnh đó, rèn luyện năng lực tự chủ các hành vi và cảm xúc; rèn luyện kỹ năng lựa chọn từ ngữ trong quá trình giao tiếp là nội dung có ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhưng chưa được giáo viên chú trọng sử dụng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Giáo viên sử dụng thường xuyên một số trò chơi trong quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ như trò chơi học tập, trò chơi vận động. Tuy nhiên, một số trò chơi giáo viên vẫn ít sử dụng như trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch, trò chơi điện tử - Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quá trình gao tiếp của trẻ. Cụ thể như: Trẻ còn e dè, sợ sệt; không muốn tham gia vào trò chơi; không biết hợp tác với cô giáo và bạn bè; trẻ không chú ý, quan sát; môi trường giao tiếp ở trường mầm non; sự hướng dẫn của cô giáo; sự chăm sóc và giáo dục của gia đình và môi trường sống. 2. Kiến nghị Để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với trường mầm non - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để xây dựng môi trường học tập, giáo dục thân thiện và thú hút trẻ học tập. - Xây dựng bầu không khí đầm ấm, vui tươi, gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và trẻ, giữa cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, tạo tâm lý thoải mái trong làm việc và trong quá trình giáo dục. - Tổ chức cho trẻ hoạt động tích cực trên lớp, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ chủ động giao tiếp và phát triển năng lực sáng tạo của trẻ phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Tổ chức học tập nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, chuẩn hoá trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo. Nâng cao ý thức, đạo đức nhà giáo và phát huy hiệu quả vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động vui chơi cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả việc hình thành, phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ nói riêng. - Phối hợp với phụ huynh và các lực lượng, đơn vị, tổ chức trong xã hội có liên quan để thống nhất về nội dung, mục đích và phương pháp giáo dục trẻ, từ đó tổ chức các loại hình trò chơi phù hợp với nội dung, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của trẻ. - Tổ chức toạ đàm, hội nghị hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ, giáo viên, giữa các đơn vị trường học về phương pháp giảng dạy, giáo dục, công tác quản lý... Sơ kết, tổng kết định kỳ để rút kinh nghiệm, có hướng giải quyết các khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, thiếu sót.. Từ đó có định hướng chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả, khoa học. - Tổ chức các hội thi, phong trào thi đua... để tạo không khí thi đua, tích cực trong giảng dạy. Như hội thi ‘Bé khỏe bé ngoan”, “Hội thi kể chuyện”,... 2.2. Đối với giáo viên - Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, giáo viên phải có sự quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả chơi của trẻ, để thấy được những biểu hiện sai lầm của trẻ trong khi chơi, từ đó có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để có định hướng trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. - Thương yêu, quan tâm và chăm sóc dạy dỗ trẻ, luôn tạo không khí đầm ấm, thân thiện, xưng hô thân mật. Đối xử với trẻ phải công bằng, vô tư, không đánh mắng, quát nạt, doạ trẻ.. để không gây tâm lý lo sợ, e dè, rụt rè trong hoạt động. Tôn trọng trẻ, không nói lấn át hoặc cắt ngang lời trẻ. - Cô cần khéo léo xử lý các tình huống sư phạm để tạo ra cho trẻ lòng tin, sự mạnh dạn, hồn nhiên, thật thà và không ngại nhận lỗi và xin lỗi. - Trong cách cư xử giao tiếp của giáo viên với người khác, bạn bè, đồng nghiệp... cần thể hiện sự văn minh, lịch sự, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nói nhỏ nhẹ, cởi mở, thân thiện, khiêm tốn học hỏi, trung thực thật thà.. để trẻ nhìn vào và noi gương học theo. - Tổ chức tốt các trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi, khi chơi nên khuyến khích, tạo điều kiện, tâm lý thoải mái để kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào trò chơi. Cần củng cố trò chơi nhiểu lần đề hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ. 2.3. Đối với gia đình - Cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ. - Cần phối hợp, trao đổi thường xuyên, nhịp nhàng giữa gia đình với nhà trường, giáo viên trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ. Cùng nhà trường, giáo viên để hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. - Nghiêm khắc đúng lúc, đúng mức với những thói hư, tật xấu của trẻ. Không buông lỏng, nuông chiều quá mức, không cho trẻ chơi với những đồ chơi nguy hại, phim ảnh kích động, bạo lực... Bên cạnh đó có có sự khen ngợi và khuyến khích với những việc làm, hành động đẹp của trẻ. - Trong cuộc sống gia đình luôn tôn trọng, yêu thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Tạo môi trường sống đầm ầm, hoà thuận, là gia đình có văn hoá. Ông bà, bố mẹ phải là tấm gương về mọi mặt để con cái noi theo. - Sống hoà thuận và hoà đồng với mọi người xung quanh. Tôn trọng và quan tâm, giúp đỡ mọi người. Thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá ở khu dân cư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BGD & ĐT (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non, NXB GD. 2. BGD & ĐT (2009), Chương trình giáo dục Mầm non, NXB GD. 3. BGD & ĐT (2010), Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, NXB GD. 4. Hoàng Anh (1995), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Hoàng Anh (2004), Tâm lý học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Đào Thanh Ân (chủ biên), (2008), Giáo dục học Mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 7. Phan Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục Mầm non, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 8. Chu văn Đức (2005), Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội 9. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và trò chơi của cô giáo và trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 10. Nguyễn Ánh Tuyết (1998), Tâm lý học trẻ em, NXB GD, Hà Nội. 11. Nguyễn Ánh Tuyết (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mầm non, NXB GD. 12. Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Giáo dục mầm non – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm 13. Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐH Sư phạm. 14. Nguyễn Quang Uẩn (2008), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 15. Đinh Văn Vang (2009), Giáo dục học Mầm non, NXB GD. 16. Đinh Văn Vang (2009), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt nam. 17. Các trang web - www.vuontre.com.vn - www.google.com.vn