Đề tài Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ – Hải Phòng – Luận văn, đồ án, luan van, do an
Đất nước ta sau 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tới tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 là 7.5%/năm và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 10% năm 2000 xuống còn 7% năm 2005, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân và dân trí được nâng cao. Chính trị xã hội ổn định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ đường lối cải cách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo, GDP bình quân đầu người còn thấp dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ phát triển của ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế đang đứng trước những thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển, các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như: thiếu trường học phục vụ cho học sinh, nhiều nơi còn học ca 3; trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, trình độ của nhân viên y tế cần được đào tạo và nâng cao; các hoạt động văn hoá tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu; phúc lợi xã hội chưa giúp đỡ được nhiều cho các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn; quy mô dân số còn tiếp tục gia tăng, chất lượng dân số chưa cao, phân bố dân số chưa hợp lý vẫn đang là vấn đề lớn đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hướng tới mục tiêu nói trên, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 2001 – 2010 mà Nghị quyết đại hội IX đã đề ra là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu trên thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế.
74 trang
|
Chia sẻ: vietpd
| Lượt xem: 7395
| Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước
20 trang
tài liệu Đề tài Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ – Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Đất nước ta sau 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tới tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 là 7.5%/năm và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 10% năm 2000 xuống còn 7% năm 2005, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân và dân trí được nâng cao. Chính trị xã hội ổn định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ đường lối cải cách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo, GDP bình quân đầu người còn thấp dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ phát triển của ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế đang đứng trước những thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển, các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như: thiếu trường học phục vụ cho học sinh, nhiều nơi còn học ca 3; trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, trình độ của nhân viên y tế cần được đào tạo và nâng cao; các hoạt động văn hoá tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu; phúc lợi xã hội chưa giúp đỡ được nhiều cho các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn; quy mô dân số còn tiếp tục gia tăng, chất lượng dân số chưa cao, phân bố dân số chưa hợp lý vẫn đang là vấn đề lớn đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hướng tới mục tiêu nói trên, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 2001 – 2010 mà Nghị quyết đại hội IX đã đề ra là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu trên thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế….
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi, hải đảo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá – xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với người dân sống ở những vùng khó khăn này.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em cả nước nói chung, cho miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa nói riêng đang là một vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những nỗ lực trong việc triển khai các chiến lược quốc gia cũng như các chương trình y tế đã đem lại những cơ hội khả quan cho việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong thực tế, không diễn ra một sự phát triển đồng đều giữa các vùng: miền xuôi và miền núi, nông thôn và thành thị, hải đảo và đất liền.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những mục tiêu và là nội dung công tác quan trọng của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, hiện nay là chức năng của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình- (Bộ Y tế). Đối với chiến lược Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là một bộ phận tối quan trọng. Nó có vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của chiến lược quốc gia này. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở mỗi vùng và ở mỗi dân tộc khác nhau, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình cũng khác nhau, vì thế kết quả thu được ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng rất khác nhau. Nhìn chung, ở các vùng đô thị, các tỉnh đồng bằng chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số- kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả cao hơn nhiều so với vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
Ở miền núi và hải đảo, do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn như giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khỏe và thuốc men, trang thiết bị y tế còn thiếu, do trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đã hạn chế những cơ hội chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây lên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Bên cạnh đó ở khu vực này hệ thống chăm sóc chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại đây còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề xã hội trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ – Hải Phòng ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo và các yếu tố tác động đến đời sống sức khỏe sinh sản ra sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu , từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ, cải thiện và nâng cao đời sống sức khỏe nhân dân địa phương nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ huyện đảo nói riêng.
2. Ý NGHĨA LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học.
Nghiên cứu xã hội học về “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ – Hải Phòng” nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Tìm hiểu xem mức độ họ nhận thức, thái độ và hành vi của họ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, yếu tố nào tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Qua đó làm sáng tỏ hơn cho một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết giới (Thuyết nữ quyền cấp tiến). Đồng thời từ nghiên cứu này có tác dụng đóng góp những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích của lý thuyết và thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và sức khỏe/ sức khỏe sinh sản.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng sâu, vùng xa có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ rõ hiện trạng nhận thức của phụ nữ vùng sâu vùng xa về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đầy đủ, toàn diện chưa hay hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí còn hiểu sai lệch. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ rõ các nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa thực tế như thế nào. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa.
3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu cụ thể của cuộc nghiên cứu này nhằm:
-> Tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo hiện nay như thế nào và từ nhận thức đó họ hành động ra sao, thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ có liên quan như thế nào tới sức khỏe sinh sản của họ.
-> Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo, nguyện vọng của phụ nữ huyện đảo với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
-> Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Ytế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ huyện đảo.
4- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn và chưa kết hôn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Huyện đảo Bạch Long Vĩ – Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2008 đến tháng 05/2008.
Giới hạn các vấn đề nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản; do hạn chế về thời gian và nhận thức cho nên trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp chỉ đề cập nghiên cứu tới một số khía cạnh cơ bản nhất của chăm sóc sức khỏe sinh sản như: nhận thức về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản; nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ; tình hình trẻ em chết chu sinh; tình hình nạo phá thai và nhiễm khuẩn đường sinh sản.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1 Phương pháp luận.
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng. Nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế- xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về thực trạng nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh tế- xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hóa đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có người phụ nữ.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu này được xuất phát từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem xét như cơ sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm.
Nghiên cứu này đặt thực trạng nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng hải đảo trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.
5.2 Những phương pháp thu thập thông tin.
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua nguồn tài liệu có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có trước khi nghiên cứu.
Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, cá nhân đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết năm của Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện Bạch Long vĩ phản ánh tình hình kinh tế- xã hội của huyện đảo. Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu của Trung tâm Ytế huyện; số liệu thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ huyện trong 03 năm trở lại đây và sử dụng một số tài liệu liên quan tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ như Tạp chí xã hội học, Tạp chí dân số và phát triển, tài liệu chuyên ngành dân số, Ytế… Các thông tin trong các tài liệu này được xử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp về huyện đảo Bạch Long Vĩ, về người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để có những thông tin độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan sát thấy được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin thu được qua các tài liệu đầy đủ hơn.
5.2.3. Phương pháp tiếp cận phỏng vấn sâu cá nhân.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn sâu. Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu được soạn thảo chi tiết thành một đề cương để người phỏng vấn sử dụng trong quá trình tiến hành các cuộc phỏng vấn. Đây là những phỏng vấn để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là để hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính như nhận thức và hành vi của phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đánh giá của họ về những người xung quanh cũng như thái độ của chị em phụ nữ khi nói đến chuyện chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Phỏng vấn sâu ở đây đã được tiến hành tới 30 người, gồm: một số cán bộ chủ chốt thuộc các ngành văn hoá, Ytế, giáo dục và xã hội, người đứng đầu các đoàn thể xã hội, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện. Phỏng vấn sâu ở đây còn có ý nghĩa minh hoạ và khẳng định kết quả nghiên cứu bởi những thông tin qua phân tích tài liệu, qua quan sát địa bàn huyện đảo trong những năm gần đây.
6- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT.
6.1.Giả thuyết nghiên cứu.
-> Nhận thức và hành vi của phụ nữ huyện đảo hiện nay về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản có hơn trước nhưng còn sơ sài, chưa đầy đủ.
-> Có sự khác biệt về mức độ nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các nhóm xã hội.
-> Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, phong tục, tập quán có ảnh hưởng lớn tới hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo.
6.2.Khung lý thuyết.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN.
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, được tiến hành rất sớm trên thế giới, chủ yếu ở các quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu. Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo cho nên các vấn đề về sinh sản, tình dục, quan hệ nam nữ ít được đề cập. Vì vậy, nghiên cứu về sức khỏe sinh sản là lĩnh vực mới được nghiên cứu ở nước ta.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề dân số trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Chính phủ Việt Nam đã luôn dành sự quan tâm thích đáng cho công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, trên cơ sở đặt “ Công tác Dân số – kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước”, vấn đề này được coi như một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu, một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Công tác Dân số – kế hoạch hóa gia đình đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và tranh thủ được sự giúp đỡ ngày càng tăng và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Bằng những giải pháp hữu hiệu, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, do đó nhận thức của các tầng lớp nhân dân về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giảm sinh rất nhanh. Tuy nhiên, những mục tiêu của chương trình Dân số- kế hoạch hóa gia đình mới chỉ chú trọng về số lượng như giảm tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ( chỉ tập trung vào phụ nữ và biện pháp đặt vòng) mà chưa chú trọng vào chất lượng dân số. Vấn đề giáo dục tình dục, tư vấn kế hoạch hóa gia đình chưa được tập trung và đầu tư đúng mức, kỹ năng tư vấn còn đơn giản. Vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được chú ý quan tâm đúng mức. Do lối sống truyền thống của người Á Đông và do nhận thức chưa đầy đủ về quy mô gia đình nhỏ, đồng thời cũng do chưa tuyên truyền, phổ biến rộng khắp về tác dụng, tính ưu việt của các biện pháp tránh thai hiện đại như là một phương pháp kế hoạch hóa gia đình . Do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai cao nhất thế giới. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm khuẩn HIV/AIDS còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bà mẹ trẻ em. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ngày một phổ biến, tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng… Ngoài những vấn đề nêu trên, vấn đề sức khỏe sinh sản ở Việt nam còn phải đối mặt với vấn đề vô sinh, ung thư vú và ung thư đường sinh sản. Những vấn đề đó cần được các cơ sở y tế quan tâm tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn nhằm nâng cao sức khỏe cho phụ nữ.
Trong ” Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010″ đã đánh giá về tình hình sức khỏe sinh sản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và đưa ra quan điểm, mục tiêu đó là:
– Đầu tư cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản cũng là đầu tư cho phát triển.
– Đảm bảo sự công bằng, làm cho mọi người đều được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế của xã hội, đặc biệt chú ý các đối tượng bị thiệt thòi, người nghèo, người có công với nước, các vùng sâu, vùng xa và vùng có nguy cơ cao về môi trường.
– Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường vai trò của ngừơi phụ nữ trong quá trình ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, đề cao vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
– Dự phòng tích cực và chủ động trong mọi khâu của chăm sóc sức khỏe sinh sản.
– Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
– Chăm sóc sức khỏe sinh sản là sự nghiệp chung của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp.
Với mục tiêu chung là:
Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản ứng với các giai đoạn của cuộc sống và phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở các địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trước tới nay luôn được mọi người quan tâm và coi đó là một việc làm cần thiết. Bởi lẽ, sức khỏe của nhân dân nói chung, người phụ nữ nói riêng là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới mọi yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, con người lại liên quan chặt chẽ với môi trường. Một môi trường lành mạnh, trong sạch là rất cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của con người. Phụ nữ có va