Đề tài Phân tích định lượng trong quản trị, ĐIỂM 8, HAY
Sau đây là mẫu Tiểu luận Quản trị kinh doanh với đề tài là Phân tích định lượng trong quản trị. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu hiểu biết và sử dụng các phương pháp toán học, các công cụ ngẫu nhiên vào các bài toán kế hoạch hoá, vào việc phân tích và xử lý các thông tin ngày càng có hiệu quả. Mục tiêu của các công việc đó là dùng phương pháp toán học để tìm ra một phương án tốt nhất cho việc tổ chức thực hiện một công việc, đưa ra phương án lựa chọn đối với hoạt động sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp nhằm tìm ra phương án chính xác hiệu quả nhất. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em thấy môn Phân tích Định lượng trong Quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Em xin chọn 6 trong 7 mô hình đã học: Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Ra Quyết Định, Chương 2: Ra Quyết Định Trong Điều Kiện Có Rủi Ro Bằng Sơ Đồ Cây,Chương 3: Ra quyết định phụ thuộc nhiều yếu tố, Chương 4: Phương Pháp Phân Tích Markov, Chương 5: Lý Thuyết Trò Chơi và Chương 6: Mô Hình Mô Phỏng để áp dụng vào thực tế đơn vị em đang công tác và một số đơn vị khác mà em quan tâm. Mặc dù em rất cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận được tốt nhất, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, sự hiểu biết còn nông cạn nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dạy của thầy- NGND.PGS.TS Nhăm Văn Toán và ý kiến đóng góp của Quí đọc giả. Học viên Chu Văn Sinh MỤC LỤC Họ và tên: Chu Văn Sinh Lớp: Quản lý Kinh tế- K26 1
2. Tiểu luận: Phân tích Định lượng trong Quản trị GVHD: NGND.PGS.TS.Nhâm Văn Toán Tên chương, mục Trang Mở đầu Đối tượng, vị trí và phương pháp nghiên cứu của môn học phân tích định lượng trong quản trị 3 1- Đối tượng, vị trí của môn học Phân tích định lượng trong quản trị 3 2- Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu định lượng trong quản trị 5 Nội dung Bài tập 9 Bài 1 Chương 1: Cơ sở của lý thuyết ra quyết định 9 Bài 2 Chương 2: Ra quyết định trong điều kiện có rủi ro bằng sơ đồ cây 11 Bài 3 Chương 3: Ra quyết định phụ thuộc nhiều yếu tố 14 Bài 4 Chương 4: Phương pháp phân tích Markov 17 Bài 5 Chương 5: Lý thuyết trò chơi 19 Bài 6 Chương 6: Mô hình mô phỏng 20 Kết luận 23 Tài liệu tham khảo 24 MỞ ĐẦU Họ và tên: Chu Văn Sinh Lớp: Quản lý Kinh tế- K26 2
3. Tiểu luận: Phân tích Định lượng trong Quản trị GVHD: NGND.PGS.TS.Nhâm Văn Toán ĐỐI TƯỢNG, VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ 1. Đối tượng, vị trí của môn học Phân tích định lượng trong quản trị Quan điểm phân tích định lượng trong quản trị: • Lý thuyết định lượng trong quản trị được xây dựng dựa trên nhận thức cơ bản là: “Quản trị là quyết định (Management is decision making) và muốn việc quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn” • Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo chưa thể đảm bảo có được những quyết định phù hợp và tối ưu nếu thiếu khả năng định lượng. • Trong khi ra quyết định, nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng khác nhau với sự trợ giúp của máy tính. Có thể mô tả qua sơ đồ sau: Khi giải quyết một vấn đề các nhà quản trị luôn luôn phải xem xét cả các yếu tố thuộc về chất và cả các yếu tố thuộc về lượng. Các yếu tố thuộc về lượng chính là các thông tin Họ và tên: Chu Văn Sinh Lớp: Quản lý Kinh tế- K26 3 CÁC CÔNG CỤ VÀ LÝ THUYẾT KINH TẾ Lý thuyết về cung cầu Lý thuyết về doanh nghiệp Lý thuyết sản xuất Cơ cấu thị trường Và các lý thuyết trong Kinh tế học vĩ mô CÁC CÔNG CỤ VÀ KHOA HỌC RA QUYẾT ĐỊNH Các phương pháp thống kê Dự báo và ước lượng Tối ưu hóa Các công cụ ra quyết định khoa học khác KINH TẾ QUẢN LÝ Sử dụng các công cụ và lý thuyết kinh tế cùng phương pháp luận khoa học trong việc ra quyết định để giải quyết các vấn đề kinh doanh và phân bố nguồn lực tối ưu cho doanh nghiệp
4. Tiểu luận: Phân tích Định lượng trong Quản trị GVHD: NGND.PGS.TS.Nhâm Văn Toán được xử lý chế biến bằng khoa học phân tích định lượng. Như vậy, phân tích định lượng là việc nghiên cứu giải quyết khoa học việc ra quyết định về quản trị. Nguyên liệu đầu tiên của phân tích định lượng là dữ liệu, số liệu. Sau khi được xử lý, chế biến, các dữ liệu số liệu trở thành các thông tin có giá trị đối với người ra quyết định. Việc xử lý và chế biến các dữ liệu thô ban đầu để nó trở thành những thông tin có ý nghĩa là trung tâm của phân tích định lượng. Việc phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính điện tử đã làm tăng cường vai trò của các phân tích định lượng. Các yếu tố thuộc về chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình ra quyết định, chính vì vậy vai trò của phân tích định lượng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của yếu tố về chất. Khi mà các yếu tố về chất là ổn định và khi các vấn đề, các mô hình và các tài liệu không thay đổi thì các kết quả của phân tích định lượng có thể biến quá trình ra quyết định thành một quá trình được tự động hoá. Ví dụ như nhiều công ty sử dụng các mô hình định lượng về kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để tự động hoá việc đặt mua nguyên vật liệu. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì các phân tích định lượng là một người trợ giúp cho quá trình ra các quyết định. Sự khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính: • Nghiên cứu định tính (NCĐT) là những nghiên cứu thu được các kết quả không sử dụng những công cụ đo lường, tính toán. Nói một cách cụ thể hơn NCĐT là những nghiên cứu tìm biết những đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong những hoàn cảnh cụ thể. • Nghiên cứu định lượng (NCĐL) là những nghiên cứu thu được các kết quả bằng việc sử dụng những công cụ đo lường, tính toán với những con số cụ thể. • Trong khi NCĐL đi tìm trả lời cho câu hỏi bao nhiêu, mức nào (how many, how much) thì NCĐT đi tìm trả lời cho câu hỏi cái gì (what), như thế nào (how), tại sao (why). Ở một góc độ nào đó chính mục tiêu nghiên cứu là cơ sở để phân biệt NCĐL và NCĐT. Vì thế việc phát triển mục tiêu của một cuộc nghiên cứu là một bước hết sức quan trọng. NCĐT NCĐL Dùng để mô tả, khám phá, thăm dò Dùng để khảng định, suy rộng và dự báo Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu có thể chưa rõ ràng Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu đã rõ ràng Linh động trong hướng nghiên cứu, khám phá các hướng nghiên cứu chưa biết Yêu cầu phải đo lường Người nghiên cứu là công cụ thu thập thông tin Người nghiên cứu sử dụng các công cụ như bản câu hỏi để thu thập thông tin Người nghiên cứu biết sơ bộ những điều mà họ muốn nghiên cứu Người nghiên cứu biết rõ ràng những điều mà họ muốn nghiên cứu Chủ quan: Ý kiến của cá nhân là quan trọng, ví dụ: quan sát, phỏng vấn Khách quan: đo lường và phân tích qua điều tra Quy nạp giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Họ và tên: Chu Văn Sinh Lớp: Quản lý Kinh tế- K26 4