Đề tài Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn
Bạn đang xem tài liệu “Đề tài Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 5/19 - Hoạt động góc còn giáo dục được trẻ các mối quan hệ trong khi chơi như biết phối hợp nhau trong trò chơi, biết nhường nhịn lẫn nhau,, xây dựng những tình cảm xã hội, trẻ được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái. III. THỰC TRẠNG 1. Đặc điểm tình hình: 1.1 Đặc điểm chung: - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; nhiều năm liền đạt các danh hiệu thi đua của quận, đạt nhiều thành tích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất của nhà trường rộng, thoáng mát, nhiều cây xanh và đồ chơi . Khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp phù hợp với trẻ. - Diện tích lớp rộng, lớp được trang bị đầy đủ giá góc, đồ dùng học tập và đồ chơi tại các góc. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững, đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi. - Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, chịu khó tự học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn. 1.2 Thuận lợi: - Thường xuyên tự nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên ít nhiều tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong khi tổ chức hoạt động góc. - Lớp học được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học hiện đại. - Trẻ đi học đều nên có nề nếp thói quen tốt. - Đa số phụ huynh nhiệt tình tham gia ủng hộ các hoạt động. 1.3 Khó khăn: - Kĩ năng chơi của trẻ còn yếu, trẻ chưa biết cách thể hiện hành động vai chơi, khả năng phối hợp trong từng vai chơi của trẻ còn hạn chế. - Đồ chơi sáng tạo chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. - 50% phụ huynh làm nông nghiệp nên trình độ nhận thức còn hạn chế, vẫn coi nhẹ việc vui chơi của con em mình. - Một số trẻ còn chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động. * Nguyên nhân của thực trạng. - Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến thức còn thấp tôi thấy do một số nguyên nhân sau: - Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ. - Nội dung chơi tại các góc còn nghèo nàn, chưa mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với trẻ để kích thích, phát huy tính tích cực của trẻ. Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 6/19 Thiết nghĩ: hoạt động chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng chính là món ăn tinh thần khích lệ trẻ lôi cuốn trẻ và là động lực chính thúc đẩy sự hứng thú ở trẻ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ trong mọi hoạt động vì chỉ có được tham gia vui chơi thực sự mới thấy được niềm vui, nét phấn khởi trên khuôn mặt của trẻ thơ. Xuất phát từ những đặc điểm trên để giải quyết được những vấn đề đó tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn” nhằm tổ chức tốt hoạt động góc ở lớp mẫu giáo lớn do tôi phụ trách. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 4.1: Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng trình độ chơi của trẻ để tìm ra phương pháp tổ chức cho trẻ chơi một cách hợp lý. Muốn nắm bắt được thực trạng chính xác, cụ thể khả năng chơi của trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, kết quả như sau: Năm học Tổng số trẻ Kỹ năng phối hợp nhóm chơi Kỹ năng chơi thuần thục Kỹ năng ứng xử giao tiếp trong khi chơi 2016 48/48 Số trẻ. Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 20 41,6% 22 45,8% 21 43,75% Từ kết quả khảo sát trên tôi đã tiến hành lập kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm và bắt đầu áp dụng thực tế vào lớp tôi. - Tôi tiến hành cho trẻ chơi theo các tháng, có lồng ghép chủ đề, sự kiện của tháng. Ví dụ: 1 tuần đầu của tháng 9 tôi đã tổ chức chơi theo chủ đề “Bé vui tết Trung Thu” để lấy kết quả khảo sát như trên và cũng là đưa trẻ vào nề nếp. Sang 2 tuần cuối tôi đã hướng dẫn trẻ chơi tỉ mỉ cung cấp cho trẻ nhiều biểu tượng về những người bạn thân yêu, về trường lớp mẫu giáo, của bé qua các tiết học âm nhạc, môi trường xung quanh, văn học, tạo hình...Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến thức để tham gia hoạt động chơi góc. - Khi tổ chức hoạt động chơi góc tôi đã mở rộng nội dung chơi. Chẳng hạn với chủ đề gia đình triển khai trong 4 tuần, tôi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức về các thành viên có trong gia đình, gia đình lớn, gia đình nhỏ, các hoạt động trong gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày từ đầu. Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 7/19 Ví dụ: Trẻ biết rót nước mời bạn đóng vai làm bà khi cả nhà đã ăn cơm xong, lấy tăm cho bạn làm bố, làm mẹ, bế em cho mẹ đi làm... Với các phương pháp tiến hành hoạt động vui chơi như vậy tôi thấy có những kết quả như sau: - Trẻ dần hình thành kĩ năng chơi các thao tác chơi thành thạo hơn, trẻ đã biết dùng ngôn ngữ của vui chơi, tức là trẻ đã nhập được vai chơi của mình. - Giáo viên nắm vững được trình độ chơi và khả năng tích cực tham giao hoạt động của từng trẻ. - Trẻ đã tự phân vai chơi cho nhau và phân công công việc trong nhóm với. - Giáo viên đã tạo cho trẻ những phản xạ và biết cách xử lý khi gặp tình huống bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày. 4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn. Giáo viên là người trực tiếp đứng lớp nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của từng hoạt động vì vậy tôi cần nắm vững phương pháp khi tổ chức bất kì một hoạt động nào cho trẻ. Hơn nữa chương trình chăm sóc giáo dục có nhiều thay đổi, nâng cao hơn. Vì thế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của chương trình và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cả về lý thuyết và thực hành. * Về lý thuyết: - Tôi thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu nhà trường, từ đồng ngiệp để nắm vững quy trình thực hiện một buổi chơi: Thoả thuận - chơi - kết thúc. - Tìm hiểu sâu về những nội dung chơi cuả từng chủ đề, sự kiện theo tháng, nắm vững tính chất các loại hình chơi. * Về thực hành: - Tham gia đầy đủ các buổi kiến tập tại trường bạn. - Tổ chức thực hành tại nhóm lớp để giáo viên trong trường tham gia góp ý rút kinh nghiệm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động vui chơi với chủ đề, sự kiện “Nghề Nghiệp” trong tháng 11 tôi đã thực hiện như sau: + Thoả thuận chơi: - Ngay từ buổi sáng tôi đã lưu ý hướng cho trẻ tìm nhóm chơi và dán ký hiệu của mình vào góc chơi đó. - Khi thoả thuận chơi tôi đã đi sâu vào nhóm xây dựng (góc chơi chính trong tháng), khuyến khích trẻ tự phân công công việc cho các thành viên trong nhóm chơi của mình. + Quá trình chơi: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 8/19 - Trẻ tự thoả thuận phối hợp cùng hoạt động với nhau trong nhóm chơi. - Tôi đi sâu vào nhóm để tập cho trẻ mở rộng nội dung chơi cho phù hợp với chủ đề. - Bản thân tôi trực tiếp tham gia 1 vai chơi cùng trẻ để dạy trẻ các hoạt động đóng vai một cách nhẹ nhàng. - Các nhóm chơi khác tôi lướt qua vì đã có cô phụ trách. + Kết thúc buổi chơi: - Tôi nhận xét theo nhóm chơi và đặc biệt nhận xét, động viên, khen ngợi một số vai chơi tiêu biểu trên vai chơi: Ví dụ: Hôm nay con thấy bạn ĐứcToàn làm bác kĩ sư xây dựng như thế nào? - Sau khi thực hiện tốt công viêc bồi dưỡng chuyên môn bản thân tôi đã nắm chắc được phương pháp tổ chức chơi. 4.3. Biện pháp 3: Tạo góc chơi hợp lý, khoa học. - Muốn các góc chơi trong lớp phù hợp tôi đã chia khoảng chơi cho từng góc để các nhóm chơi động không để cạnh các nhóm chơi tĩnh. - Giữa các nhóm chơi có giá góc ngăn cách, có biển đề tên góc và có kí hiệu của trẻ khi chọn nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi, có nội quy góc chơi. - Tạo diện tích các góc chơi một cách hợp lý: Góc xây dựng chiếm nhiều diện tích nhất Sơ đồ góc Cửa lớp Góc phân vai (Có góc: xây dựng,bán hàng,nấu ăn) Vườn cổ tích Góc học tập ( Có góc LQCC, LQVT, góc KPKH) Góc tạo hình Góc kỹ năng ( có góc LQCC, LQVT, góc KPKH) Bé yêu thiên nhiên ( hành lang) Góc âm nhạc Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 9/19 Do việc sắp xếp các góc chơi hợp lý nên khi chơi trẻ không phải đi lại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn. - Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng nội dung chơi. Trẻ chơi say sưa hứng thú. Ví dụ: Các bác góc nấu ăn sẽ đi sang góc bán hàng để mua đồ về nấu. - Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi hợp lý, tôi còn trang trí các góc chơi phù hợp với chủ đề. Cụ thể như sau: tôi trang trí theo 2 mảng: + Mảng tường cung cấp tri thức là phần không gian trang trí cố định để làm mẫu giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh và học tập. Nhìn vào mảng này trẻ biết đây là góc gì? Và chơi theo chủ đề nào? + Mảng thứ 2 là mảng mở, mảng này là nơi trẻ được hoạt động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ đề chơi ở mỗi giai đoạn, đồ chơi và các đồ dùng ở các góc tôi để vào rổ, hoặc để trong các hộp tự làm để sát tường tại góc đó để trẻ dễ lấy, dễ hoạt động. Ví dụ: Ở chủ đề: Gia đình * Góc phân vai: - Góc gia đình: + Mảng cung cấp kiến thức tôi treo tranh cảnh gia đình đang quây quần bên mâm cơm. + Mảng mở: Tôi có những tranh lôtô về các món ăn và thực đơn trong một tuần của trẻ với 4 nhóm chất dinh dưỡng để khi chơi các thành viên trong gia đình tự thoả thuận chọn món ăn có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng rồi gắn lên. Hoặc tôi có các hình ảnh về hoạt động ứng với các thành viên trong gia đình như mẹ nấu cơm, bé chơi với ông... để khi chơi trẻ có thể sắp xếp các hoạt động theo ý thích của trẻ. Hình ảnh minh họa: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 10/19 Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các vỏ giấy kẹo đã qua sử dụng cùng những miếng xốp nhỏ để trẻ có thể tự gói kẹo rồi đóng hộp và bán cho nhóm bán hàng. Những mảnh xốp vụn nhỏ tôi hướng dẫn trẻ cắt thành những sợi nhỏ để làm nem, làm bún cho bữa ăn của gia đình.Tôi còn lấy những miếng xốp to rồi dùng dao gọt thành hình que, kẹo mút và tô màu trông rất đẹp mắt làm cho trẻ hứng thú tham gia chơi. - Với góc “Bán hàng” tôi cùng với đồng nghiệp trong lớp làm những đồ dùng, đồ chơi phong phú như làm những đôi dép, bánh các loại, rau sạch, dây bánh gạo, chíp chíp, bim bim, những chiếc làn, cốc hình các con vật trông rất đẹp mắt để thu hút trẻ tham gia chơi. * Góc xây dựng: - Mảng cung cấp tôi có hình ảnh về ngôi nhà từ những hộp sữa đã dùng hết, hàng rào, cây cối, hoa các loại từ giấy màu, xốp các loại + Còn ở mảng mở tôi có các vật liệu là những khối gỗ có hình dạng kích thước khác nhau để trẻ có thể xây lên những ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra tôi còn có các cây hoa, hình ảnh các thành viên đang làm việc gắn và các khối gỗ nhỏ cho đứng được để khi chơi trẻ có thể đặt vào những vị trí mà trẻ muốn. Hình ảnh minh họa: Ví dụ: Với chủ đề “Quê hương- Đất nước- Bác Hồ”, tôi đã chuẩn bị mô hình lăng Bác Hồ, cây xanh, hoa các loạiđể cho trẻ có thể tự xây dựng “Lăng Bác Hồ” theo sự tưởng tượng của trẻ. * Góc tạo hình: + Mảng cung cấp kiến thức tôi treo những bức tranh vẽ về gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tranh vẽ về các hoạt động của các thành viên trong gia đình... Khi cho Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 11/19 trẻ chơi tôi hướng trẻ nghĩ về gia đình trẻ, về ngôi nhà trẻ đang ở, về những công việc của các thành viên trong gia đình trẻ thường làm. Tôi đã chuẩn bị cho trẻ nhiều loại nguyên vật liệu như: bút chì, bút sáp, màu nước, dụng cụ in ấn cho trẻ hoạt động. Hình ảnh minh họa: * Góc văn học: + Mảng cung cấp kiến thức tôi làm hình ảnh câu chuyện: “Nòng nọc con tìm mẹ”dưới mỗi hình ảnh có nội dung truyện để kể cho trẻ nghe và dạy trẻ tập kể. + Ngoài truyện: “Nòng nọc con tìm mẹ” tôi còn làm hình ảnh của một số bài thơ về gia đình như: Thương ông, giữa vòng gió thơm,... cùng các chi tiết phụ hoạ để trẻ vừa kể vừa gắn hình ảnh tương ứng lên mảng mở. + Tôi dạy trẻ làm sách về gia đình, dạy trẻ kể chuyện theo tranh về gia đình trẻ. Khi chuyển sang chủ đề: Giao thông * Ở góc xây dựng: với mảng cung cấp kiến thức tôi trang trí cảnh ngã tư đường phố, tôi cho trẻ tự tìm lô tô các phương tiện giao thông gắn đúng vào nơi hoạt động của chúng, trẻ phải tự phân loại theo sự hiểu biết của mình. * Với góc văn học: + Tôi làm hình ảnh của câu chuyện có trong chương trình để dạy trẻ và làm thêm một số câu chuyện khác cho trẻ tập kể theo ngôn ngữ của trẻ Tôi làm thêm các rối rẹt, rối tay để trẻ có thể tự kể lại truyện hoặc sáng tạo các lời kể của truyện. Ví dụ: Trong câu chuyện “Qua đường” tôi chuẩn bị cho trẻ các rối rẹt như: Thỏ anh, Thỏ em, Thỏ mẹ, bác Thỏ xámvà cho trẻ tự kể chuyện theo sự hiểu biết của trẻ. Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 12/19 Hình ảnh minh họa: + Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm sách tranh về các biển báo giao thông, về các loại phương tiện giao thông. * Đến các góc khác, tôi cũng có những hình ảnh, những đồ dùng, đồ chơi thay thế phù hợp với nội dung từng chủ đề. Ngoài việc thay đổi nội dung trang trí phù hợp theo chủ điểm ở 2 mảng thì ở mỗi góc chơi theo từng chủ đề tôi đều sử dụng các cách khác nhau để đưa trẻ vào nội dung chơi, vào vai chơi phù hợp với kiến thức, kĩ năng mà trẻ có một cách hứng thú, hào hứng. Ví dụ: Khi cho trẻ vào vai chơi tôi có những tình huống và câu hỏi mở để dẫn dắt trẻ vào vai chơi mà trẻ thấy rất thoải mái tự nhiên không ép buộc: Ở nhà các con được ăn những món ăn gì? Con có biết món đó được chế biến như thế nào không? Hôm nay con có thể chế biến các món ăn đó cho cô và các bạn thưởng thức được không? Con định nấu món gì? Con nấu như thế nào? Cô sẽ nấu cùng con nhé. * Góc học tập: - Góc “Bé làm quen với chữ cái”: - Mảng cung cấp kiến thức tôi có hình ảnh về các chữ cái để trẻ có thể nhận biết được các mặt chữ cái. + Còn ở mảng mở tôi treo các bài thơ có trong chủ điểm và cho trẻ gạch chân dưới các chữ cái mà trẻ đã được học, các nét dời để trẻ ghép chữ và một số đồ dùng khác để trẻ chơi với chữ cái: bù chữ còn thiếu, luồn chữ Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 13/19 Hình ảnh minh họa: 4.4: Biện pháp 4: Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động. Với trẻ góc mở là góc mới mà trẻ đang dần làm quen và hoạt động VD: Với góc toán số tôi đã đính sẵn trên góc phần mở là trẻ sẽ gắn hình ảnh theo số lượng cô đã đính. Ở góc này, ngoài phần trang trí cho góc, tôi đã thiết kế có một phần mở trống để trẻ tham gia hoạt động. Khi trẻ tham gia hoạt động ở góc này trẻ sẽ tạo ra sản phẩm của trẻ. Góc mở sẽ gồm có sản phẩm của tôi và sản phẩm của trẻ, chủ yếu sẽ là phẩm của trẻ. Các vật liệu dùng để hoạt động góc đều là sản phẩm thân thiện với trẻ. Từ đó trên sự hướng dẫn của tôi trẻ sẽ tạo ra sản phẩm. Với chủ đề, sự kiện “Bé đón Tết và mùa xuân”, tôi chuẩn bị các tranh ảnh về mâm ngũ quả, cành đào, cành mai, bánh chưng...và phía trên có gắn các số tương ứng, nhiệm vụ của trẻ là phải xếp đúng số lượng mà tôi đã gắn số, đồng thời tôi chuẩn bị các bài tập toán cho trẻ nối hoặc khoanh tròn các nhóm có số lượng là 8, 9. Với góc “Bé làm quen chữ cái”, tôi cho trẻ in chữ rỗng, cho trẻ xếp các từ giống với từ cô đã chuẩn bị sẵn, cô cũng có thể cho trẻ gạch chân những chữ cái đã học trong các bài thơ. Với chủ đề, sự kiện “Trường mầm non thân yêu của bé” tôi cho trẻ in chữ rỗng o, ô, ơ và gài lên bảng gài. Tôi in các bài thơ như: “Gà học chữ, bé học toán” bằng giấy A3 và yêu cầu trẻ gạch chân những chữ o, ô, ơ. Như vậy việc xây dựng góc mở sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, kích thích tư duy, sáng tạo từ đó sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ. Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 14/19 Hình ảnh minh họa: 4.5. Biện pháp 5: Bổ sung đồ dùng, đồ chơi. Để thực hiện tốt hoạt động góc thì đồ dùng, đồ chơi là phương tiện rất quan trọng. Có đồ dùng, đồ chơi đầy đủ là một phương tiện tốt, đồ chơi có tính thẩm mỹ càng cao thì càng tạo cho trẻ hứng thú và tham gia một cách tích cực, từ đó các thao tác và kĩ năng chơi của trẻ thành thạo hơn. - Việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi quan trọng như vậy nên tôi đã phân loại đồ chơi theo góc để phát hiện ra những đồ chơi còn thiếu từ đó có kế hoạch bổ sung. - Tôi và cô giáo cùng lớp đã tích cực làm đồ chơi cho lớp bằng những nguyên liệu sẵn có. Ví dụ: từ những miếng xốp và vải vụn tôi cắt và khâu thành những củ cà rốt, củ cải trắng, những miếng dưa hấu cho trẻ chơi ở góc phân vai nấu ăn. Hình ảnh minh họa - Những đồ dùng, đồ chơi nào không thể tự làm mà lại rất cần thiết cho hoạt động vui chơi của trẻ tôi đề nghị nhà trường mua. - Vận động phụ huynh ủng hộ cho lớp những nguyên vật liệu bỏ đi như vỏ bia, vỏ hộp bánh kẹo, chai nước, vải... để các cô làm thêm đồ chơi tự tạo cho lớp. Qua các hình thức trên tôi đã thu được một số kết quả ban đầu như sau: - Đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. - Trẻ tham gia chơi tích cực và ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. - Kĩ năng, kĩ xảo chơi của trẻ dần được nâng cao. Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 15/19 4.6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng cho trẻ. Để giờ hoạt động góc có hiệu quả tôi thường chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi rất phong phú, đa dạng nhưng nếu chúng ta không quan tâm đến việc rèn kỹ năng chơi cho trẻ thì kết quả tổ chức hoạt động góc đưa lại không cao chính vì vậy tôi thường xuyên rèn luyện kĩ năng chơi cho trẻ. - Kĩ năng nhận vai chơi: Trước hết muốn trẻ có kĩ năng nhận vai chơi thành thạo thì cô giáo phải làm sao thu hút, lôi cuốn trẻ bằng cách giới thiệu sự hấp dẫn của chủ đề chơi, của những đồ chơi, vai chơi, cách thức tổ chức. Bằng cách đưa ra các câu hỏi thăm dò ý kiến của trẻ. Tôi gợi ý, thiết lập các mối quan hệ giữa các vai chơi, các nhóm chơi để phục vụ cho chủ đề chơi. Từ đó trẻ hiểu nội dung và tự nhận vai chơi mà mình cảm thấy thích và làm được. Ví dụ: Chủ đề: Giao thông ở góc tạo hình trẻ vẽ các PTGT. Tôi cho trẻ xem một món quà và hỏi trẻ: + Cô có món quà gì đây? (Bức tranh vẽ chiếc ôtô) + Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh? + Để vẽ được bức tranh này cô cần có những gì? + Các con có muốn thể hiện bức tranh giống của cô không? ( Lúc ấy trẻ sẽ tự tin và nhận vai chơi của mình.) - Kĩ năng nhóm trưởng điều hành trong nhóm chơi: Tôi giúp trẻ hiểu được trách nhiệm vai chơi mà mình đã nhận, vai nhóm trưởng đòi hỏi những trẻ phải có kĩ năng tốt, nhanh nhẹn, sáng tạo, hiểu rõ được nội dung của buổi chơi, phải biết phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, biết giới thiệu nội dung công trình cho các bạn khác biết. Ví dụ: Ở chủ đề gia đình, góc xây dựng - xây khu chung cư. Cô hỏi trẻ: + Hôm nay ai sẽ làm bác kĩ sư trưởng vậy? + Các bác sẽ xây dựng công trình gì vậy? + Để có thể hoàn thiện được công trình thì bác kĩ sư trưởng cần phải làm gì? + Bác định phân công công việc cho các thành viên trong nhóm mình như thế nào? Với sự gợi mở của tôi sẽ giúp trẻ hiểu được trách nhiệm của mình và có sự phân công đến các thành viên trong nhóm. - Kĩ năng thể hiện vai chơi: Sau khi trẻ xác định được trò chơi, nội dung chơi và tự nhận vai chơi rồi trẻ bắt đầu thể hiện vai chơi. Muốn trẻ thể hiện vai chơi đó một cách tốt nhất thì tôi phài làm người hướng dẫn cho trẻ. Trong quá trình chơi tôi sẽ cùng chơi với trẻ, tôi càng tự nhiên bao nhiêu thì càng phát huy được tính tích cực ở trẻ bấy nhiêu. Lúc đầu tôi đóng vai trẻ để làm bạn cùng với trẻ, khi trẻ Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 16/19