Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Công Nghệ 11 năm 2019 trường THPT Hermann Gmeiner
TRƯỜNG THPT HERMANN GMEINER
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
Năm học: 2018– 2019
Môn: Công nghệ Khối: 11 (Ban: cơ bản)
Họ và tên:………………………………..Lớp : 11…
I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (15 câu – mỗi câu 0,4điểm)
Câu 1: Đúc là
A. Rót kim loại vào khuôn. B. Rót kim loại vào nồi nung.
C. Rót kim loại lỏng vào khuôn. D. Rót kim loại lỏng vào nồi nung.
Câu 2: Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của
A. cát và thạch cao B. đất sét và nước C. cát và đất sét D. cát, đất sét và nước.
Câu 3: Để nấu kim loại người ta có thể sử dụng nồi nấu bằng vật liệu nào sau đây?
A. Nồi đồng. B. Nồi đất (gốm). C. Nồi sắt. D. Nồi bạc.
Câu 4: Tại sao phải châm các lỗ nhỏ trên khuôn cát trong công nghệ đúc kim loại?
A. Để thoát kim loại lỏng dư ra ngoàì. B. Để trang trí khuôn đúc.
C. Để tiết kiệm đất làm khuôn. D. Để thoát khí nóng của kim loại lỏng.
Câu 5: Tượng phật bằng đồng là sản phẩm của công nghệ chế tạo bằng phương pháp nào sau đây?
A. đúc kim loại B. gia công áp lực. C. hàn. D. cắt gọt kim loại.
Câu 6: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực tạo ra các sản phẩm có tính chất
A. có cơ năng cao. B. có hoạt tính cao. C. có cơ tính cao. D. có tính đàn hồi cao.
Câu 7: Để gia công áp lực với các sản phẩm trong công nghiệp sản xuất ôtô người ta thường dùng máy gia công
A. là các máy nén thủy lực. B. là máy ép cơ học. C. là máy điezen. D. là máy gia tốc hạt.
Câu 8: Tại sao người ta phải gia công áp lực trên các khối kim loại đang nóng đỏ?
A. Kim loại nóng đỏ phát ánh sáng dễ nhìn. B. Kim loại nóng đỏ chỉ là do màu sắc của kim loại.
C. Kim loại nóng đỏ để làm cho nhanh. D. Kim loại nóng đỏ có tính dẻo cao dễ gia công.
Câu 9: Trong phương pháp hàn hồ quang thì kẹp que hàn được nối vào
A. đầu cực dương trên máy hàn B. đầu cực âm trên máy hàn.
C. đầu cực catốt trên máy hàn D. đầu cực anốt trên máy hàn.
Câu 10: Chọn câu đúng nhất: Hàn là:
A. Làm biến dạng vật liệu B. Ghép kim loại với nhau
C. Làm kim loại nóng chảy. D. Rót kim loại lỏng vào khuôn
Câu 11: Phương pháp hàn hơi là phương pháp dùng hỗn hợp cháy giữa
A. khí axêtilen và ôxi B. khí axêtilen và hidro
C. khí gas và ôxi D. khí êtilen và hidro
Câu 12: Mặt trước của dao tiện là mặt :
A. Đối diện với bề mặt đã gia công của phôi B. Đối diện với bề mặt đang gia công của phôi
C. Tiếp xúc với phôi D. Song song với phôi
Câu 13: Chuyển động tiến dao phối hợp để gia công các bề mặt :
A. Các mặt côn và mặt định hình B. Trụ
C. Các loại ren D. Các bề mặt đầu
Câu 14: Để tạo ra được một sản phẩm bằng phương pháp cắt gọt kim loại, máy tiện thường dùng bao nhiêu loại dao cắt?
A. 1 loại B. nhiều loại dao cắt.
C. ít nhất 10 loại D. tùy vào sản phẩm được tạo ra mà có thể dùng 1 hoặc nhiều.
Câu 15: Chuyển động của dao cắt trong máy tiện kim loại chủ yếu là chuyển động
A. tròn. B. trượt.
C. tịnh tiến. D. cong.
II – TỰ LUẬN: (4 điểm)
Hãy mô tả lại các công đoạn trong quá trình tạo ra một sản phẩm đúc kim loại mà em đã xem clip trong bài thực hành ở tiết học trước.
{– xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về –}
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Công Nghệ 11 năm 2019 trường THPT Hermann Gmeiner. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập