Đề cương ôn tập học kì 2 môn hóa lớp 10 – O₂ Education

Đề cương ôn tập học kì 2 môn hóa lớp 10

De cuong on tap hoc ki 2 mon hoa lop 10

 

A. LÝ THUYẾT

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np4. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np6.

Câu 2: Trong hợp chất, nguyên tố Flo chỉ thể hiện số oxi hóa là

A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.

Câu 3: Khí Cl2 không tác dụng với

A. khí O2­. B. dung dịch NaOH. C. H2O. D. dung dịch Ca(OH)2­­.

Câu 4: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

A. N2. B. CO2. C. H2. D. SO2.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. KCl. B. KMnO4. C. NaCl. D. HCl.

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc phản ứng với

A. NaCl. B. Fe. C. F2. D. KMnO4.

Câu 7: Công thức phân tử của clorua vôi là

A. Cl2.CaO. B. CaOCl2. C. Ca(OH)2 và CaO. D. CaCl2.

Câu 8: Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh ?

A. HNO3. B. HF. C. HCl. D. NaOH.

Câu 9: Trong các halogen sau đây, halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Brom. B. Clo. C. Iot. D. Flo.

Câu 10: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng. B. HNO3. C. H2SO4 đậm đặc. D. NaOH.

Câu 11: Muối NaClO có tên là

A. Natri hipoclorơ. B. Natri hipoclorit. C. Natri peclorat. D. Natri hipoclorat.

Câu 12: Khí G được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí G là

A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.

Câu 13: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. Al. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Ag.

Câu 14: Clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.

Câu 15: Trong nước clo có chứa các chất:

A. HCl, HClO. B. HCl, HClO, Cl2. C. HCl, Cl2. D. Cl2.

Câu 16: Sục khí clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm là

A. NaCl, NaClO. B. NaCl, NaClO2. C. NaCl, NaClO3. D. Chỉ có NaCl.

Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải của Clo?

A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Tinh chế dầu mỏ.

C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy. D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây về hiđro clorua là không đúng?

A. Có tính axit. B. Là chất khí ở điều kiện thường.

C. Mùi xốc. D. Tan tốt trong nước.

Câu 19: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là

A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag.

Câu 20: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?

A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.

Câu 21: Liên kết hóa học giữa các nguyên tố trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:

A. Cộng hóa trị không cực. B. Ion.

C. Cộng hóa trị có cực. D. Hiđro.

Câu 22: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?

A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.

Câu 23: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.

Câu 24: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là

A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np6.

Câu 25: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Clo. D. Flo.

Câu 26: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là

A. Na. B. Cl. C. O. D. S.

Câu 27: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là

A. 0, 2, 4, 6. B. -2, 0, +4, +6. C. 1, 3, 5, 7. D. -2, +4, +6.

Câu 28: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là

A. -2. B. +4. C. +6. D. +8.

Câu 29: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. H2S và O2.

Câu 30: Chất nào sau đây không phản ứng với O2 là

A. SO3. B. P. C. Ca. D. C2H5OH.

Câu 31: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?

A. Mg, Cl2. B. Al, N2. C. Ca, F2. D. Au, S.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

A. 8,96 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.

Câu 2: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,5. B.  25,0. C.  19,6. D.  26,7.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là

A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.

Câu 4: Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2. Tính % thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y?

A. 46,15%. B. 56,36%. C. 43,64%. D. 53,85%.

Câu 5: Hòa tan toàn 13,76 gam hỗn hợp X gồm hai muối NaCl và NaBr vào nước thu được dung hoàn dịch X. Cho khí clo lội từ từ cho đến dư qua dung dịch X thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y cho tới khi thu được 12,87 gam muối khan B. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp X là

A. 11,7. B. 5,85. C. 8,77. D. 9,3.

Câu 6: Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Vậy giá trị của m là

A. 16,8 gam. B. 11,2 gam. C. 6,5 gam. D. 5,6 gam.

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73 gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15 g muối. Giá trị m là

A. 7,05. B. 5,3. C. 4,3. D. 6,05.

Câu 8: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là

A. 5,8 gam và 3,6 gam. B. 1,2 gam và 2,4 gam. C. 5,4 gam và 2,4 gam. D. 2,7 gam và 1,2 gam.

Câu 9: Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là

A. 1,34 lít. B. 1,45 lít. C. 1,12 lít. D. 1,4 lít.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48. C. 1,79. D. 5,6.

 

Mời thầy cô download đề cương bản đầy đủ (11 trang) file word tại đây

Đề cương ôn tập học kì 2 môn hóa lớp 10- word

Đề cương ôn tập học kì 2 môn hóa lớp 10 – pdf

 

Xem thêm