Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh Học 9 năm 2021 – 2022 có đáp án

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021 – 2022

 

I. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

1. Một số khái niệm cơ bản :

– Tính trạng:  đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể

– Kí hiệu: Bố mẹ (thế hệ xuất phát): P   //  thế hệ thứ nhất của P là: F1  // Giao tử: G // Phép lai: X

– Phân tích thế hệ lai: là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu di truyền mà Menđen đã sử dụng

– Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ ,tổ tiên cho thế hệ con cháu .

– Biến dị:  là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .

– Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng .

– Thể đồng hợp: chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.  Ví dụ : AA, AABB, AAbb …

– Thể dị hợp: chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau . Ví dụ: Aa, AABb, aabbMm

– Giống thuần (hay dòng thuần) là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp .

2. Các quy luật di truyền của Menđen

– Quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

– Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử

*) Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập: giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp đó là sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

3. Quy luật di truyền liên kết của Morgan: các gen trên cùng một NST cùng phân li trong quá trình giảm phân

+ Biến dị tổ hợp  có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

4. Phép lai phân tích

– Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội:  cần tiến hành phép lai phân tích. (P: Aa x aa)

– Phép lai phân tích: là lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn.

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp

5. Biến dị tổ hợp

+  Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các tính trạng khác P ở con cháu .

+ Biến dị tổ hợp rất phong phú ở loài giao phối: do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử và thụ tinh.

II. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

1. Bảng so sánh cơ chế nguyên phân và giảm phân

Các kì

Số lượng và trạng thái của NST trong một tế bào

Nguyên phân

Giảm phân

 

Giảm phân I

Giảm phân II

Kì trung gian

NST bắt đầu nhân đôi

NST bắt đầu nhân đôi

không

Kì đầu

+ 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn

+ 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn

+ Xảy ra hiện tượng tiếp hợp của các NST kép theo chiều dọc 

+ n NST kép

Kì giữa

+ 2n NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

+ NST có hình dạng kích thước đặc trăng cho loài

+ 2n NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

+ n NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

+ 4n NST đơn dàn đều thành hai hang tiến về 2 cực tế bào

+ 2n NST kép  vẫn xoắn cưc đại và  phân li thành hai hàng về hai cực tế bào

+ 2n NST đơn dàn đều thành hai hàng tiến về hai cực tế bào 

Kì cuối

2n NST đơn bắt đầu tháo xoắn

n NST kép vẫn xoắn cực đại

n NST đơn

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ hình thành 2 tế bào con giống nhau

Từ 1 tế bào mẹ hình thành 4 tế bào con (giao tử)

 

* Ý nghĩa: – Giúp cơ thể đa bào lớn lên

– Là phương thức sinh sản của tế bào.

– Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể của những loài sinh sản vô tính

   *)Ý nghĩa

Giảm phân kết hợp với thụ tinh:

+ Duy trùy ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể

+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa

 

 
 
 
 
 

 

2. Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật và chức năng của NST

*) Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật

– Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng

– Bộ NST lưỡng bội : Chứa các cặp NST tương đồng ký hiệu là 2n NST

– Bộ NST đơn bội : Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng ký hiệu là n NST  (có trong giao tử)

– Cặp NST tương đồng,  có hình dạng và kích thước giống nhau, gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

Ví dụ:

Ở loài người: trong TB xôma chứa bộ NST lưỡng bội 2n = 46 , trong giao tử bình thường chứa bộ NST đơn bội

n = 23 NST 

Ở loài ruồi giấm: trong TB xôma chứa bộ NST lưỡng bội 2n = 8, trong giao tử bình thường chứa bộ NST đơn bội n = 4 NST 

3. Thụ tinh, bản chất của của sự thụ tinh

– Thụ tinh: là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử

– Bản chất của sự thụ tinh: là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (hay tổ hợp 2 bộ NST) của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội có nguồn gốc từ bố và mẹ

4.  NST giới tính

Trong tế bào lưỡng bội có 1 cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng), trong giao tử đơn bội có 1 NST giới tính X hoặc Y.

– Sự phân li của NST giới tính trong giảm phân và tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.

5.  Cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ là 1:1 là do:

– Do tỉ lệ tinh trùng X và Y có số lượng và khả năng kết hợp với trứng X của hai loại tinh trùng là như nhau

III. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

1. Bảng so sánh sự giống và khác nhau của AND và ARN

Giống: + Thuộc loại axit nuclêic

             + Đều tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

             + Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân tạo nên đều là các:  nuclêôtit

             + Đều là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn 

Khác nhau

Đặc điểm

ADN

ARN

Kích thước

Lớn hơn

Nhỏ hơn

Nuclêôtit

4 loại: Ađênin( A), Timin (T), Guanin (G), Xitoozin (X)

4 loại: Ađênin( A), Timin (T), Guanin (G), Xitoozin (X).

Cấu trúc không gian

Là chuỗi mạch kép, theo chiều xoắn phải.

Là chuỗi mạch đơn, theo chiều xoắn phải.

 

Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau  thành từng cặp theo NTBS: A – T  và G – X

không có

2. ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù  do:số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN

3. NTBS trong cấu trúc ADN,  hệ quả của NTBS

* NTBS trong cấu trúc của ADN: các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau  thành từng cặp theo NTBS: A – T  và G – X

* Hệ quả của NTBS:

– Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia:  Ví dụ: mạch 1:  – A – T – G – A – G – X –  => mạch 2:  – T – A – X – T – X – G – 

– Và trong phân tử ADN:  A = T, G= X     =>    A + T = G + X

4. ADN tự nhân đôi trong nhân của tế bào, tại kì trung gian là cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST và theo những nguyên tắc

– Nguyên tắc bổ sung: A – T  và G – X

– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi phân tử ADN con có một mạch của ADN mẹ và 1 mạch còn lại được tổng hợp mới.

5. Bản chất hoá học và chức năng của gen.

– Bản chất hóa học của gen là ADN – mỗi gen là một đoạn  của phân tử ADN – có chức năng di truyền nhất định

– ADN (gen) hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

6. Nguyên tắc tổng hợp ARN và bản chất của mối quan hệ gen và ARN

+ ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc:  mạch khuôn và bổ sung

+ Bản chất của mối quan gen và ARN: trình tự các nuclêotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN

7. Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa gen và tính trạng

                     Gen (một đoạn ADN)à mARN à Prôtêin à Tính trạng

8.  Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử Protêin

– Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 6 nguyên tố chính là C, H, O, N, S, P  

– Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.

– Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân (axit amin), có hơn 20 loại axitamin khác nhau

9. Tính đa dạng, tính đặc thù và chức năng chính của Prôtêin.

– Tính đa dạng: do trình trự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axitamin

– Tính đặc thù: mỗi phân tử protêin đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axitamin (cấu trúc bậc1)  

– Chức năng chính của prôtêin

+ Chức năng cấu trúc:  là thành phần cấu tạo của tế bào từ đó hình thành các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể

+ Chức năng xúc tác trao đổi chất: là enzim xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào

+ Chức năng điều hoà trao đổi chất: là hoocmôn điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể

IV. CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

1. So sánh đột biến gen, đột biến NST

Đặc điểm

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Đột biến số lượng NST

Khái niệm

Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

Là những biến đổi trong cấu trúc NST, làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST .

Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.

Phân loại

Mất cặp nuclêôtit ; thêm cặp nuclêôtit; thay thế cặp nuclêôtit

Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn

– Thể dị bội: trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST thay đổi về số lượng

– Thể đa bội: trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)

Nguyên nhân phát sinh

Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể

– Môi trường ngoài: là do các tác nhân vật lí và hóa học tác động làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

– Môi trường bên trong: là những rối loạn trong hoạt động trao đổi chất của tế bào gây tác động lên NST

– Phát sinh do một, một số cặp hoặc tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân

Vai trò

– Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin và biểu hiện tính trạng của cơ thể

Thường có hại vì làm thay đổi số lượng và sự sắp xếp các gen trên NST, trong đó đột biến mất đoạn gây hại lớn nhất đối với thể đột biến. 

 

Có thể có lợi vì khi tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, tăng kích thước tế bào, cơ quan, tăng sức chống chịu với các điều kiện không thuận lợi của môi trường

2. Cơ chế phát sinh thể dị bội  (2n+1) và (2n-1)

– Dạng 2n+1 tức có một cặp NST nào đó thừa 1 chiếc (thể 3 nhiễm): do giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử (n+1) hình thành hợp tử, sau đó nguyên phân bình thường

– Dạng 2n-1 tức có một cặp NST nào đó thiếu 1 chiếc ( thể 1 nhiễm): do giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử (n-1) hình thành hợp tử, sau đó nguyên phân bình thường

3. Thường biến và những điểm khác biệt của thường biến với đột biến.

– Thường biến: là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

– Thường biến khác đột biến ở chỗ: (tính chất của thường biến)

+ Thường biến chỉ là biến đổi ở kiểu hình không liên quan tới kiểu gen nên không di truyền được cho

+ Thường biến thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng

+ Thường biến là những biến đổi nhằm thích nghi với điều kiện môi trường, nên có lợi cho bản thân cơ thể sinh vật

—-

 -(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh Học 9 năm 2021 – 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !