Đề cương ôn học kì 2 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
Nội Dung Chính
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 10
CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. ĐƠN CHẤT HALOGEN (Cl2, Br2,…)
1. Tính chất vật lí
– Flo (khí, lục nhạt), Clo (khí, vàng lục), Brom (lỏng, đỏ nâu) và Iot (rắn, đen tím, dễ thăng hoa).
– Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
– Flo không tan trong nước, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.
2. Dự đoán tính chất chất hóa học của Halogen dựa vào cấu hình electron
– Do lớp e ngoài cùng đã có 7e nên halogen là những phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e thể hiện tính oxi hóa mạnh.
– Tính oxi hóa của các halogen giảm dần khi đi từ F2 đến I2.
– Trong các hợp chất, F chỉ có mức oxi hóa -1; các halogen khác ngoài mức oxi hóa -1 còn có mức +1; +3; +5; +7.
3. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
– Các halogen phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt (riêng F2 phản ứng được với tất cả các kim loại) → muối halogenua. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2M + nX2 → 2MXn
d. Phản ứng với dung dịch kiềm (chủ yếu tìm hiểu về Cl2)
– Nếu dung dịch kiềm loãng nguội:
X2 + 2NaOH → NaX + NaXO + H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(nước Javen)
2Cl2 + 2Ca(OH)2 dung dịch → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
Cl2 + Ca(OH)2 bột → CaOCl2 + H2O
(clorua vôi)
e. Tác dụng với dung dịch muối halogenua của halogen có tính oxi hóa yếu hơn
(F2 không có phản ứng này)
X2 + 2NaX’ → 2NaX + X’2
Trong đó X’ là halogen có tính oxi hóa yếu hơn tính oxi hóa của halogen X.
f. Một số phản ứng khác
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl
4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4
Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
I2 kết hợp với hồ tinh bột → hợp chất màu xanh tím.
b. Tính chất hóa học
– Thứ tự tính axit và tính khử tăng dần: HF < HCl < HBr < HI
– Tính axit mạnh của HCl, HBr và HI:
+ Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
+ Tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.
Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3
HI + muối sắt (III) → muối sắt (II) + I2
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
B. TRẮC NGHIỆM NHÓM HALOGEN
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa
(b) Axit flohiđric là axit yếu
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A.4. B.3. C.5. D.2.
Câu 2: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch NaCl.
Câu 3: Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo:
1; Nước zaven có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.
2; Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển mầu hồng sau đó lại mất mầu.
3; Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
4; Trong công nghiệm Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ)
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
A.2. B.3. C.4. D.1.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D.2.
Câu 5: Trong công nghiệp khi điện phân dd NaCl bão hoà không có màng ngăn giữa hai điện cực thì thu được sản phẩm là :
A. dd nước javen B. NaOH , H2 và Cl2 C. dd NaCl D. dd NaClO
Câu 6: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư , đun nóng thu được V lit khí Clo ở đktc .Giá trị V lit:
A. 2,24 lit B. 4,48 lit C. 3,36 lit D. 5,6 lit
Câu 7: Nước clo hoặc khí clo ẩm có tính tẩy màu (tẩy trắng) vì nguyên nhân là :
A. Clo tác dụng với nước tạo ra HCl có tính tẩy màu
B. nước clo chứa HClO có tính oxi hóa mạnh, tẩy màu
C. Clo hấp thụ màu
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách
A. Điện phân nước B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn D. Nhiệt phân muối KClO3
Câu 17: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
A. dung dịch muối ăn B. dd Na2SO4 C. dd Ba(NO3)2 D. dd AgNO3
Câu 18: Trong nhóm halogen, màu sắc của các đơn chất từ flo đến iot biến đổi:
A. Nhạt dần B. Lúc đậm lúc nhạt
C. Đậm dần D. Không theo quy luật
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch X. Cho Br2 dư vào X được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch thu được y gam chất rắn khan. Hòa tan y gam chất rắn khan đó vào nước thu được dung dịch Z. Cho Cl2 dư vào dung dịch Z thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được z gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2y = x + z. Phần trăm khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu là:
A. 5,4%. B. 4,5%. C. 3,7%. D. 7,3%.
Câu 36: Trộn KMnO4 và KClO3 với 1 lượng MnO2 trong bình kín thu được hỗn hợp X. Lấy 52,550g X đem nung nóng sau thời gian thì được hỗn hợp rắn Y và V lít O2. Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn tạo 14,9g KCl chiếm 36,315% khối lượng Y. Sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với HCl đặc dư nung nóng, sau phản ứng cô cạn thu được 51,275g muối khan. Hiệu suất của quá trình nhiệt phân muối KMnO4 là:
A. 62,5%. B. 75%. C. 91,5%. D. 80%.
Câu 37: Nung nóng 21,12 gam KMnO4 và 18,375 gam KClO3, sau một thời gian thu được chất rắn X gồm 6 chất có khối lượng 37,295 gam. Cho X tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư, đun nóng. Toàn bộ lượng khí clo được cho phản ứng hết với m gam bột Fe đốt nóng được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z đến khi phản ứng hoàn toàn được 204,6 gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 22,44. B. 28,0. C. 33,6 D. 25,2.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHÓM HALOGEN
1.A
2.B
3.B
4.B
5.A
6.B
7.B
8.A
9.A
10.A
11.B
12.C
13.D
14.D
15.C
16.C
17.D
18.C
19.D
20.D
21.B
22.C
23.B
24.C
25.D
26.B
27.C
28.A
29.D
30.D
31.C
32.A
33.A
34.B
35.C
36.D
37.B
38.B
39.B
40.C
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. OXI – OZON
Là một phi kim hoạt động (do có độ âm điện lớn 3,44 chỉ kém F).
1. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Mg + O2 → 2MgO
3Fe + 2O2 → Fe3O4 (thường tạo hỗn hợp 4 chất rắn)
2.Tác dụng với phi kim
– Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối.
– Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
S + O2 → SO2
C + O2 → CO2
2C + O2 → 2CO
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
TRẮC NGHIỆM OXI – LƯU HUỲNH
Câu 1: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng là:
A.ZnS B.ZnS và S C.ZnS và Zn D.ZnS, Zn và S.
Câu 2: Kim loại nào sau đây sẽ thụ động hóa khi gặp dd H2SO4đặc, nguội.
A. Al và Zn. B. Al và Fe C. Fe và Cu. D. Fe và Mg.
Câu 3: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3, tổng số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng.
A.Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4
Câu 8: Khi cho 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Thể tích khí SO2 thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ở (đktc) là: (H=1, S=32, Cu =56)
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 9: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 10: Trong phương trình SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4. vai trò của các chất là:
A.SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa B.SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử
C.Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử D.SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
Câu 37: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b.
Câu 38: Cho 2,66 g hỗn hợp gồm Zn, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí (đktc); 0,64 g chất rắn và dung dịch A . Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 7,46 gam B. 6,82 gam C. 5,06 gam D. 7,51 gam
Câu 39: Hấp thụ toàn bộ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH được 16,7 gam muối. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là
A. 0,5M. B. 1M. C. 2M. D. 2,5M.
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM OXI – LƯU HUỲNH
1.C
2.B
3.B
4.D
5.C
6.D
7.C
8.B
9.C
10.A
11.D
12.B
13.B
14.C
15.C
16.D
17.C
18.C
19.D
20.A
21.A
22.C
23.B
24.B
25.C
26.B
27.B
28.D
29.B
30.C
31.C
32.C
33.B
34.D
35.B
36.D
37.B
38.B
39.B
40.A
CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Khái niệm và biểu thức tính
– Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của phản ứng và được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong một đơn vị thời gian.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Tốc độ phản ứng hóa học
a. Nhiệt độ
– Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10 (với α là hệ số nhiệt độ – số lần tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C).
b. Nồng độ các chất tham gia phản ứng
Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
c. Áp suất (chỉ ảnh hưởng khi phản ứng có sự tham gia của chất khí)
Nếu áp suất tăng (nồng độ chất tham gia phản ứng tăng) thì tốc độ phản ứng tăng.
d. Diện tích tiếp xúc bề mặt (chỉ ảnh hưởng khi phản ứng có sự tham gia của chất rắn)
– Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng
– Diện tích tiếp xúc tỷ lệ nghịch với kích thước của chất rắn.
e. Xúc tác
– Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. Chất kìm hãm làm giảm tốc độ phản ứng.
– Ngoài các yếu tố trên thì có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: môi trường thực hiện phản ứng; tốc độ khuấy trộn…
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
3. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ-sa-tơ-li-ê
Khi ta thay đổi điều kiện nào đó của cân bằng hoá học thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
– Nếu tăng nồng độ một chất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều mà chất đó là chất tham gia phản ứng, còn nếu giảm nồng độ của một chất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều sinh ra chất đó.
– Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (có ΔH > 0). Còn khi giảm nhiệt độ thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng toả nhiệt (có ΔH < 0).
– Khi tăng áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí và ngược lại khi giảm áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng số phân tử khí. Như vậy áp suất chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng có số phân tử khí ở 2 vế của phương trình khác nhau.
– Chất xúc tác không làm chuyển dịch CBHH mà chỉ làm cho hệ nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
TRẮC NGHIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 2: Cho phản ứng: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) → Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).
Khi thay đổi một trong các yếu tố:
(1) tăng nhiệt độ
(2) tăng nồng độ Na2S2O3
(3) giảm nồng độ H2SO4; giảm nồng độ Na2SO4
(5) giảm áp suất của SO2
(6) dùng chất xúc tác
Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng trên?
A.4. B.3. C.2. D.5.
Câu 4: Trong số các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Có nhiều nhất bao nhiêu yếu tố có thể ảnh hưởng tới một cân bằng hóa học?
A.4. B.2. C.3. D.5.
Câu 5: Cho phương trình hóa học của phản ứng : X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,2 mol/l. Sau 40s, nồng độ của chất X là 0,04 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là:
A. 4,0. 10-3 mol/(l.s) B. 5,0. 10-3 mol/(l.s)
C. 4,0. 10-4 mol/(l.s) D. 1,0. 10-3 mol/(l.s)
Câu 15: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: Nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohidric:
+ Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
+ Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
Câu 16: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia ?
A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí. D. Cả 3 đều đúng.
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 10 nhé!
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
1.C
2.B
3.B
4.C
5.A
6.D
7.C
8.A
9.B
10.D
11.B
12.C
13.B
14.A
15.B
16.B
17.B
18.C
19.A
20.D
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm: Bộ 4 đề thi học kì 2 Hóa 10 có đáp án
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
— MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)–