Đề cương học phần PL quản trị doanh nghiệp và cạnh tranh

Tên chương

Mục tiêu/ Chuẩn đầu ra của Chương

Nội dung chính

Thời lượng

NỘI DUNG 1: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản trị công ty

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Quá trình hình thành, định nghĩa, đặc điểm, vai trò của hoạt động quản trị công ty.

– Định nghĩa, nội dung cơ bản, nguồn của pháp luật quản trị công ty.

Khái quát về quản trị công ty (quá trình hình thành, khái niệm, vai trò)

– Khái quát về pháp luật quản trị công ty (định nghĩa, nguồn, nội dung cơ bản)

03 tiết

Chương 2: Pháp luật về quản trị công ty hợp danh

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được các quy định pháp luật về:

Thành viên công ty hợp danh

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh

– Hoạt động quản trị trong công ty HD

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động quản trị công ty HD trên thực tế

Thành viên công ty hợp danh (quyền và nghĩa vụ; hình thành và chấm dứt tư cách thành viên CTHD)

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh (bộ máy quản lý, người đại diện theo pháp luật)

– Hoạt động quản trị trong công ty HD (phương thức, quyết định quản trị)

03 tiết

Chương 3: Pháp luật về quản trị công ty TNHH1TV

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được các quy định pháp luật về:

Thành viên công ty TNHH1TV

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH1TV

– Hoạt động quản trị trong công ty TNHH1TV

– Quy định về kiểm soát một số giao dịch trong công ty TNHH1TV

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động quản trị công ty TNHH1TV trên thực tế

Thành viên công ty TNHH1TV (quyền và nghĩa vụ; hình thành, thay đổi và chấm dứt tư cách thành viên)

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH1TV (bộ máy quản lý, người đại diện theo pháp luật)

– Hoạt động quản trị trong công ty TNHH1TV (phương thức, quyết định quản trị)

– Quy định về kiểm soát 1 số giao dịch (giao dịch có giá trị lớn, có tính chất tư lợi).

03 tiết

Chương 4: Pháp luật về quản trị công ty TNHH2TV trở lên

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được các quy định pháp luật về:

Thành viên công ty TNHH2TV trở lên

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH2TV trở lên

– Hoạt động quản trị trong công ty TNHH2TV trở lên

– Quy định về kiểm soát một số giao dịch trong công ty TNHH2TV trở lên

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động quản trị công ty TNHH2TV trở lên trên thực tế

Thành viên công ty TNHH2TV trở lên (quyền và nghĩa vụ; hình thành, thay đổi và chấm dứt tư cách thành viên)

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH2TV trở lên (bộ máy quản lý, người đại diện theo pháp luật)

– Hoạt động quản trị trong TNHH2TV trở lên (phương thức, quyết định quản trị)

– Quy định về kiểm soát 1 số giao dịch (giao dịch có giá trị lớn, có tính chất tư lợi).

06 tiết

Chương 5: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được các quy định pháp luật về:

Cổ đông công ty CP

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP

– Hoạt động quản trị trong công ty CP

– Quy định về kiểm soát một số giao dịch trong công ty CP

– Quy định về báo cáo và công khai thông tin

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động quản trị CTCP trên thực tế

Cổ đông công ty CP (quyền và nghĩa vụ; hình thành, thay đổi và chấm dứt tư cách cổ đông)

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP (bộ máy quản lý, người đại diện theo PL)

– Hoạt động quản trị trong công ty CP (phương thức quản trị, quyết định quản trị của ĐHĐCĐ, HĐQT)

– Quy định về kiểm soát một số giao dịch trong công ty CP (giao dịch có giá trị lớn, giao dịch có tính chất tư lợi)

– Quy định về báo cáo và công khai thông tin

09 tiết

NỘI DUNG 2: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Khái niệm, các hình thức, vai trò của cạnh tranh

– Khái niệm, nguồn, vai trò của pháp luật cạnh tranh

– Một số khái niệm cơ bản trong Luật cạnh tranh 2004.

– Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh (khái niệm, các hình thức, vai trò)

– Những vấn đề lý luận chung về pháp luật cạnh tranh (khái niệm, nguồn, vai trò, hiệu lực, các khái niệm cơ bản)

03 tiết

Chương 2: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Những vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Những quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004.

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thực tế

– Những vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)

– Những quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 (các hình thức, quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh)

03 tiết

Chương 3: Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Những vấn đề lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

– Những quy định pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo Luật cạnh tranh 2004.

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền trên thực tế

– Những vấn đề lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)

– Những quy định pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo Luật cạnh tranh 2004 (xác định vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm )

03 tiết

Chương 4: Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Những vấn đề lý luận về tập trung kinh tế

– Những quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2004.

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế trên thực tế

– Những vấn đề lý luận về tập trung kinh tế (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)

– Những quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2004 (các hình thức tập trung kinh tế, các trường hợp bi cấm, trường hợp miễn trừ, trường hợp phải thông báo với CQQLCT)

03 tiết

Chương 5: Pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

– Những quy định pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2004.

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới hoạt động kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế

– Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)

– Những quy định pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2004 (Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;  Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha công ty khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của công ty khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ).

06 tiết

Chương 6: Tố tụng cạnh tranh, miễn trừ và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

Sau khi hoàn thành chương học, người học có thể nắm được:

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về tố tụng cạnh tranh

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về thủ tục miễn trừ.

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới tố tụng cạnh tranh, miễn trừ và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thực tế

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về tố tụng cạnh tranh (khái niệm, chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, thủ tục tố tụng)

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về thủ tục miễn trừ (nhận thức chung, thẩm quyền quyết định, trình tự xem xét, quyết định)

– Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh (hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý)

03 tiết