Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4 – Có Hình Minh Họa | Blog EPAL

5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938

Các khoảng thời gian đáng nhớ

  • Nước Văn Lang ra đời trong khoảng 700 năm TCN
  • Nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang Vào cuối thế kỷ III TCN
  • Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40
  • Ngô quyền lãnh đạo quân dân lập nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938
  • Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968
  • Phát động cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lần thứ nhất diễn ra vào năm 981
  • Nhà Lý di dời thủ đô ra Thăng Long năm 1010
  • Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai vào năm 1076
  • Năm 1226 nhà Trần được thành lập.

1. Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Văn LangNhà nước Văn Lang

  • Ra đời trong khoảng 700 năm TCN. Trong khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả nơi người Việt sinh sống.
  • Nhà nước Văn Lang được phần thành nhiều tầng lớp. Vua (Hùng Vương) – Lạc Hầu, Lạc Tướng – Lạc dân – Nô tỳ.
  • Về hình thức hoạt động sản xuất. Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa. Ngoài ra còn biết đúc đồng làm vũ khí và phát minh các công cụ sản xuất.
  • Về mặt cuộc sống ở các bản, các làng. Biết xây dựng nhà sàn để ở và tránh thú dữ. Có nhiều phong tục ở các bản, làng. Như nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc và kể cả cạo trọc đầu,…
  • Phụ nữ thì biết và thích đeo hoa tai và đeo nhiều vòng tay bằng đá, đồng.

2. Nước Âu Lạc

Nhà Nước Âu LạcNhà Nước Âu Lạc

  • Cuối thế kỷ III TCN, nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang ra đời.
  • Về hoàn cảnh ra đời, năm 218 TCN, quân Tần sang xâm lược nước ta. Tướng Thục Phán đã lãnh đạo người Âu – Lạc Việt cùng nhau đánh bại giặc ngoại xâm. Sau thành lập nước Âu Lạc và tự xưng là Anh Dương Vương.
  • Kinh đô của Âu Lạc là thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
  • Có nhiều thành tựu điển hình về quốc phòng. Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và xây thành Cổ Loa.

3. Ách đô hộ của các triều đại phong kiến đối với nước ta

Triều Đại Phong KiếnTriều Đại Phong Kiến

  • Khoảng thời gian : từ năm 179 TCN đến tận năm 40.
  • Để cai trị nhân và dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc. Đã chia nước ta thành nhiều quận, huyện để kiểm soát.
  • Bọn chúng bắt dân ta lên rừng săn bắt động vật như voi, tê giác . Bắt ta săn chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi. Đồng thời bắt dân khai thác san hô để nộp cho chúng.
  •  Đưa người Hán sang ở với dân ta. Bắt nhân dân ta phải học và làm theo phong tục của người Hán.

4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa 2 bà TrưngCuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng

  • Thời gian của cuộc khởi nghĩa: năm 40.
  • Lý do cuộc khởi nghĩa: lòng căm thù giặc sâu sắc. Nỗi oán hận quân thù và ách đô hộ tàn án của nhà Hán. Vì nợ nước, vì thù nhà mà cuộc khởi nghĩa diễn ra.
  • Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa . Sau hơn 2 thế kỹ chịu áp bức dưới ách đô hộ nhà nước phong kiến. Đây là lần đầu tiên quân và dân ta đứng lên giành được độc lập.

5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938

Cuộc chiến trên sông Bạch ĐằngCuộc chiến trên sông Bạch Đằng

  • Nguyên nhân: quân Nam Hán bắt đầu tiến quân xâm lược nước ta. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu. Và 1 phần do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.
  • Ngô Quyền đã dùng kế gì sách để đánh và thắng quân giặc. Kế sách đó chính là cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng. Lợi dụng thuỷ triều lên thời cơ thuận lợi rồi nhử giặc vào sâu trong bãi cọc và tấn công. Quét và hạ quân giặc trong nháy mắt.
  • Ngô Quyền được nhân dân ủng hộ. Lên ngôi vua vào năm 939.
  • Ý nghĩa của chiến thắng sông Bạch Đằng. Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của thực dân phong kiến phương Bắc. Kết thúc 1000 năm đô hộ đối với quân và dân ta. Mở ra 1 thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.       

6. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quânĐinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

  • Sau khi vua Ngô Quyến mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. Những thế lực phong kiến ở các địa phương trỗi dậy. Chia cách đất nước thành 12 vùng phân biệt.
  • Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân lại. Liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.
  • Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước vào năm 968. Lên ngôi vua và đặt tên nước là Dại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.

7. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077)

Cuộc chiến chống quân Tống xâm lượcCuộc chiến chống quân Tống xâm lược

  • Vào thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm.
  •  Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt. Đã bảo vệ được nền độc lập chủ của đất nước trước sự xâm lược của quân Tống.
  • Đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ 2.

8. Thời nhà Trần

a. Hoàn cảnh ra đời

  • Vào cuối thế kỷ XII, Nhà Lý suy yếu dần. Triều đình thì lục đục, nhân dân thì đói khổ.
  • Bên cạnh đó, Vua Lý Huệ Tông lại không có con trai. Nên phải nhường ngôi lại cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi.
  • Khi đó, quân xâm lược phương Bắc đang trong tư thế rình rập. Nên nhà Lý phải dựa vào họ Trần để giữ vững ngai vàng.
  • Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó, nhà Trần chính thức được thành lập.

Trời Nhà TrầnTrời Nhà Trần

b. Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước:

  • Vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .Và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.
  • Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khỏe mạnh được nhà nước tuyển vào quân đội. Khi không có chiến tranh ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh tham gia chiếm đấu.
  • Đặt chuông lớn ở thềm cung điện. Để dân thỉnh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.
  • Đặt thêm các chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

c. Nhà Trần đã xây dựng hệ thống đê điều như thế nào?

  • Hệ thống đê hình thành dọc theo bờ sông Hồng . Và các con sông lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
  • Kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Đời sống nhân dân được no ấm bình an.

9. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

a. Ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm

  • Các bô lão, đàn ông trai tráng và phụ nữ, trẻ em đồng thanh quyết tâm đánh giặc.
  • Người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là Trần Hưng Đạo. Ông đã viết 1 bài  Hịch khích lệ mọi người chiến đấu.
  • Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - NguyênCuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

b. Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì đánh giặc?

  • Chủ động rút khỏi thành Thăng Long. Chờ đến khi giặc mệt mỏi, đói khát. Khi đó mới tấn công quyết liệt nên giành được thắng lợi.

c. Ý nghĩa của ba lần chiến thắng quân Mông-Nguyên của quân dân ta thời Trần:

  • Quân Mông-Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa.
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước của người dân. Tinh thần Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

Download (tải) đề cương ôn thi môn lịch sử lớp 4

TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ LỚP 4

Xem thêm đề cương lớp 4:

Đề Cương Ôn Tập Môn Tiếng Việt Lớp 4