Dạy trẻ thông qua các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non – Phenikaa

Dạy trẻ thông qua các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Vai trò của các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Các trò chơi phá khoa học khoa học cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Bởi các trò chơi khám phá sẽ cho trẻ mang lại nhiều tác dụng đặc biệt như:

Giúp bé sớm hình thành kỹ năng tư duy sâu

Trò chơi khám phá khoa học giúp trẻ hình thành kỹ năng tư duy, phân tích mọi sự vật và hiện tượng xung quanh một cách tự nhiên nhất. Đồng thời rèn luyện trẻ khả năng quan sát, nhận xét, khái quát một vấn đề trong khi chơi trò chơi. Từ đó tạo tiền đề kích thích não bộ của trẻ phát triển.

Trò chơi khám phá khoa học giúp trẻ hình thành nhiều kỹ năng quan trọng.

Giúp trẻ củng cố kiến thức có sẵn, mở rộng hiểu biết của trẻ

Các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non giúp bé có thêm nhiều kiến thức bên ngoài sách vở. Trẻ sẽ dần được bổ sung, mở rộng hiểu biết về xung quanh một cách tự nhiên nhất.

Đặc biệt, khi trẻ mầm non có cơ hội khám phá khoa học sẽ giúp trẻ có nền tảng vững chắc, cái gốc ngay từ nhỏ.  Sau này khi gặp chương trình khó hơn, trẻ dễ dàng vượt qua chúng. Hơn nữa, việc cung cấp kiến thức khoa học cho trẻ ngay từ nhỏ góp phần quyết định thành công của trẻ trong tương lai.

Kích thích sự tò mò, ham khám phá và tính kiên nhẫn ở trẻ

Dùng trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non sẽ kích thích tò mò của trẻ lên mức tối đa. Khám phá khoa học khơi gợi ham học ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ không thích mình đứng ngoài cuộc chơi, không thích chỉ đứng xem ba mẹ chơi mà muốn tự mình làm chủ cuộc chơi.

Ba mẹ chỉ nên hỗ trợ một phần nào đó thôi chứ không nên dạy trẻ chơi từng tí một như vậy không khai thác được tiềm năng của trẻ. Để trẻ tự khám phá qua trò chơi sẽ tốt hơn dạy trẻ qua sách vở. Một trẻ tự tìm tòi sẽ nhớ lâu hơn, ngoài ra còn giúp trẻ nâng cao tính kiên nhẫn.

Các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Ngoài học chữ thì ở lứa tuổi mầm non ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi khám phá. Trẻ sẽ cực thích thú ngay từ nhỏ. Dưới đây là một số trò chơi siêu quen thuộc và dễ thực hiện giúp trẻ tăng khả năng khám phá khoa học mà ba mẹ có thể cùng chơi với trẻ.

1.Trò chơi bán hàng (hay còn gọi là chơi đồ hàng) 

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá…(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).

  • Cách chơi trò bán hàng: Ba mẹ sẽ là người bán hàng, còn trẻ là người mua hàng. Ba mẹ sẽ sắp xếp thực phẩm theo từng loại. Khi trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bác ơi bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận…”. “Trẻ là người mua sẽ phải” trả tiền và nói cảm ơn. Sau khi mua thì trẻ và ba mẹ sẽ chào tạm biệt nhau.

  • Tác dụng của trò chơi bán hàng: Đây là trò chơi khám phá cho trẻ mầm non giúp các bé hiểu hơn về công việc buôn bán cũng như hiểu được giá trị của những thứ mình có xung quanh.

Trò chơi đồ hàng giúp trẻ hiểu hơn về sự vật hiện tượng xung quanh mình

2. Trò chơi ghi nhớ bước chân

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Ba mẹ sẽ vẽ các dạng hình học như:  hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật

  • Luật chơi: Trẻ phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của ba mẹ. Đi sai là trẻ thua và phải đi lại.

  • Cách chơi: cho trẻ chơi theo nhóm với anh chị, có thể là 2-3 trẻ (trước khi chơi ba mẹ có thể cho trẻ bốc thăm hoặc oẳn tù tì để chọn lợt chơi). Khi ba mẹ nói đến tên hình nào thì trẻ phải đi vào hình đó (VD: Ba mẹ nói hình vuông trẻ phải đi vào hình vuông, ba mẹ nói hình chữ nhật trẻ phải đi vào hình chữ nhật), nếu bước sai phải nhường lượt chơi cho anh chị và ngược lại. Kết thúc lần chơi, ai bước được đúng nhiều hơn thì người đó thắng cuộc.

  • Tác dụng của trò chơi ghi nhớ bước chân: Đây là một trong những trò chơi khám phá cho trẻ mầm non thú vị giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại hình cơ bản ở hoạt động làm quen với toán. Trẻ nhớ đọc thành thạo tên các loại hình học cơ bản như: (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật). Rèn kĩ năng quan sát và phản xạ nhanh ở trẻ.

Trò chơi ghi nhớ bước chân giúp trẻ thành thạo với hình học cơ bản

3.  Trò chơi tập làm bữa cơm gia đình

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Các đồ dùng gia đình để đựng đồ ăn, thức uống đặt vào góc Gia đình, một bàn ăn. Ba mẹ chuẩn bị mẫu bàn ăn dọn đồ cho một người:  một đĩa, một cốc, một thìa, một bát…

  • Cách chơi trò tập làm bữa ăn gia đình: Ba mẹ giải thích cho trẻ biết cần chuẩn bị những gì vào khay (mâm) để sắp bộ đồ ăn cho 6 người ngồi xung quanh bàn này. Cho một trẻ sắp xếp đồ cho một người ăn: một đĩa, một cốc, một thìa, một bát. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia cùng anh chị. Anh chị sẽ cùng xếp đồ dùng cho thành viên khác của gia đình. Sau khi xếp xong cho trẻ thảo luận về các thức ăn và đồ uống nào được đựng vào dụng cụ nào.

  • Tác dụng: Trẻ biết cách chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình ở góc gia đình. Thông qua trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non này trẻ sẽ gọi tên thành thạo các đồ dùng và các đồ thức ăn, thức uống.

Trò chơi bé tập nấu ăn.

4. Trò tìm hiểu các con vật sống trong rừng

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Hình ảnh về các động vật sống trong rừng. Đồ dùng của trẻ: Lô tô các động vật sống trong rừng, lô tô về thức ăn của các con vật, bộ hình các con vật sống trong rừng.

  • Cách chơi: Cho trẻ hát và vận động theo bài “Đố bạn biết”. Ba mẹ trò chuyện với trẻ: “Bé ơi con vừa hát bài gì? – Trong bài hát nhắc đến những con vật nào? – Những con vật này sống ở đâu? – Trong rừng còn có những con vật nào nữa? – Để biết những con vật này sống trong rừng như thế nào ba mẹ cùng con khám phá nhé. Con có chịu không.” 

Ví dụ khi làm quen với con khỉ:  Ba mẹ đọc câu đố: “Con gì chân khéo như tay/ Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo? (Con khỉ).

+ Ba mẹ cho trẻ quan sát tranh con khỉ và hỏi bé: – Con khỉ có những bộ phận gì? – Lông khỉ có màu gì? (Lông có nhiều màu đen hoặc nâu, hoặc xám, trắng…) – Khỉ thích sống ở đâu? – Khỉ di chuyển bằng cách nào? – Khỉ thích ăn gì ? (Khỉ thích ăn các loại quả.) Tương tự như vậy ba mẹ sẽ cho con tìm hiểu về các con vật khác.

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non thú vị nhất, trẻ nhận biết, gọi tên, nhận xét được những đặc điểm bên ngoài của các con vật sống trong rừng như: voi, hổ, sư tử, khỉ…về cấu tạo, hình dáng, cách vận động, thức ăn, tiếng kêu, tập tính. Đồng thời đây là trò chơi giáo dục kỹ năng sống: Biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm do những động vật hoang dã có thể gây ra.

Trò tìm hiểu các con vật sống trong rừng giáo dục trẻ kỹ năng sống và hiểu sâu hơn về các con vật

5.Trò chơi “Tìm quả cho cây”

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Một số cây nhựa hoặc cây bằng bìa cứng và một số quả rời. Các thẻ số (Chuẩn bị theo số mà trẻ đã học).

  • Cách chơi: Ba mẹ chuẩn bị cây có các tán nhỏ và gắn thẻ số lên các tán cây. Trẻ có nhiệm vụ sẽ đi qua con đường hẹp lên trên bàn lấy quả và dán lên mỗi tán của cây. Trẻ gắn xong càng nhanh càng tốt. Thời gian tùy bố mẹ lựa chọn để kết thúc trò chơi. Sau khi trẻ gắn xong, Ba mẹ sẽ nhận xét: Con có thể cho ba mẹ biết con vừa làm gì không? (Gắn quả lên cây) – Con đã làm như thế nào? (Gắn quả lên các tán cây đúng với số lượng trong thẻ số).

  • Tác dụng của trò chơi: Củng cố khả năng nhận biết số lượng và luyện đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát của trẻ một cách hiệu quả.

“Tìm quả cho cây” là trò chơi bé rất yêu thích.

Trên đây là những trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non đầy bổ ích chúng tôi gửi đến gia đình mình. Mong rằng với các trò chơi này, ba mẹ sẽ cùng bé yêu của mình có những giờ phút trải nghiệm, khám phá cuộc sống đầy bổ ích và vui vẻ.

 

Nguồn: thegoldbeehive.edu.vn

Có thể bạn quan tâm