Dạy trẻ 2 tuổi biết cách chia sẻ

Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ là một chủ đề khá thú vị và hữu ích đối với các bậc cha mẹ, nhất là những trẻ dưới 2 tuổi. Ở độ tuổi này, chúng ta thường quan sát thấy trẻ có vẻ tỏ ra khá ích kỷ, hay theo cách nói của nhiều người trẻ được coi là thần giữ của. Vậy nguyên nhân nào lại khiến trẻ có những biểu hiện như vậy và làm cách nào để dạy trẻ biết cách chia sẻ?

1. Những biểu hiện thường gặp ở trẻ 2 tuổi

Bạn có thể bắt gặp cô con gái 2 tuổi của mình hét lên “của tớ” và giằng lấy con búp bê của một người bạn cùng chơi vào một ngày đẹp trời nào đó. Hay bạn có thể thấy đứa con 2 tuổi bé bỏng của mình đang hét lên “không” khi thấy bạn nhặt quả bóng yêu thích của trẻ và lăn trên sàn nhà vào một ngày khác. Bạn lo lắng và suy nghĩ rằng con thật ích kỷ và cần phải dạy dỗ lại con.

Tuy nhiên, để hiểu được hành động của trẻ, bạn cần hiểu về tâm lý của một đứa trẻ 2 tuổi: Trẻ hành động theo cách nhìn nhận của lứa tuổi mình đối với thế giới xung quanh mà trong đó, những đồ vật hay món đồ chơi của trẻ là của riêng chúng. Trẻ 2 tuổi đang bắt đầu hình thành sự hiểu biết nhất định về sự sở hữu và đang phát triển ý thức mạnh mẽ về bản thân, điều này khiến “của con” và “không” trở thành 2 từ yêu thích của chúng.

Tất nhiên, cũng có một số trẻ cảm thấy rất vui khi chia sẻ món đồ chơi mà mình yêu thích, song phần lớn trẻ đều có suy nghĩ muốn được sở hữu nhiều hơn. Trên thực tế, trẻ vẫn chưa sẵn sàng để chia sẻ khi dưới 2 tuổi. Chắc chắn, nếu bạn để mắt đến chúng trẻ có thể chơi bên cạnh những đứa trẻ khác, tuy nhiên mâu thuẫn giữa bọn trẻ có thể xảy ra xoay quanh việc cho và nhận, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý.

Thực ra, trẻ cần được học về cách chia sẻ và điều này phải mất một khoảng thời gian. Bạn có thể bắt đầu giới thiệu cho con những ưu điểm của việc chia sẻ, từ đó xây dựng nền tảng cho việc hình thành đức tính tốt đẹp này cho cho trẻ khi con lớn dần mặc dù trẻ 2 tuổi vẫn còn khá nhỏ.

Để dạy trẻ 2 tuổi cách chia sẻ, bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây.

tranh dành

2. Cách dạy trẻ 2 tuổi chia sẻ

Chia sẻ là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống. Để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn, đó là đức tính mà trẻ nhỏ cần được học và rèn luyện. Chia sẻ còn giúp trẻ có thể hợp tác với những người bạn khác trong việc vui chơi, học tập và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng.

Trẻ sẽ phải học cách chia sẻ với những người khác khi bước vào môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học…

Trẻ sẽ nhận thức được về sự thỏa hiệp và công bằng cũng như giúp trẻ học được rằng nếu trẻ biết cho đi thì sẽ nhận lại được (theo một cách và dưới hình thức nào đó mà chúng ta không ngờ tới được) khi được dạy về sự chia sẻ.Chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là quy luật của cuộc sống, mặc dù đây không phải là mục đích của việc học cách chia sẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng học được cách đàm phán, thay phiên (hay chờ tới lượt) và làm thế nào để đối phó với sự thất vọng. Đây đều là những kỹ năng sống rất quan trọng khi được học cách chia sẻ. Điều này giúp trẻ dần hình thành lòng bao dung, rộng lượng đối với mọi người khi trẻ lớn lên.

2.1. Cùng trẻ chơi trò đổi phiên/luân phiên

Thường xuyên cho trẻ thực hành trò đổi hoặc luân phiên cùng bạn, chẳng hạn như các trò chơi sau:

  • Bạn lật một trang sách (có thể là giờ đọc sách trước khi đi ngủ), rồi đến lượt trẻ lật một trang sách
  • Bạn xếp khối hình lắp ghép lên khối của trẻ rồi sau đó đến lượt trẻ xếp một khối lên trên khối hình của bạn
  • Bạn và trẻ thay phiên nhau xếp các mảnh ghép
  • Hoặc bạn có thể ôm hôn gấu bông của trẻ rồi sau đó đưa lại cho trẻ ôm, hôn.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những trò chơi khác mà trẻ yêu thích và hứng thú. Những trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu được về sự chia sẻ và giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ đưa một món đồ nào đó cho người khác không đồng nghĩa với việc là trẻ không bao giờ lấy lại được nó.

Đọc sách cùng con mỗi ngày

2.2. Đừng phạt trẻ khi con “keo kiệt”

Đây không phải là cách dạy trẻ 2 tuổi nếu bạn nói với trẻ rằng con ích kỷ và phạt con vì bé không chia sẻ đồ chơi với trẻ khác, hay ép con trao một món đồ (một đồ vật hay đồ chơi yêu thích mà có thể là rất quý giá đối với con, càng không phải dạy con sự hào phóng, mà chính bạn đang khơi mào và khuyến khích sự phẫn nộ của trẻ.

Theo tiến sĩ về phát triển và tâm lý học tại đại học George Mason ở Fairfax, Virginia – Susanne Denham thì bạn không bao giờ nên trừng phạt một đứa trẻ đặc biệt là trẻ 2 tuổi khi trẻ không chia sẻ với người khác, bởi đó là một quyết định rất mang tính cá nhân.

2.3. Hãy trò chuyện cùng trẻ

Bạn hãy trò chuyện cùng trẻ để giúp trẻ tự khám phá những cảm xúc liên quan đến việc chia sẻ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu cảm giác của bạn mình như thế nào, nếu bạn của trẻ giữ hoặc lấy lại một món đồ chơi nào đó. Hãy giúp trẻ thể hiện cảm xúc của chính mình thành lời nói.

Ngoài ra, khi trẻ đã có sự nới lỏng sự sở hữu của mình, bạn hãy dành cho trẻ nhiều lời khen ngợi. Ví dụ tại bữa ăn xế, bạn hãy nhận xét về việc trẻ và bạn của con đã đáng yêu như thế nào khi cùng chơi và cùng chia sẻ bánh quy cho nhau. Hãy chỉ cho con thấy rằng khi chia sẻ cho người khác sẽ đem lại niềm vui như thế nào.

2.4. Giúp trẻ thực hiện việc chia sẻ từng bước nhỏ bằng cách cổ vũ

Thái độ sở hữu của trẻ 2 tuổi đôi khi được thể hiện một cách thái quá, thậm chí không muốn người khác chạm vào đồ vật của mình.

Bằng cách khuyến khích trẻ rằng con thật dễ thương vì cho người khác xem món đồ chơi của mình, bạn có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Con sẽ thấy vui vẻ hơn khi chia sẻ với người khác khi trẻ được ủng hộ bằng lời khen ngợi của bạn.

2.5. Hãy thiết lập sân chơi cho trẻ

Hãy để trẻ cất món đồ chơi đặc biệt yêu thích của mình vào một chỗ khác trước khi bạn bè chúng đến, nếu bạn đang dự định tổ chức một buổi gặp gỡ cho trẻ và bạn của chúng. Bạn hãy đặt những món đồ chơi đơn giản như xếp khối hình, bút màu và sách tô màu, quần áo hóa trang, đất sét,…ở khu vực vui chơi. Bạn hãy nói với trẻ và bạn của con rằng chúng có thể chia sẻ những món đồ chơi đó và khen ngợi khi trẻ thực hiện những điều này. Hãy phân tán sự chú ý của chúng bằng một câu hỏi, một món ăn nhẹ hoặc một trò chơi khác, nếu một trong số trẻ có biểu hiện “chiếm hữu” đồ chơi làm của riêng.

Mầm non

2.6. Tôn trọng những đồ dùng của trẻ

Nếu đồ chơi, quần áo, sách hay màu của chúng bị xáo trộn hoặc bị người khác sử dụng một cách tự do thì không có gì lạ khi một đứa trẻ 2 tuổi không muốn chia sẻ những món đồ đó với ai.

Vì vậy trước tiên bạn hãy tôn trọng trẻ, trước khi đụng vào hoặc mượn một món đồ gì đó của chúng, bạn cần hỏi ý kiến của trẻ. Hãy chấp nhận và yêu cầu anh chị em, bạn bè, người thân hay bảo mẫu cũng làm tương tự nếu trẻ nói “không”.

2.7. Bạn hãy làm gương cho trẻ

Ngay cả khi bạn chưa dạy trẻ 2 tuổi về cách chia sẻ, trẻ cũng sẽ bắt chước hành động của bạn.

Cách tốt nhất để trẻ học được cách chia sẻ, rộng lượng với người khác chính là để trẻ nhìn thấy bạn thực hiện những điều đó. Vì vậy, bạn có thể dạy trẻ bằng những hành động nhỏ hàng ngày như chia sẻ cho trẻ cây kem mà bạn đang ăn, cho trẻ mượn khăn của bạn, hoặc nếu bạn muốn dùng đồ của trẻ đừng quên hỏi ý kiến của trẻ trước. Đừng quên dạy con rằng những điều vô hình như cảm xúc, suy nghĩ hay những câu chuyện cũng có thể chia sẻ được, thêm vào đó để mô tả những gì bạn đang làm, bạn hãy sử dụng từ ngữ để thể hiện sự chia sẻ.

Trong thời gian trẻ bắt đầu học, chia sẻ có thể là một thử thách khá khó khăn. Để phát triển đức tính này, hầu hết trẻ em sẽ cần thời gian và cơ hội để thực hành.

Bạn có thể cùng con thực hành tại nhà và trò chuyện về những gì bạn và trẻ đang làm trong trường hợp trẻ nhà bạn không chịu chia sẻ.

Khi con không thích chia sẻ đồ chơi, cũng không có lý do gì để bạn không cho trẻ tham gia chơi cùng trẻ khác. Bạn nên coi những dịp chơi chung này là cơ hội để trẻ thực hành. Trong khoảng thời gian trẻ chơi cùng bạn bè, bạn nên ở bên cạnh trẻ để nhắc nhở và động viên giúp trẻ không quên việc chia sẻ với bạn khác. Bạn hãy lặp lại chính xác những gì trẻ làm và bạn tự hào như thế nào khi thấy trẻ làm như vậy khi con thực hiện những điều này.

Nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ là việc làm cần thiết, tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn phát triển cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com