Dạy nấu ăn, văn hóa và kỹ năng sống miễn phí
Ngoài học nghề, học viên còn được đào tạo kiến thức bổ sung về văn, toán, tiếng Anh… Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ nhà hàng TP.HCM Tạ Vạng Đức cho biết: “Bên cạnh đào tạo tay nghề, chúng tôi dạy thêm về kỹ năng mềm, tiếng Anh, đặc biệt dạy văn hóa bởi nhiều học viên đến đây học do điều kiện khó khăn, có em mới học xong lớp 5, có em chưa hoàn thành THPT… Hơn nữa, nhiều em ra đời sớm, bị nhiễm văn hóa đường phố nên khi vào trường, được đào tạo toàn diện về văn hóa, kỹ năng sẽ giúp các em phát triển bền vững”.
Ông Đức cho biết thêm: “Học viên được trường hỗ trợ giới thiệu đến khi nào có việc, tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 85%, tỷ lệ học viên có việc làm khoảng 95%”.
tin liên quan
Hiệu trưởng phải là một nghề
Mai Nguyễn Thành Long, 18 tuổi, học bếp bánh được 4 tháng, kể: “Em nghỉ học từ năm lớp 11, ở nhà cũng không biết làm gì. Rồi mẹ thấy em thích nấu ăn, làm bánh nên cho đi học. Giờ em đã biết làm bánh mì, bánh nướng, bánh bông lan, bánh lạnh. Đến tháng 3 em sẽ đi thực tập ở tiệm bánh. Em nghĩ học ở đây là cơ hội rất tốt cho em, một người chưa tốt nghiệp THPT…”.
Mai Nguyễn Thành Long, 18 tuổi, học bếp bánh được 4 tháng, kể: “Em nghỉ học từ năm lớp 11, ở nhà cũng không biết làm gì. Rồi mẹ thấy em thích nấu ăn, làm bánh nên cho đi học. Giờ em đã biết làm bánh mì, bánh nướng, bánh bông lan, bánh lạnh. Đến tháng 3 em sẽ đi thực tập ở tiệm bánh. Em nghĩ học ở đây là cơ hội rất tốt cho em, một người chưa tốt nghiệp THPT…”.
Trường KOTO có 2 nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM và 1 trung tâm đào tạo tại Yên Viên (Hà Nội), thời gian tuyển sinh vào tháng 3 và tháng 8 hằng năm. Học viên được chọn một trong 2 chuyên ngành là phục vụ nhà hàng/bar, hoặc bếp, đào tạo trong vòng 24 tháng. Chị Huỳnh Thị Nguyên Thảo, đại diện Trường KOTO chi nhánh TP.HCM, cho biết: “Mỗi đợt tuyển sinh sẽ nhận 40 học viên, là những thanh thiếu niên từ 16 – 22 tuổi, hoàn cảnh kém may mắn, trẻ mồ côi hoặc có người thân nhưng không đủ điều kiện nuôi dưỡng, nhóm có nguy cơ phạm tội hoặc nguy cơ bị buôn người… Trong 18 tháng đầu, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, học viên còn được học về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, tâm lý, sức khỏe giới tính… Trong 6 tháng cuối, học viên thực tập ở những nhà hàng, khách sạn lớn trong thành phố. Học viên sau khi tốt nghiệp được nhận chứng chỉ do Box Hill Institute (Úc) cấp và có giá trị quốc tế”.
Từ năm 2018, KOTO mở thêm chương trình đào tạo 6 tháng dành cho nhóm phụ nữ yếu thế. Chương trình này thuộc khuôn khổ dự án hợp tác giữa Lãnh sự quán Úc và KOTO trong vòng 3 năm. Trong suốt 6 tháng học, trường hỗ trợ mỗi học viên 1,5 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt, học xong sẽ được nhận chứng chỉ do KOTO cấp.
Không chỉ được học về cách thức làm bánh mì, học viên sau khi học xong tại 4P-Foods (116A Nguyễn Hữu Thọ, H.Nhà Bè, TP.HCM) sẽ được trợ vốn để mở một tủ bán bánh mì. Nhà sáng lập 4P-Foods, anh Trần Lâm Ngọc Chánh, chia sẻ: “Tôi chỉ dẫn tất cả kỹ thuật làm bánh, làm nhân thịt, xá xíu, pate… cũng như cách quản lý tài chính, xoay vòng vốn để sau khi học xong học viên có thể tự kiếm sống, nuôi gia đình”.