Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốt

Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốt

Nhật Bản là một đất nước phát triển. Cách giáo dục trẻ em cũng khá đặc biệt. Họ quan tâm sâu sát đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt bộ môn “Giáo dục nhà bếp” được đưa vào trường mầm non. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng phương pháp này giúp trẻ có kỹ năng nấu ăn giỏi. Đồng thời, giúp các con hình thành thái độ lạc quan với cuộc sống. Vậy còn ở Việt Nam thì sao? Có nên dạy nấu ăn sớm cho trẻ hay không? Qua tìm hiểu có một số lợi ích từ việc dạy nấu ăn cho trẻ được chia sẻ. Các mẹ cùng tham khảo nhé! 

Rèn luyện tính tự lập, sự ngăn nắp, kiên trì

Trẻ rất thích được phụ giúp, làm việc cùng cha mẹ. Được sự khích lệ động viên và tin tưởng của cha mẹ.

– Khi được cha mẹ giao nhiệm vụ sơ chế thực phẩm, rau củ hoặc nấu món bất kì trẻ sẽ có trách nhiệm hoàn thành. 

– Sau khi nấu xong trẻ được hướng dẫn dọn dẹp khu vực nấu ăn của mình sạch sẽ, ngăn nắp. Để dụng cụ nấu bếp đúng nơi quy định.

– Nấu ăn là quá trình thực hiện từng công đoạn, không được nôn nóng mà bỏ qua bước nào. Phải thật bình tĩnh, khéo léo, cẩn thận tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Những việc này trẻ cần được rèn luyện hàng ngày từ dễ đến khó để tạo thói quen tốt. Điều này nên áp dụng ngay cả ở nhà hay ở một lớp học nấu ăn bất kỳ.

day nau an 2 - Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốtday nau an 2 - Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốt

Yêu lao động, chia sẻ công việc với người thân trong gia đình

Ngay từ nhỏ cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động vui chơi, học tập và lao động.  Nếu người lớn làm thay mọi thứ lớn lên trẻ sẽ ỷ lại, lười biếng. Trong khi dạy nấu ăn sớm cho trẻ mẹ nên giao những việc từ dễ đến khó. Bé có thể giúp mẹ nhặt rau, rửa rau, gọt củ quả… Trước và sau bữa cơm bé dọn mâm bát trên bàn ăn, bưng giúp mẹ những thứ nhẹ nhàng. Nếu trẻ làm chưa tốt cha mẹ không nên mắng chửi, quát nạt. Nên nhắc nhở, động viên nhẹ nhàng để lần sau trẻ làm tốt hơn.

Khám phá năng lực bản thân, năng khiếu nấu ăn

Mỗi đứa trẻ có một năng khiếu, sở thích khác nhau. Việc rèn luyện cho một đứa trẻ không thích nấu ăn sẽ khó và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, với những bạn nhỏ đã yêu thích nấu ăn thì thật tuyệt vời. Con sẽ hào hứng, vui vẻ mỗi lần vào bếp. Trước là phụ mẹ, sau sẽ nhận nhiệm vụ chế biến, trang trí những món ăn theo ý của mình. Như vậy, giúp con phát huy được tính sáng tạo, lòng đam mê. Việc trở thành một đầu bếp nhí là điều không xa.

Ở Việt Nam trước đây chỉ tổ chức những lớp dạy nấu ăn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp như lớp 9, lớp 12. Ngày nay đã có thêm nhiều trung tâm giáo dục mở những lớp dạy nấu ăn cho trẻ từ độ đuổi rất nhỏ. Đặc biệt kể đến cuộc thi “Vua đầu bếp nhí Việt Nam” dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi tham gia.

day nau an 3 - Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốtday nau an 3 - Dạy nấu ăn sớm cho trẻ để con rèn luyện những đức tính tốt

Yêu quý trân trọng thành quả lao động

Trẻ em rất vui sướng khi hoàn thành tốt một việc gì đó. Khi trẻ tự tay mình chuẩn bị bữa ăn cho bản thân và gia đình sẽ cảm thấy rất hào hứng. Để làm được món ăn ngon, trẻ đã cố gắng dồn hết tâm huyết, niềm đam mê của mình vào đó. Và trẻ càng biết trân trọng thành quả lao động của mình cũng như của người khác. Khi vào bữa, món ăn nào ngon gia đình nên khen ngợi trẻ, chưa ngon nên góp ý nhẹ nhàng. Đặc biệt. không nên chê bai làm trẻ nhụt ý chí, mất tự tin khi vào bếp.

Như vậy, việc dạy nấu ăn sớm cho trẻ đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Nó không chỉ giúp con biết nấu những món ăn ngon, còn rèn luyện cho con những đức tính tốt. Trẻ 5 tuổi đã có thể nhận nhiệm vụ phụ giúp mẹ làm bếp. Lên 8 tuổi mẹ có thể cho con tham gia một lớp học nấu ăn nào đó. Thật tuyệt vời, mỗi ngày trẻ được học thêm những món ngon mới để cùng mẹ nấu ăn cho gia đình. Ý thức, trách nhiệm và yêu quý lao động hơn. Nếu các mẹ đồng ý thì ngay bây giờ hãy dạy nấu ăn sớm cho con nào!