Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?
Nội Dung Chính
Tâm lý của trẻ 1 tuổi
Trước khi tìm hiểu bài học dạy bé 1 tuổi những gì, chúng ta nên nắm bắt rõ ràng tâm lý của các con. Khi trẻ em 1 tuổi, là lúc con chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang giai đoạn chập chững tập đi. Mỗi giai đoạn phát triển, con trẻ sẽ hình thành các kỹ năng đánh dấu cho cột mốc phát triển quan trọng như chập chững những bước đi đầu tiên; biết vẫy tay chào tạm biệt; khoanh tay ạ cảm ơn; hoặc nói một hai từ cơ bản… Các mốc phát triển này được hình thành mỗi ngày từ trong cách chúng chơi, học, nói, cư xử và di chuyển (như bò, đi hoặc nhảy).
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi trẻ 1 tuổi sẽ chập chững đi xung quanh nhà và nhận thức được mọi thứ trong môi trường sống. Giai đoạn này, trẻ nhỏ cũng rất thích được khám phá những điều mới mẻ. Nhất là, trẻ em 1 tuổi còn có khả năng nhận ra tên của những người và đồ vật quen thuộc; tập nói các cụm từ và câu đơn giản; cũng như làm theo các hướng dẫn và chỉ dẫn đơn giản từ bố mẹ.
Ngoài ra, con sẽ thể hiện tính độc lập cao hơn; bắt đầu có những tính cách ngang bướng hơn. Con sẽ mỉm cười thích thú khi nhận ra mình trong ảnh hoặc gương. Hay con sẽ bắt chước những hành động của người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ em lớn hơn.
>> Bố mẹ có thể xem thêm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao.
Bố mẹ nên dạy bé 1 tuổi những gì để phát triển toàn diện?
1. Dạy bé 1 tuổi những gì? Dạy con tập nói
Theo Deb Roy – Một nhà nghiên cứu và giám đốc của nhóm MIT Media Lab’s Cognitive Machines cho biết; vì ông muốn biết con trai học ngôn ngữ thế nào. Ông đã đặt máy quay khắp nhà để lưu giữ mọi khoảnh khắc của con trai ông trong 3 năm đầu đời. Sau đó, ông phân tích trên 90.000 giờ đoạn video. Và ông đã tìm ra mối tương quan giữa những cuộc trò chuyện của bé với cha mẹ và việc học ngôn ngữ.
Theo Deb Roy, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng ghi nhớ và nhắc lại một từ ngữ nào đó. Nếu tần suất bé được nghe từ ngữ đó đủ nhiều trong ngữ cảnh câu đơn giản. Vì thế, các bố mẹ khi nói chuyện cùng con hãy lặp đi lặp lại các câu nói ngắn có chứa từ vựng muốn dạy. Sau đó áp dụng vào các ngữ cảnh thích hợp để chúng ghi nhớ. Chẳng hạn, trước khi ra khỏi nhà thì vẫy tay chào tạm biệt. Khi con được cho món đồ gì thì khoanh tay nói ạ.
3. Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Dạy con các bộ phận trên cơ thể
Bên cạnh việc bố mẹ dạy con những từ ngữ quen thuộc như ạ, dạ, bye, bố, mẹ, ông, bà… Các phụ huynh cũng nên dạy con nhận biết những từ ngữ đơn giản gần gũi với bé nhất. Vậy bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì? Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết mắt, mũi, miệng, tai, tóc, chân, tay…
Theo CDC, trẻ em 1 tuổi đã có thể hiểu và nghi nhớ các bộ phận trên cơ thể người thông qua sự hướng dẫn của bố mẹ. Chúng sẽ học bằng cách ghi nhớ những bộ phận có thể dễ dàng thấy được như tóc, răng, ngón tay, ngón chân… Vì thế, bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết cơ thể người và ôn tập lại các từ ngữ khi rảnh rỗi. Vì đây là bài học để giúp con khám phá từng bộ phận trên cơ thể chính mình.
4. Dạy con nhận biết ông bà, bố mẹ và người thân
Như đã đề cập, khi trẻ 1 tuổi là lúc con vẫn đang tiếp tục làm quen và dần thích nghi với mọi thứ xung quanh. Và điều gần gũi với con nhất chính là ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình. Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết, gọi ông bà, ba mẹ, hoặc tên của người thân trong gia đình. Điều này sẽ giúp con làm quen và không còn nhút nhát khi tiếp xúc với những người khác ngoài bố mẹ. Bên cạnh đó, việc dạy con cách gọi ông bà, bố mẹ hay tên của một ai đó cũng chính là cách dạy trẻ nhớ thêm các từ vững mới.