Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 – Sinh con tuần 38 có phải sinh non không?

1. Sinh con tuần 38 có phải sinh non không?

“Sinh con tuần 38 có phải sinh non không?” là thắc mắc của không ít mẹ bầu hiện nay, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai. Câu trả lời cho các mẹ là sinh con ở tuần 38 không phải sinh non, vị thời điểm này em bé đã sẵn sàng để ra bên ngoài.

Sinh con ở tuần 38 không phải sinh non
Sinh con ở tuần 38 không phải sinh non

Theo các chuyên gia, từ tuần 37 tuần đến 40 tuần, thai nhi được xem là đã đủ tháng và có thể chào đời an toàn. Các trường hợp sinh con dưới 37 tuần đều là sinh non, thời gian chào đời lý tưởng nhất là ở tuần 39 đến 40 tuần của thai kỳ.

Thời điểm mẹ bầu mang thai đến tuần thứ 38 đồng nghĩa thai nhi đã được 9 tháng 14 ngày. Đã đủ thời gian mang thai đặt ra là 9 tháng 10 ngày nên nếu được các bác sĩ đồng ý, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh con ở tuần thứ 38 này.

Mẹ bầu sinh con ở tuần 38 không cần quá lo lắng về việc bé sẽ có vấn đề về sức khỏe bởi thời điểm này bé đã dài khoảng 50cm và cân nặng khoảng 3,2kg. Các cơ quan trong cơ thể trẻ cũng đã dần hoàn thiện.

2. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 

Khi thai được 38 tuần, các dấu hiệu chuyển dạ có thể bắt đầu xuất hiện. Những dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 (có phải sinh non không?) gồm:

Bụng tụt và sa xuống dưới

Vài tuần trước khi sinh, thai nhi có xu hướng dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ bầu. Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ con so dễ nhận biết nhất đối với những mẹ bầu lần đầu sinh con. Riêng với những mẹ sinh con lần 2 thì các dấu hiệu này có thể mơ hồ và chỉ cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ khi cuộc vượt cạn thật sự bắt đầu.

Cổ tử cung bắt đầu mở

Khi có dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38, tử cung của mẹ sẽ mở rộng dần và trở nên mỏng hơn. Vì thai kỳ của mỗi mẹ bầu có sự khác nhau nên tốc độ mở cổ tử cung cũng sẽ diễn ra khác nhau.

Đau lưng và chuột rút

Một trong các dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 (có phải sinh non không?) mà mẹ bầu thường gặp đó là hiện tượng chuột rút, đau xương mu, háng và lưng nhiều hơn. Hiện tượng này thường diễn ra ở những mẹ sinh con lần đầu. Nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng để nhằm chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 - Đau lưng, chuột rút
Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 – Đau lưng, chuột rút

Hiện tượng tiêu chảy

Tiêu chảy cũng được xem là dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mà các mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân tiêu chảy là do các cơ trong tử cung bị dãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở khiến toàn bộ cơ thể của mẹ bầu thay đổi, trong đó có trực tràng. Việc bị tiêu chảy sẽ khiến cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi và khó chịu nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy uống nhiều nước, hạn chế những thực phẩm khó tiêu và không nên ăn quá no.

Cân nặng ngừng tăng

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chững lại hoặc có trường hợp bị sụt cân. Việc này được xem là bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Nguyên nhân sụt cân của mẹ bầu trong thời gian này là do lượng nước ối giảm xuống.

Chất nhầy âm đạo và máu cá

Đáy quần lót của mẹ có thể xuất hiện dịch nhầy trong như lòng trắng trứng gà và một chút máu hồng tươi. Đây được gọi là máu cá và là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của mẹ bầu đang bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Xuất hiện các cơn co thắt mạnh và liên tục

Khi chuẩn bị chuyển dạ, những cơn co thắt tử cung là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết nhất. Những cơn co tử cung chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu thấy đau, khó chịu, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc biến mất khi thay đổi tư thế và tần suất co sẽ dồn dập. Mỗi cơn co thường đều đặn cách nhau khoảng 5 đến 7 phút.

Vỡ nước ối

Vỡ ối xảy ra khi túi ối bị vỡ và làm cho dịch ối chảy ra từ âm đạo. Đây là một trong các dấu hiệu sắp sinh chính xác mà mẹ bầu cần lưu ý. Khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế để chuẩn bị cho cuộc hành trình vượt cạn đón bé yêu của mình.

Khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế
Khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế

3. Mẹ bầu cần chuẩn bị gì ở tuần thai 38

Chắc hẳn rằng đến đây các mẹ bầu đã biết được các dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 (có phải sinh non không?) rồi phải không? Sau đây là những thứ mẹ cần chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới:

Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cho cả mẹ và bé

Hãy lên danh sách những vật dụng cần thiết sau khi sinh như quần áo, tất, mũ, bình sữa, dụng cụ tiệt trùng, máy vắt sữa, chăn, mền,… Những vật dụng này nên mua sớm để giặt sạch sẽ và phơi khô, sau đó xếp gọn gàng trong giỏ đồ để sẵn sàng đi đẻ bất cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ.

Chuẩn bị tinh thần lạc quan, vững vàng

Làm mẹ là một hành trình mới mẻ, đầy niềm vui nhưng đi kèm theo đó cũng là những sự rắc rối. Do đó trước khi sinh, mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt, hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vững vàng và bình tĩnh trong mọi tình huống. Mẹ nên nhớ rằng lo lắng, sợ hãi, vội vàng đều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. 

Chuẩn bị kiến thức về chuyển dạ, cách rặn thở và kiến thức chăm sóc em bé

Việc tìm hiểu về việc chuyển dạ và nắm rõ các kiến thức về nó giúp cho các mẹ bầu chủ động và không bị bỡ ngỡ với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, dẫn đến thành quả sinh con cũng sẽ tốt hơn. Các mẹ có thể tham gia vào một khóa học về sinh sản, bao gồm đào tạo về những giai đoạn chuyển dạ, các lựa chọn giảm đau khi sinh thường, cách hít thở và rặn sinh dành cho bà bầu. Thời gian thích hợp để các mẹ bắt đầu tham gia khóa học này là khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì ở tuần thai thứ 38
Mẹ bầu cần chuẩn bị gì ở tuần thai thứ 38

Đi bộ và tập luyện nhẹ nhàng

Bất cứ mẹ bầu nào cũng thường có xu hướng nằm một chỗ trong quá trình mang thai. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc làm đó sẽ khiến cho cơ thể của mẹ hết sức thụ động. Hãy thực hiện đi bộ và tập luyện các bài tập thể dục mỗi ngày với tần suất nhẹ để khiến cho cơ thể linh hoạt. Quá trình vượt cạn của mẹ sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn nếu mẹ có một cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.

Như vậy, bài viết vừa rồi đã thông tin đến các mẹ bầu dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 (có phải sinh non không?). Khi có những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ hãy tới bệnh viện, chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái, sẵn sàng và những vật dụng, đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở của mình.