Dầu gấc không chỉ làm đẹp cho mẹ mà còn tốt cho bé? Cách làm như thế nào?
Nội Dung Chính
Dầu gấc không chỉ làm đẹp cho mẹ mà còn tốt cho bé? Cách làm như thế nào?
Dầu gấc là một loại nguyên liệu “đa di năng”, với dầu gấc bạn vừa có thể làm đẹp lại có thể tận dụng để nấu cháo cho bé ăn ngon. Vậy hãy cùng Thiều Hoa Fashion khám phá cách làm dầu gấc dưới đây nhé!
Dầu gấc là một trong những sản phẩm chiết xuất từ tinh dầu gốc tự nhiên, chứa nhiều DHA và những dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác. Tận dụng dầu gấc cho việc làm đẹp và nấu cháo cho bé ăn sẽ giúp mẹ và bé đều tốt lên.
1) Thành phần trong dầu gấc
Dầu gấc là chế phẩm nguồn gốc từ màng đỏ của quả gấc, chứa lượng lớn DHA – dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển trí não và chức năng mắt. Ngoài ra, dầu gấc còn chứa nhiều Vitamin E, Lycopen, Beta Caroten, các chất béo thực vật như Stearic, Linoleic, Oleic, Palmitic,…
DHA
DHA là một loại chất béo không no mà cơ thể bắt buộc phải hấp thu và sử dụng từ nguồn thực phẩm do bản thân không tự tổng hợp được. DHA có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt cần bổ sung tăng cường DHA. Dầu gấc chứa lượng DHA rất lớn, nó giúp cho sự phát triển và chức năng của mắt, đảm bảo hệ thần kinh phát triển và hoạt động tốt hơn.
Beta – carotene
Đây là tiền chất của Vitamin A và có trong rất nhiều loại thực phẩm từ tự nhiên. Khi hấp thụ Beta – carotene vào cơ thể, tiền chất này sẽ được chuyển sang dạng Vitamin A để cơ thể hấp thu và sử dụng.
Nhiều người biết rằng Beta – carotene chứa rất nhiều trong cà rốt, nên ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt. Song thực tế trong dầu gấc chứa lượng Beta – carotene cao gấp 15.1 lần so với trong cà rốt. Vì thế bổ sung dầu gấc không những giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về mắt, suy dinh dưỡng và bệnh miễn dịch ở trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra, bổ sung dầu gấc giúp con người giảm nguy cơ ung thư gan, xơ gan và viêm gan.
Lycopene
Lycopen có trong dầu gấc cũng ở hàm lượng rất lớn, cao gấp khoảng 68 lần so với trong cà chua. Lycopene là chất chống oxy hóa tốt, có thể ngăn ngừa sớm những tác nhân gây bệnh, độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa lão hóa. Lycopen trong dầu gấc còn giúp dưỡng sáng da, giữ ẩm, hạ mỡ máu. Vì thế dầu gấc là nguồn bổ sung Lycopen được nhiều người lựa chọn.
2) Tinh dầu gấc cho bé: Giúp bổ sung nhiều khoáng chất, phát triển chiều cao
Dầu gấc có tác dụng gì? Với những mẹ có con đang trong độ tuổi ăn dặm thì dầu gấc cho bé là lựa chọn không thể bỏ qua. Hàm lượng vitamin A, E; omega 3, omega 6 trong dầu gấc là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hoàn thiệt trí não. Hơn nữa, các axit béo trong dầu gấc sẽ giúp bé nhanh tăng cân và phát triển chiều cao.
Khi con đang trong độ tuổi ăn dặm, bạn chỉ cần trộn dầu gấc vào bột hoặc cháo rồi cho bé ăn trực tiếp. Nếu bé đã đến giai đoạn ăn cơm và ăn như người lớn, thay vì dùng các loại dầu ăn khác để chế biến thức ăn thì thỉnh thoảng hãy tận dụng tác dụng của dầu gấc.
Trong quá trình sử dụng, bạn cần để ý đến chất lượng của dầu gấc. Tránh tình trạng dầu đã hư hỏng hoặc bị biến chất mà bạn không biết, vẫn cho con ăn nhé.
3) Tinh dầu gấc giúp gì cho làn da phụ nữ
Dầu gấc có tác dụng trị mụn, trị nám và trẻ hóa làn da. Bạn có thể trộn đều dầu gấc với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1. Dùng mặt nạ giấy ngâm vào dung dịch này từ 2-5 phút. Lấy ra và đắp lên mặt rồi nằm thư giãn đến khi mặt nạ khô rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
Thêm một cách dưỡng da bằng dầu gấc khác là dùng dầu gấc trị nám hoặc dưỡng trắng da. Hàm lượng lycopen trong dầu gấc có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là dầu gấc có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành các sắc tố da tối màu. Với tác dụng của dầu gấc trong việc dưỡng da, bạn chỉ cần thoa dầu gấc lên da rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút; thực hiện liên tục trong khoảng một tháng, bạn sẽ thấy vết nám mờ đi, da tươi sáng rõ rệt.
4) Cách làm dầu gấc
Chuẩn bị nguyên liệu nấu dầu gấc
– Quả gấc chín tầm 1,5kg trở lên. Số lượng tùy theo nhu cầu của bạn. Lưu ý, để đảm bảo chất lượng của tinh dầu gấc sau khi thành phẩm, bạn hãy chọn những quả gấc đạt trọng lượng tối thiểu như vừa gợi ý, chín đều và cầm vào thấy chắc tay.
– Dầu ăn. Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng dầu dừa, dầu nành hoặc dầu thực vật thông thường. Mỗi quả gấc tương đương với 300ml dầu ăn.
– Nồi, chảo, dao, rây lọc dầu sau khi thành phẩm.
Tiến hành làm dầu gấc tại nhà
Bước 1: Dùng dao bổ quả gấc ra để lấy hạt. Bạn chỉ cần lấy hạt gấc thôi nhé. Nếu cố cạo lớp gấc màu đỏ dính vào vỏ thì khi đun gấc với dầu ăn rất dễ bị cháy.
Bước 2: Làm khô hạt gấc bằng cách phơi ngoài trời râm mát hoặc để trong tủ lạnh khoảng 20 phút trước khi nấu dầu gấc. Bạn không nên phơi hạt gấc ngoài trời nắng gắt vì ánh nắng mặt trời sẽ phá hủy lượng vitamin A và vitamin E có sẵn trong hạt gấc.
Bước 3: Khi hạt gấc đã săn lại, bạn dùng dao tách lấy phần thịt ở lớp bên ngoài. Chính phần thịt này là nguyên liệu quan trọng khi làm tinh dầu gấc nguyên chất tại nhà.
Bước 4: Đun sôi dầu ăn trên lửa lớn. Cho phần thịt gấc vừa tách vào chảo rồi đảo đều tay trong khoảng 20 – 25 phút. Điều cần chú ý trong giai đoạn này là giữ lửa liu riu, đảo đều tay trong thời gian cho phép để dầu gấc không bị cháy. Lượng dầu sử dụng trong cách làm tinh dầu gấc nguyên chất nên theo tỷ lệ: 1 quả gấc tương đương 300ml dầu.
Bước 5: Xem thử miếng thịt gấc đã tách hết tinh dầu ra chưa bằng cách nhìn trực quan. Có một cách khác là bạn cắn xem miếng thịt gấc có giòn không. Nếu thịt gấc giòn có nghĩa là đã hoàn thành bước 4. Tắt lửa, chờ dầu gấc nguội rồi dùng vợt hoặc rây lọc để tách thịt gấc và tinh dầu gấc ra.
Tinh dầu gấc có mùi thơm, màu đỏ tươi là bạn đã thành công trong cách làm dầu gấc tại nhà. Bạn có thể dùng dầu gấc nguyên chất để làm đẹp hoặc nấu ăn để tăng cường dưỡng chất cho làn da và sức khỏe.
Để làm dầu gấc cho bé hoặc dầu gấc dưỡng da, bạn cũng hãy áp dụng tương tự như cách làm dầu gấc nguyên chất mà Hello Bacsi đã chia sẻ phía trên nhé. Nhìn chung, chỉ cần nắm được các bước làm dầu gấc tại nhà cơ bản, bạn đã có thể yên tâm vì dầu gấc dưỡng da, nấu ăn hay dầu gấc cho bé đều đảm bảo chất lượng, an toàn, không pha lẫn tạp chất rồi đấy.
3) Cách làm cháo gấc
Nguyên liệu
- 1 trái gấc tươi (chọn quả tròn màu đỏ cam, gai nở đều và cầm chắc tay).
- 300 ml dầu ăn (hoặc dầu dừa, dầu oliu).
Cách làm dầu gấc
Gấc rửa sạch, bổ đôi quả, dùng thìa lấy toàn bộ hạt gấc và phần thịt màu vàng của gấc ra, để riêng từng loại. Lưu ý phần thịt chứa nhiều DHA rất tốt cho các bé.
Phần hạt nạo ra bạn đem phơi ngoài trời khoảng 3 tiếng cho khô se lại, sờ vào không còn dính. Sau đó bóc hạt gấc lấy phần thịt màu đỏ.
Có thể xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ phần thịt gấc đã phơi khô để giúp lấy được nhiều tinh chất hơn.
Cho phần thịt gấc đã cắt hay xay nhuyễn vào nồi và đổ dầu ăn (hoặc dầu dừa, dầu oliu) vào cùng.
– Bắc lên bếp và đun với lửa nhỏ cho nóng già, khuấy đều thường xuyên và duy trì mức nhiệt tầm 70 độ C, đến khi phần dầu gấc tiết ra hết (phần thịt gấc teo nhỏ và khô cứng lại nếu không xay nhuyễn – khoảng 30 phút) thì tắt bếp, để nguội.
– Lưu ý không để hỗn hợp sôi bùng lên vì nhiệt độ cao sẽ làm mất hoặc biến đổi chất dinh dưỡng trong dầu.
Lọc phần bã ra, bạn được phần dầu gấc màu đỏ cam đẹp mắt, hương thơm, vị ngon.
Thành phẩm
Trên đây là tất cả những kiến thức về dầu gấc cũng như là cách làm dầu gấc và cách nấu dầu gấc với cháo. Đừng bỏ lỡ một loại nguyên liệu “thần kì” như vậy, hãy làm nó tại nhà. Chúc bạn thành công.
Thiều Hoa Biên Tập