Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Lần Đầu Tiên Chính Xác Nhất| Kotex
Ngày “đèn đỏ” đầu tiên của chúng mình liệu có báo trước hay bỗng dưng… ập đến? Làm sao để chuẩn bị tâm lý đón nhận cái ngày “trọng đại” của cuộc đời? Bao câu hỏi to đùng khiến con gái chúng mình vô cùng hoang mang lo lắng. Này nhé, một số thông tin về ngày “đèn đỏ” đầu tiên sau đây sẽ giúp bạn hiểu và không còn bỡ ngỡ với những thay đổi của cơ thể mình nữa nhé! Cùng tìm hiểu các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu thôi nào!
Tham khảo: Kinh nguyệt tuổi dậy thì và 8 điều bạn gái cần biết
Nội Dung Chính
Lần đầu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Là một hiện tượng sinh lý bình thường, kinh nguyệt là sự chảy máu ra ngoài âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong ra. Lần đầu tiên có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về mặt cơ thể của bạn gái. Sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể dẫn đến sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Trong 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì ở bạn gái có thể chưa đều do hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa phát triển và hoạt động hoàn chỉnh.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
Trong tuổi dậy thì, khi cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, bạn gái sẽ thấy một số dấu hiệu báo trước về chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình sắp xuất hiện. Những thay đổi này có thể xảy ra theo thứ tự các dấu hiệu như sau:
1. Ngực phát triển và đau
Một trong những dấu hiệu kinh nguyệt đầu tiên là bạn gái sẽ nhận thấy sự nhô lên của ngực ở dưới núm và sẽ mất khoảng 3 – 4 năm cho sự phát triển đầy đủ của ngực. Thông thường, bạn gái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển.
Bạn gái cũng có thể đau bụng dưới khi kỳ kinh đến hoặc đau lưng, đau ngực. Các cơn đau thường ngắn và liên tục.
Tham khảo: Các rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường gặp
2. Mọc lông ở “vùng tam giác”
Một dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên là ngay sau khi ngực hình thành và phát triển thì bạn bắt đầu thấy lông mọc lên ở vùng kín. Lúc đầu, những sợi lông này sẽ mỏng và mềm mại, sau dần sẽ trở nên thô cứng. Sau 1 – 2 năm, chúng ta có thể thấy kỳ kinh đầu tiên.
Tham khảo: Kinh nguyệt lần đầu có màu gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
3. Dịch tiết âm đạo
Dấu hiệu thứ ba cho thấy chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì đầu tiên sắp ghé thăm đó là có sự xuất hiện dịch âm đạo màu trắng hoặc hơi vàng. Bạn gái có thể thấy hơi khó chịu, muốn vệ sinh âm đạo thường xuyên hơn hoặc dùng băng vệ sinh hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Thường khi dịch tiết âm đạo xuất hiện thì vài tháng sau chu kỳ kinh đầu tiên sẽ xuất hiện.
Tham khảo: Cách chữa không có kinh nguyệt – Nguyên nhân mất kinh nguyệt
Ngoài ra, một số cô gái sẽ cảm thấy bồn chồn khó chịu trong người khi ngày “đèn đỏ” đang đến gần. Những dấu hiệu trên đây hoàn toàn có thể khác nhau đối với mỗi người. Và trung bình, các bạn gái bị “đèn đỏ” lần đầu vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Trong một số trường hợp có bạn bắt đầu từ những năm cuối tiểu học đến khi bắt đầu học trung học. Độ tuổi có kinh sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng tâm sinh lý của từng người. Tuy nhiên, nếu như bạn gái đã 16 tuổi mà vẫn không có dấu hiệu bị “đèn đỏ” thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa.
Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt – 11 tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?
Để bạn gái không cảm thấy bối rối khi lần đầu có kinh, chúng ta nên mang theo băng vệ sinh và chiếc quần “chíp” trong cặp để phòng nhé. Và một lưu ý nữa là con gái nên học cách sử dụng băng vệ sinh trước đó từ mẹ và chị gái của mình.
Tham khảo: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì – Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao?
Kinh nguyệt lần đầu tuổi dậy thì bình thường và bất thường
Bạn gái thường có kinh lần đầu tiên trong độ tuổi 11 – 18 tuổi với vòng kinh trung bình là 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày. Máu kinh được coi là bình thường khi không đông, màu đỏ tươi, hơi tanh, nồng và lượng máu chảy ra khiến bạn phải thay 3 – 5 lần băng vệ sinh mỗi ngày.
Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường được gọi chung là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Một số hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở bạn gái tuổi dậy thì bao gồm:
– Rong kinh: thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày
– Thiểu kinh hay kinh ít
– Kinh nhiều: lượng máu kinh trong cả kỳ kinh trên 60ml
– Kinh mau: vòng kinh ít hơn 21 ngày
– Kinh thưa: vòng kinh nhiều hơn 35 ngày
– Vô kinh: vô kinh nguyên phát là khi bạn nữ chưa hành kinh dù đã trên 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là không có kinh trong liên tục hơn 3 tháng dù trước đó kinh nguyệt đều.
– Kinh sớm: có kinh trước 10 tuổi
– Thống kinh: đau bụng dữ đội khi hành kinh, gây ảnh hưởng sinh hoạt, làm cơ thể mệt mỏi
Tham khảo thêm: Vì sao có kinh sớm hơn 1 tuần?
Lời khuyên cho bạn gái lần đầu có kinh nguyệt
– Đừng lo lắng vì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Kinh nguyệt có thể khiến bạn cảm thấy bứt rứt khó chịu, biếng ăn, đau đầu, mất ngủ,… do những thay đổi nội tiết tốt trong cơ thể nhưng đây là những biểu hiện bình thường của chu kỳ kinh.
– Các hiện tượng kinh nguyệt không đều trong 2 năm đầu là bình thường nên bạn gái cũng không nên lo lắng quá nhiều.
– Bạn gái cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt, tham khảo cách sử dụng băng vệ sinh đúng cách để không vô tình gây ra nhiễm trùng vùng kín nhé.
– Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện đánh dấu khả năng mang thai ở bạn gái. Do đó, bạn gái nên tìm hiểu và tham khảo về các biện pháp phòng tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục nhé.
Ngoài ra, các bạn gái nên chọn lựa các loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình giúp các bạn thoải mái và tự tin hơn trong kỳ kinh nguyệt. Hãy để sản phẩm băng vệ sinh Kotex sẽ đồng hành cùng các bạn trong suốt những chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì ghé thăm bất chợt nhé.
>> Tham khảo thêm: