Dầu Hạnh Nhân Sweet Almond Oil Nguyên Chất, Giá Sỉ | Tinh Dầu Kobi

Dầu hạnh nhân là một loại dầu thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong dầu có đầy đủ chất béo không bão hòa, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Từ lâu, hạnh nhân có nguồn gốc từ vùng Trung Đông. Nhưng ngày nay, California đã trở thành nơi sản xuất dầu hạnh nhân hàng đầu thế giới. Sản lượng sản xuất của California tăng gấp 2 lần chỉ trong 20 năm. Bởi vì ngày càng có nhiều người tìm kiếm loại dầu tốt cho sức khỏe này. Bên cạnh đó, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo dùng hạnh nhân tốt cho tim mạch. Vậy dầu hạnh nhân là gì, tác dụng của nó ra sao? Các bạn hãy cùng Kobi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nguồn gốc của dầu hạnh nhân? 

1.1. Cây hạnh nhân

Cây hạnh nhân (Prunus dulcis) có chiều cao từ 3-4,5 m. Khi ra hoa, cây có màu sặc sỡ, và phát ra hương thơm. Hoa hạnh nhân 5 cánh, màu hồng nhạt, nở từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Tư ở phía bắc Xích đạo. 

Những bông hoa không thể tự thụ phấn. Do đó, phải nhờ vào côn trùng để giao phấn với các cây khác. 

Trái phát triển giống như một quả đào cho đến khi nó trưởng thành. (Ở Việt Nam, chúng ta hay gọi nó là Đào lộn hột). Quả hạnh nhân dài 3.5 – 6 cm. Khi trái chín, lớp vỏ bọc bên ngoài tách ra, cong ra bên ngoài và tạo ra cái hố. Mặc dù giống nhau, nhưng hạnh nhân không phải là quả hạch.  

Hạt hạnh nhân được chứa trong vỏ quả khô cứng. 

1.2. Hạt hạnh nhân

Khi vỏ nứt ra sẽ để lộ ra 1 hạt, đôi khi hai hạt. Hạt hạnh nhân được bao bọc bởi vỏ lớp vỏ cứng, có lưới. Hạt hạnh nhân có thể ăn được. Thông thường, ta có thể ăn sống, rang chín rồi tẩm muối đường, hoặc ép hạt để lấy dầu. Dầu hạnh nhân có chứa nhiều vitamin và chất béo tốt cho sức khỏe.

2. Dầu hạnh nhân là gì?

2.1. Tổng quan

Dầu hạnh nhân chiếm gần ½ trọng lượng của hạt hạnh nhân. Khi chín, hạnh nhân được ép dầu ở nhiệt độ tối thiểu. Dầu chưa tinh chế sẽ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nhất và hương vị của hạnh nhân nhất.

Còn dầu tinh luyện là dầu đã được xử lí hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu này có khả năng chịu được nhiệt độ tốt hơn. 

Hạnh nhân có hai loại, hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Vì vậy, nó cũng cho ra hai loại dầu hạnh nhân, ngọt và đắng. Đối với dầu đắng, cần phải được tinh chế để loại bỏ bớt độc tố tự nhiên trong vỏ của hạt hạnh nhân. 

2.2. Quy trình sản xuất

Cũng giống như các dầu thực vật khác. Sau khi thu hoạch, hạnh nhân được tách vỏ và sấy khô. Có hai loại dầu, dầu tinh luyện thì được chiết xuất ở nhiệt độ cao và hóa chất.Phương pháp này làm mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng của dầu. Vậy tại sao người ta vẫn làm dầu tinh luyện? Vì dầu được tạo thành từ phương pháp này chịu được nhiệt độ cao hơn nhiều và rẻ hơn loại chưa tinh chế. Nên là lựa chọn tốt hơn trong chiên xào ở nhiệt độ cao. 

Dầu chưa tinh chế thì có thành phần dinh dưỡng quan trọng, như vitamin E, K, và nhiều loại chất béo khác.   

3. Thành phần hóa học của dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân không giàu chất dinh dưỡng như hạnh nhân nguyên hạt. Tuy nhiên, nó cũng có một số giá trị nhất định như. 

Đối với mỗi 14 gam dầu hạnh nhân, có chứa 119 calories, 13.5 g chất béo, trong đó 1.1 g chất béo bão hòa, 9.4 g chất béo không bão hòa, … Ngoài ra, vitamin E chiếm 26%, và chứa một lượng nhỏ vitamin K. 

Tỷ lệ axit béo trong hạnh nhân:

  • 70 % chất béo đơn không bão hòa đơn

  • 20% chất béo đa không bão hòa

  • 10% chất béo bão hòa. 

4. Công dụng của dầu hạnh nhân trong cuộc sống

4.1. Giảm cholesterol máu, tốt cho bệnh lí tim mạch

Dầu hạnh nhân chứa khoảng 70% chất béo đơn không bão hòa, có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch. Trong nghiên cứu, chất béo đơn không bảo hòa giúp tăng nồng độ HDL (cholesterol tốt). Theo sinh lí học, HDL là một loại protein mang cholesterol từ mạch máu về lại gan. Sau đó cholesterol được phân hủy và giải phóng khỏi cơ thể. Nồng độ HDL cao được xem như là yếu tố bảo vệ đối với bệnh lí tim mạch.

Cả dầu hạnh nhân và hạt hạnh nhân đều được chứng minh giúp làm giảm LDL cholesterol và cholesterol toàn phần. Vì nồng độ LDL và cholesterol toàn phần cao được xem là yếu tố nguy cơ tim mạch. Nên việc làm giảm các chỉ số này giúp bảo vệ tim mạch. 

Trong một nghiên cứu nhỏ khác, chế độ ăn giàu hạnh nhân làm giảm đáng kể LDL và cholesterol toàn phần. Đồng thời cũng nâng nồng độ HDL lên 6%. 

4.2. Giàu chất chống oxy hóa

Dầu hạnh nhân chứa một lượng lớn vitamin E- một chất chống oxy hóa tiềm năng. Trong 15 ml dầu hạnh nhân có chứa 26% vitamin E. Đây là một thành phần chống oxy hóa và giúp bảo vệ tế bào khỏi những phân tử tự do. Mặc dù gốc tự do thì cần thiết cho sức khỏe, nhưng có thể gây hại nếu số lượng quá nhiều. Gốc tự do quá nhiều có thể dẫn đến những tổn thương oxy hóa, gây ra nhiều bệnh lí mạn tính, bao gồm ung thư và bệnh tim mạch. 

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ cao vitamin E có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, xơ hóa thành mạch do tuổi tác và suy giảm trí nhớ tuổi già.

4.3. Giảm cân

Mặc dù nhiều người giảm ăn chất béo khi họ muốn giảm cân. Tuy nhiên, tiêu thụ chất béo tốt thì có thể hiệu quả trong quá trình giảm cân. Một chế độ ăn chứa một lượng dầu hạnh nhân giúp cho những bệnh nhân béo phì. Nghiên cứu thấy rằng, bữa ăn giàu chất béo bão hòa giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và thúc đẩy quá trình giảm cân. 

Trong một nghiên cứu trên 7447 người thấy rằng, chế độ ăn giàu chất béo bão hòa giúp giảm cân tốt hơn và giảm béo bụng, so sánh với chế độ ăn giảm chất béo. 

4.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vì hạnh nhân có chứa chất béo không bão hòa, thành phần này giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Cho nên khi cho thêm dầu hạnh nhân vào vào bữa ăn có thể giúp ổn định đường huyết.

Trên thực tế, nếu thay thế carbonhydrate trong tinh bột bằng chất béo không bảo hòa. Điều này giúp hạ đường và tăng đề kháng insulin và giảm nồng độ HbA1C. (Nồng độ HbA1C là nồng độ đường huyết trung bình trong 3 tháng)

Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia được ăn bữa sáng thêm dầu hạnh nhân. Cho thấy rằng, nhóm này có đường huyết đói và đường huyết bất kì thấp hơn so với nhóm không ăn dầu. 

Hơn nữa, nhóm người tiêu thụ hạnh nhân cảm thấy no lâu hơn trong bữa ăn. Dẫn đến họ có nhu cầu ăn thêm ít hơn trong ngày. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giảm cân. 

4.5. Tốt cho tóc và da

Dầu hạnh nhân là một thành phần phổ biến trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp. Loại dầu tự nhiên và mềm mịn này mang lại lợi ích cho cả tóc và da. 

Chủ yếu nhờ vào khả năng dưỡng ẩm, giúp ngăn chặn mất nước. Nên dùng hạnh nhân tốt cho da khô. Ngoài ra, dầu hạnh nhân còn là lựa chọn tuyệt vời cho tóc khô và dễ gãy rụng. 

Dầu chứa vitamin E nên cũng giúp bảo vệ da khỏi ảnh nắng mặt trời và lão hóa. 

Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, khi bôi lên da, vitamin E có thể giúp bảo vệ biểu bì khỏi tổn thương mặt trời. Dầu giúp làm giảm tổn thương DNA và thay đổi chất hóa học cũng như cấu trúc làn da do các tia sáng mặt trời. 

Một nghiên cứu tiến hành trên 160 phụ nữ. Khi sử dụng dầu hạnh nhân giúp giảm dấu rạn da cũng như giảm ngứa, đỏ ở vùng bụng. Vì vậy, hạnh nhân là sự lựa chọn phù hợp cho những người đi tìm sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. 

Bạn có biết rằng hạnh nhân cũng có thể trở thành chất tẩy trang dịu nhẹ và chất dưỡng ẩm tóc hiệu quả không? 

5. Cách sử dụng dầu hạnh nhân.

5.1. Sử dụng trong chế biến món ăn

Dầu hạnh nhân là một loại dầu nhẹ, giúp bổ sung dưỡng chất rất tốt cho các món ăn. Vì dầu chưa tinh chế không chịu được nhiệt độ cao, nên không nên sử dụng trong nấu nướng. 

Ngược lại, dầu hạnh nhân được tinh chế có nhiệt độ sôi cao hơn 215° C. Vì thế nó có thể phù hợp cho áp chảo và rang.

Hôm nay Kobi sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp dùng dầu hạnh nhân chưa tinh chế trong nhà bếp:

  • Dùng dầu hạnh nhân làm nước sốt cho salad: Kết hợp dầu với giấm táo và hương thảo.  

  • Để tăng thêm vị cho bữa ăn: thêm dầu vào sinh tố, hoặc ngũ cốc

  • Chế biến cùng Spaghetti: khi thêm hạnh nhân vào mì ống sẽ tăng cường dưỡng chất cho bữa ăn

2. Dùng để dưỡng tóc và massage đầu

  • Da đầu dùng dầu hạnh nhân có thể giữ được độ ẩm, nhờ vậy giúp tóc khỏe mạnh hơn. Xoa bóp dầu hạnh nhân giúp giảm khô và bong tróc da đầu.

  • Vitamin E trong hạnh nhân rất có lợi cho tóc. Trong dầu hạnh nhân có chứa cả chất chống oxy hóa. Nên dầu giúp cân bằng các gốc tự do dễ gây hỏng tóc và da đầu.

  • Dầu hạnh nhân có thể sử dụng như dầu nền . Trước khi muốn đưa tinh dầu lên da, người ta thường trộn tinh dầu với dầu hạnh nhân để giảm kích thích.

6. Tác dụng phụ

Dầu hạnh nhân thường an toàn khi sử dụng trên da. Tuy nhiên, có một số lưu ý cần ghi nhớ:

Nếu bạn có tiền căn dị ứng với các loại hạt, tránh sử dụng dầu hạnh nhân trực tiếp lên da.

Nếu chưa từng sử dụng dầu hạnh nhân trên da, hãy thử test trên diện tích nhỏ. Test trên khủyu tay. Nếu có dấu hiệu đó, ngứa, nóng rát hay sưng thì ngưng sử dụng. 

7. Kết luận

  • Dầu hạnh nhân là một chất béo có nhiều công dụng. Nó không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm, mà nó còn là một sản phẩm làm đẹp tự nhiên. 

  • Dầu tốt cho tim mạch, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa oxy hóa và giúp bạn duy trì cân nặng tối ưu.

  • Dầu hạnh nhân còn tạo thành một loại kem dưỡng ẩm cho cả da và tóc. Giúp ngăn ngừa vết rạn da, và bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời.

  • Hãy đảm bảo không phá hủy cấu trúc hóa học của dầu bởi nhiệt độ cao. Vì dầu có thể dùng kèm nhiều salad, mì ý mà không cần đun nấu. Điều này đảm bảo một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, với nhiều vitamin và khoáng chất.  

Tài liệu tham khảo