Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm Đau – Kotex

Đau bụng kinh là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này khiến các nàng cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí là kiệt sức. Vậy đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân cũng như cách làm giảm đau bụng kinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng Kotex nhé.

>> Tham khảo: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng quặn thắt ở vùng bụng dưới mỗi khi hành kinh hoặc là dấu hiệu trước những ngày hành kinh. Cơn đau bụng kinh thường khiến bạn cảm thấy khó chịu, có lúc đau từng cơn, chân tay có dấu hiệu bủn rủn không có sức lực. Do đó, mỗi khi đến “ngày đèn đỏ” thường là “nỗi ám ảnh” của nhiều bạn gái, gây cản trở nhiều trong những sinh hoạt thường ngày.

>> Tham khảo: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi đến tháng

Đau bụng kinh gây ra những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới

Đau bụng kinh gây ra những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới (Nguồn: Sưu tầm)

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng xuất hiện những cơn đau lặp lại mỗi khi đến chu kỳ kinh, không có sự can thiệp bởi những bệnh lý khác. Biểu hiện của đau bụng kinh nguyên phát là bụng dưới sẽ có cảm giác đau, co thắt kèm theo đau lưng trước 1-2 ngày hành kinh hoặc khi hành kinh. >

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 12–72 giờ. Ở một bạn gái ngoài đau bụng kinh còn có thể kèm theo cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy nhẹ.

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng kinh thứ phát

Đây là cơn đau bụng kinh có liên quan đến một bệnh lý hoặc một rối loạn nào đó ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp như bệnh tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung.

Những cơn đau bụng kinh này thường xuất hiện trước hoặc vào ngày đầu hành kinh. Đặc biệt, đau bụng kinh thứ phát sẽ không kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy hay buồn nôn như đau bụng kinh nguyên phát.

>> Tham khảo: Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Đau bụng kinh thứ phát là bệnh lý nguy hiểm cần đi thăm khám kịp thời

Đau bụng kinh thứ phát là bệnh lý nguy hiểm cần đi thăm khám kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

Vị trí đau bụng kinh

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, chị em thường phải vật lộn với các cơn đau bụng kinh liên tiếp. Vậy đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường? Làm sao phân biệt đau bụng kinh với những cơn đau bụng do nguyên nhân khác? 

Vị trí đau bụng kinh bình thường nằm ở vùng dưới rốn (hay vùng hạ vị). Vì vị trí này bao bọc các cơ quan sinh sản của phụ nữ như: âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, tử cung nên các cơn đau thường xuất hiện ở vùng này. 

Những triệu chứng đau bụng và các mức độ đau bụng kinh

Đau bụng kinh có rất nhiều triệu chứng các mức độ khác nhau tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một vài triệu chứng đau bụng kinh thường gặp ở các bạn gái:

  • Xuất hiện những cơn đau quặn hoặc đau trằn ở vùng bụng dưới. Thậm chí có lúc đau dữ dội, bủn rủn tay chân.

  • Xuất hiện cơn đau trước 1-2 ngày hành kinh. Và cơn đau đạt mức độ cao nhất thường diễn ra khoảng 24 giờ sau hành kinh, sau đó giảm dần ở ngày thứ 2-3.

  • Tần suất diễn ra liên tục, đau âm ỉ rất khó chịu.

  • Kèm theo một số triệu chứng khác như đau vùng lưng, lan xuống dưới đùi,…

>> Tham khảo thêm:

Ngoài ra, ở một số bạn gái mỗi khi đến tháng, không chỉ bị đau bụng kinh mà còn đi kèm với những triệu chứng khác như:

  • Tiêu chảy nhẹ (đi ngoài phân lỏng)

  • Buồn nôn

  • Đổ mồ hôi nhiều

  • Đau đầu, chóng mặt

  • Chướng bụng, đầy hơi hoặc táo bón

  • Mệt mỏi, không có sức lực,.…

>> Tham khảo: Thuốc giảm đau bụng kinh

Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội

Sự co thắt quá độ của tử cung

Những cơn đau co thắt tử cung giữa người bình thường và người đau bụng kinh cơ bản sẽ tương tự nhau. Tuy nhiên, mỗi khi tới ngày hành kinh, tử cung phải co thắt nhiều để đẩy máu kinh ra ngoài. Sự co thắt liên tục mà không được thả lỏng dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.

>> Tham khảo: Cao ích mẫu có tác dụng gì?

Tính chất máu kinh nguyệt

Trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung có chứa prostaglandin (PG), mỗi khi hành kinh hàm lượng chất này tăng cao làm co thắt cơ tử cung. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người đau bụng kinh có hàm lượng PG trong máu cao hơn so với người bình thường.

Bên cạnh đó, hàm lượng PGE2 và PGF2a trong cơ thể cũng có khác nhau. Tỷ lệ GPF2a/PGE2 của chu kỳ kinh thường không tương đồng có thể dẫn đến sự co thắt cơ tử cung, gây ra những đau đớn.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt ra nhiều

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh cũng có thể là bạn đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc mắc phải bệnh lý khác như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển trong ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.

  • U xơ tử cung: Khối u gây áp lực lên tử cung dẫn đến tình trạng đau khi có kinh nguyệt.

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Làm cho nội tiết tố bị thay đổi 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt làm cho tình trạng đau bụng kinh kéo dài hơn.

  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung nhỏ sẽ ảnh hưởng đến đến dòng chảy kinh nguyệt, đồng thời làm tăng áp lực lên tử cung khiến bạn đau vùng bụng dưới.

  • Viêm vùng chậu: Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục gây ra.

>> Tham khảo: Hội chứng tiền kinh nguyệt

Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai

Các dụng cụ tránh thai như vòng tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh. Vòng tránh thai có công dụng ngăn chặn quá trình thụ tinh nhưng cũng vô tình là tác nhân gây ra những cơn đau bụng kinh ở nhiều chị em phụ nữ.

Nếu sau khi đặt vòng tránh thai mà nhận thấy kinh nguyệt không đều, dịch âm đạo có mùi, đau khi quan hệ hoặc chảy máu bất thường thì bạn nên đi khám ngay, để có biện pháp khắc phục kịp thời.

>> Tham khảo: Thuốc tránh thai đẹp da giảm cân

Do chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nhiều bạn gái. Nếu bạn thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm mặn hoặc đồ đóng hộp,…gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng do cơ thể phải giữ nước nhiều hơn. Hoặc nếu bạn sử dụng nhiều caffeine cũng sẽ kích thích tử cung co thắt nhiều khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Acid arachidonic, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có cồn,…để tránh tình trạng đau bụng kinh, đau vùng ngực, đầy hơi mỗi khi đến tháng.

>> Tham khảo: Mẹo ngưng kinh nguyệt ngay lập tức

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và tiến hành khám sức khỏe, bao gồm cả khám phụ khoa. Khi khám vùng chậu, bác sĩ sẽ tìm kiếm những bất thường trong cơ quan sinh sản và các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ một nguyên nhân bất thường nào khác gây nên chứng đau bụng kinh dữ dội, các xét nghiệm khác có thể được đề nghị thực hiện, chẳng hạn như:

  • Siêu âm: Với phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác về cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,…nhờ vào sóng âm.

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho ra những hình ảnh chân thực, chi tiết hơn so với siêu âm. Từ có, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn chính xác hơn.

  • Nội soi: Phương pháp này nhằm giúp phát hiện những vấn đề liên quan đến các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung,…nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.

>> Tham khảo: Các mức độ đau bụng kinh

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất định phải biết

Theo khảo sát có khoảng 60% phụ nữ bị đau bụng kinh khi đến tháng nên nhu cầu tìm kiếm các biện pháp giảm đau bụng khá cao. Vậy phải làm sao để hết đau bụng kinh? Kotex đã tổng hợp các biện pháp chữa trị và các mẹo giảm đau bụng kinh cần thiết sau đây để giúp bạn vượt qua kỳ kinh nguyệt thoải mái nhất nhé!

Đối với đau bụng kinh nguyên phát

  • Massage

Massage là một cách hết đau bụng kinh hiệu quả. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm những cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh. Các bạn thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. 

  • Vuốt môi trên hết đau bụng kinh

Bấm huyệt giảm đau bụng kinh là phương pháp đông y được áp dụng từ lâu đời. Chị em dùng 2 ngón tay trỏ nhấn vào nhân trung kéo từ từ về phía 2 mép môi, thực hiện lặp nhiều lần trong khoảng 2-3 phút giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, bấm huyệt nhân trung còn giúp hỗ trợ điều trị đột quỵ, an thần, động kinh,…

  • Sử dụng gừng tươi

Sử dụng gừng tươi là một mẹo giảm đau bụng kinh đơn giản và cũng là cách trị đau bụng kinh hữu hiệu. Gừng có tính nóng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Chị em hãy giã nhỏ gừng tươi rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5-7 phút. Bạn có thể kết hợp massage nhẹ nhàng giảm cơn đau bụng kinh nhanh hơn.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Đau bụng kinh nên ăn gì? Trong kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ cần phải chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa kẽm, vitamin E, B1, B6, magie và axit béo omega 3. Đây là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Trong giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hoặc sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga.

  • Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Một trong những cách giảm đau bụng kinh được nhiều chuyên gia khuyên chị em đó là cần nằm với tư thế hợp lý. Dưới đây là 3 tư thế giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em cần chú ý:

Tư thế trẻ em: Chị em cần có một chiếc gối và khi nằm chỉ hơi gập về phía trước.

Tư thế bào thai: Đây là kiểu cuộn người, nằm nghiêng và 2 chân ép vào nhau.

Tư thế nằm ngửa: Chị em có thể nằm ngửa kết hợp với động tác xoa bóp bụng một cách nhẹ nhàng. 

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

  • Ngủ ngon và đủ giấc

Trong các ngày hành kinh, hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Điều này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm đau bụng kinh.

  • Châm cứu

Châm cứu cũng là một cách chữa đau bụng kinh hiệu quả và là một trong những cách giảm đau bụng kinh dữ dội. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau bụng kinh.

  • Uống trà thảo mộc

Pha các loại trà thảo mộc tự nhiên để uống, không nên uống lạnh.

  • Sử dụng nhiệt

Tắm nước nóng, sử dụng miếng đệm sưởi ấm, túi chườm nóng, chai nước nóng hoặc dán miếng dán nhiệt vào bụng dưới có thể giúp giảm các cơn đau, thư giãn cơ.

  • Bổ sung thực phẩm chức năng 

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B-1 (thiamine), vitamin B-6 và bổ sung magiê có thể làm dịu cơn đau bụng kinh.

  • Sử dụng miếng dán đau bụng kinh

Miếng dán đau bụng kinh có tác dụng làm ấm bụng lên tới 40 độ, từ 5- 8 giờ giúp giảm cơn đau bụng trong những ngày đèn đỏ. Bạn có thể dán chúng vào da hoặc quần áo, nhưng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. 

  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Sử dụng thuốc là cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức. Vậy đau bụng kinh uống thuốc gì? Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, và những loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve), được dùng với liều lượng thông thường bắt đầu từ ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, giúp kiểm soát cơn đau liên quan đến kinh nguyệt. Thuốc chống viêm không steroid theo toa cũng được chỉ định. Dùng thuốc giảm đau khi bắt đầu có kinh hoặc ngay khi bạn cảm thấy các triệu chứng kinh nguyệt và tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trong hai đến ba ngày hoặc cho đến khi hết các triệu chứng.

 >>> Bạn sẽ cần: Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và cách sử dụng

  • Kiểm soát sinh sản nội tiết tố

Thuốc tránh thai đường uống có chứa hormone ngăn ngừa rụng trứng và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn co thắt. Những kích thích tố này cũng có sẵn ở một số dạng khác: tiêm, miếng dán da, cấy ghép dưới da ở cánh tay, vòng đàn hồi đưa vào âm đạo hoặc dụng cụ tử cung (DCTC).

Đối với đau bụng kinh thứ phát

Những cơn đau bụng kinh thứ phát thì cần phải điều trị triệt để. Vì vậy, chị em nên đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để có phương án điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mình.

Nếu đau bụng kinh là do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, phẫu thuật để khắc phục những vấn đề này có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung cũng là một lựa chọn nếu các phương pháp khác không làm giảm các triệu chứng và khi bạn không còn kế hoạch sinh con.

>> Tham khảo: Mất trinh rồi có kinh nguyệt bình thường không?

Lối sống & Biện pháp khắc phục tại nhà

Tình trạng đau bụng kinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc xây dựng lối sống lành mạnh giúp kỳ kinh nguyệt không còn là “ác mộng” của nhiều người. Ngoài việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể thử những thói quen sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Đối với một số phụ nữ, hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, có thể giúp giảm đau bụng kinh. Thực hiện các động tác yoga đơn giản để giúp thư giãn tinh thần, giải phóng hormone endorphin.

  • Bổ sung thêm sắt cho cơ thể: Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể bị mất nhiều máu làm cho bạn mệt mỏi, hãy bổ sung thêm sắt giúp làm giảm tình trạng trên.

  • Giảm áp lực: Căng thẳng tâm lý có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.

Tại sao nhiều người đến tháng lại không đau bụng?

Đến tháng bị đau bụng kinh là biểu hiện hay gặp và mức độ đau bụng kinh của mỗi người là khác nhau. Có người đau ít, có người đau nhiều, có người đau dữ dội nhưng cũng có nhiều người không bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. 

Có thể nói đây là may mắn của một số chị em khi đến mùa “dâu rụng” mà không bị đau bụng hay mệt mỏi. Theo số liệu của nhiều cuộc khảo sát, số phụ nữ có kinh mà không đau bụng chiếm khoảng gần 40%. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có lời giải thích chính xác nào cho câu hỏi “Vì sao đến tháng lại không đau bụng?”. Tuy vậy, có nhiều giả thuyết đưa ra là do liên quan đến cơ chế tiết hormone Prostaglandin (có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau) nên nhiều phụ nữ sẽ không cảm thấy đau khi hành kinh. 

Cách chăm sóc người đau bụng kinh cần biết

Hầu hết các cô gái đều không dễ dàng để trải qua kỳ kinh nguyệt, vì vậy những người bên cạnh cần có trách nhiệm chăm sóc cũng như hỗ trợ kịp thời để giúp họ có khoảng thời gian thoải mái hơn đôi chút. Nếu bạn nhận thấy con gái/bạn gái/chị gái/,.. đang có dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt, bạn có thể giúp họ vượt qua kỳ kinh dễ dàng và thoải mái hơn bằng những cách sau:

  • Đầu tiên, bạn cần thông cảm cho tâm trạng bất thường của họ. Bạn có thể gửi đến họ những lời động viên hoặc giúp họ làm những việc vặt.

  • Xoa bóp lưng, chuẩn bị túi chườm nóng, mời họ một bữa ăn,… có thể giúp họ cảm thấy được quan tâm và tâm trạng tốt hơn.

  • Giúp đỡ nếu họ đột nhiên có kinh nguyệt: bạn có thể giúp họ mua một số đồ cá nhân cần thiết; nhẹ nhàng và lịch sự nếu cần chỉ ra vết bẩn, hỗ trợ váy chống nắng, áo khoác để giúp họ “dọn dẹp” nhanh chóng.

<h2id=”lam-gi-khi-bi-dau-bung-kinh-du-doi”>Làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội?
</h2id=”lam-gi-khi-bi-dau-bung-kinh-du-doi”>
Làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội?

Hầu hết các chị em phụ nữ trước hoặc trong ngày hành kinh đều gặp tình trạng đau bụng. Đa số chỉ bị đau bụng âm ỉ, không quá mức nghiêm trọng nhưng ở một số người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quại khiến họ không thể sinh hoạt, làm việc như bình thường được. Vậy đau bụng kinh dữ dội cần làm gì? Một số cách đơn giản bên dưới sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn: 

  • Chườm ấm bụng: Giữ ấm vùng bụng bằng cách uống nước ấm hoặc dùng túi giữ nhiệt, chai nước ấm chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng dưới để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và giảm đau bụng khi đến tháng. 

  • Massage bụng: Đặt tay lên vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Việc này giúp giảm co thắt tử cung một cách đột ngột, do đó sẽ làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vào những ngày hành kinh, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm cùng với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Tránh quan hệ tình dục trong những ngày này để cơn đau bụng kinh không kéo dài dai dẳng hơn. 

  • Tránh làm việc nặng và vận động mạnh: Nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng để tránh co thắt tử cung quá mức. Ngoài ra, chị em cũng nên không nên chơi các môn thể thao phải vận động mạnh như: chạy nhảy, đạp xe, leo núi,… trong ngày hành kinh.

  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Đau bụng kinh thường xảy ra theo từng cơn và trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn để bụng quá no hay quá đói. Vì thế bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ thay vào đó là bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất, thực phẩm giàu canxi như cá, rau xanh, trái cây,…

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu tất cả những biện pháp trên không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn thì dùng thuốc giảm đau là biện pháp cuối cùng để giảm những cơn đau dữ dội. Lưu ý, không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá mức vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ nên dùng trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Nếu những bạn gái nào thường xuyên bị đau bụng kinh thì có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này, cũng như cách làm giảm đau mỗi khi hành kinh nhé. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Kotex để tìm hiểu về kiến thức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm băng vệ sinh của Kotex dành riêng cho “ngày ấy” nhé.

>> Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938