Danh sách các môn học trong ngành kế toán phải tham gia học
Các môn học trong ngành kế toán – Chuyên ngành Kế toán phù hợp mọi đối tượng và đang là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Bạn đang muốn theo học ngành kế toán và bạn muốn tìm hiểu xem học kế toán là học những gì và bao gồm những môn nào? Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Danh sách các môn học trong ngành kế toán phải tham gia học.
Đối với chương trình học kế toán ở từng hệ đào tạo, tùy vào mục đích và thời gian đào tạo thì chương trình đào tạo của kế toán cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, để làm được công việc kế toán, bạn sẽ được học qua các môn học sau:
1. Hiểu về ngành kế toán là gì?
Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Kế toán được chia thành hai loại:
– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
– Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
2. Kiến thức chuyên ngành kế toán
– Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Vận dụng các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kinh tế cơ bản của nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.
– Áp dụng được các kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán để lập và mô tả được các báo cáo tài chính kế toán trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; phân tích được các vấn đề cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
– Vận dụng, phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; phân tích, đánh giá được quy trình kế toán của một tổ chức kinh tế; có thể lập và phân tích được báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính; tham gia phân tích dự báo tài chính doanh nghiệp.
– Sử dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân Kế toán có kiến thức thực tiễn về kế toán, kiểm toán; tiếp cận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo từng vị trí công việc được phân công.
– Vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn đã được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính.
3. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
CÁC NHÓM
VỊ TRÍ LÀM VIỆC
CÔNG VIỆC
Nhóm 1
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
Có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác; có thể đảm nhiệm các công việc như: kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu – chi phí, kế toán công nợ phải thu – phải trả, kế toán nguồn vốn, kế toán thuế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành kế toán trưởng, nhà quản lý quỹ, kiểm toán viên nội bộ
Nhóm 2
CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH & TƯ VẤN
Có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc trợ lý phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
Nhóm 3
TRỢ LÝ KIỂM TOÁN
Có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; Triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
Nhóm 4
NGHIÊN CỨU VIÊN & GIẢNG VIÊN
Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; trợ lý giảng dạy các môn học có liên quan đến kế toán, kiểm toán; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
4. Các môn học trong ngành kế toán kế toán cơ bản chuẩn
SỐ
TT
MÔN HỌC
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
Tin học cơ sở 2
6
Tiếng Anh A1
7
Tiếng Anh A2
8
Tiếng Anh B1
9
Giáo dục thể chất
10
Giáo dục quốc phòng-an ninh
11
Kỹ năng mềm
II
Khối kiến thức theo lĩnh vực
12
Toán cao cấp
13
Xác suất thống kê
14
Toán kinh tế
III
Khối kiến thức theo khối ngành
III.1
Các môn học bắt buộc
15
Nhà nước và pháp luật đại cương
16
Kinh tế vi mô
17
Kinh tế vĩ mô
18
Nguyên lý thống kê kinh tế
19
Kinh tế lượng
III.2
Các môn học tự chọn
20
Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
21
Lịch sử văn minh thế giới
22
Xã hội học đại cương
23
Logic học
IV
Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1
Các môn học bắt buộc
24
Luật kinh tế
25
Nguyên lý quản trị kinh doanh
26
Kinh tế tiền tệ – ngân hàng
27
Tài chính doanh nghiệp 1
28
Nguyên lý kế toán
29
Nguyên lý marketing
IV.2
Các môn học tự chọn
30
Định giá doanh nghiệp
31
Đầu tư tài chính
V
Khối kiến thức ngành
V.1
Các môn học bắt buộc
32
Kế toán tài chính 1
33
Kế toán tài chính 2
34
Kế toán tài chính 3
35
Kế toán quản trị
36
Tài chính doanh nghiệp 2
37
Thuế
38
Hệ thống thông tin kế toán
39
Quản trị tài chính quốc tế
40
Phân tích tài chính
41
Kiểm toán căn bản
42
Phân tích hoạt động kinh doanh.
V.2
Các môn học tự chọn
V.2.1
Các môn học chuyên sâu
V.2.1.1
Các môn học chuyên sâu về Kế toán
43
Kế toán quốc tế
44
Kế toán thuế
45
Thực hành kế toán tài chính
V.2.1.2
Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán
46
Kiểm toán tài chính
47
Kiểm toán nội bộ
48
Thực hành kiểm toán tài chính
V.2.2
Các môn học bổ tự chọn chung
49
Kế toán doanh nghiệp dịch vụ
50
Kế toán ngân hàng thương mại
51
Những vấn đề hiện tại của kế toán
52
Đàm phán trong kinh doanh
53
Các thị trường và định chế tài chính
V.3
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
V.3.1
Thực tập và niên luận
54
Thực tập thực tế 1
55
Thực tập thực tế 2
56
Niên luận
V.3.2
Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
57
Khoá luận tốt nghiệp
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
58
Kế toán công
59
Kiểm toán dự án
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề Danh sách các môn học trong ngành kế toán phải tham gia học – Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm!