Danh sách các công ty kiểm toán tại Việt Nam [Mới nhất 2023]

Công ty Kiểm toán là loại hình doanh nghiệp đang được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, với nhu cầu mong muốn có một đơn vị độc lập cung cấp dịch vụ nhằm minh bạch thông tin, số liệu tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà sử dụng thông tin. Vậy công ty kiểm toán là gì và các công ty kiểm toán tại Việt Nam là công ty nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Danh sách các công ty kiểm toán tại Việt Nam.

Gpo Nganh Kiem Toan Scaled

Danh sách các công ty kiểm toán tại Việt Nam

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực những con số báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó, đội ngũ kiểm toán sẽ đưa ra nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Để làm được việc trên, kiểm toán viên sẽ dùng các phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm để xác minh tính đúng đắn của tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính của công ty hay tổ chức đó.

Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán gồm:

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

Kiểm toán độc lập

Đây là hình thức kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

2. Công ty kiểm toán là gì?

Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011:

Công ty Kiểm toán (hay còn gọi là công ty kiểm toán) là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Danh sách các công ty kiểm toán tại Việt Nam

1. CÔNG TY KIỂM TOÁN ACC

2. CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM (E&Y)

3. CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM (DELOITTE)

4. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C (A&C)

5. CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC (AASC)

6. CÔNG TY TNHH PwC (VIỆT NAM) (PWC)

7. CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON (VIỆT NAM) (GT)

8. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM (RSM)

9. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)

10. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIETNAM (CPA VIETNAM)

11. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ (ICPA)

12. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM (ECOVIS AFA)

13. CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT (AASCN)

14. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT (SVC)

15. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)

16. CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS)

17. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC (AAC)

18. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT

19. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO (BDO)

20. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC (FAC)

21. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TTP (TTP)

22. CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ASCO (ASCO)

23. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA)

24. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM (AFC)

25.  CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO (VACO)

26. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT  (AN VIỆT)

27. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN ĐẤT VIỆT (VIETLAND)

28. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY (UHY)

29. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT (NTV)

30. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI (CPA HÀ NỘI)

31. CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM (PKF)

32. CÔNG TY TNHH CROWE VIỆT NAM (CROWE)

33. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – KIỂM TOÁN S&S (S&S)

4. Phạm vi hoạt động của Công ty Kiểm toán

Công ty kiểm toán được thực hiện các dịch vụ sau đây:

a) Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;

b) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.

Ngoài các dịch vụ nêu trên, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây:

a) Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;

b) Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;

c) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;

d) Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

đ) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;

e) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;

g) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.

Khi thực hiện dịch vụ nêu trên, doanh nghiệp kiểm toán phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Quyền của công ty kiểm toán

Công ty kiểm toán có các quyền sau đây:

a) Cung cấp các dịch vụ quy định tại nêu trên;

b) Nhận phí dịch vụ;

c) Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài;

đ) Tham gia tổ chức kiểm toán quốc tế, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;

e) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

g) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

h) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;

i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ của công ty kiểm toán

Công ty Kiểm toán có các nghĩa vụ sau đây:

1. Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

2. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.

3. Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.

5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.

7. Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và công ty kiểm toán, chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập.

10. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.

12. Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

13. Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán.

14. Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.

15. Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

16. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Danh sách các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.