Danh sách Trường Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

[CSC] Sau đây là danh sách top các trường đại học chuyên đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ sư Cơ điện tử, Cử nhân Công nghê Kỹ thuật Cơ điện tử tại Việt Nam.

Cơ điện tử là một lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ đa ngành, tích hợp hệ thống của các ngành cơ khí, tự động hóa, điện tử, và tin học để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội.

Sau đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, trong đó: Các tên in đậm là các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển, làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam.

Trường Đại học đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử

Đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử hệ 5 năm. Chương trình này hướng tới đào tạo ra các kỹ sư R&D có tư duy sáng tạo, các chuyên gia công nghệ, các nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.

  1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  2. Học viện Kỹ thuật Quân sự (Trường Đại học Lê Quý Đôn)
  3. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
  4. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
  6. Trường Đại học Phenikaa

Trường Đại học đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

Đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử hoặc Kỹ sư thực hành hệ 4 năm. Chương trình này đào tạo ra các cử nhân/kỹ sư điều hành, chỉ đạo sản xuất; triển khai chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, tư vấn về các hệ thống, thiết bị kỹ thuật trong sản xuất và đời sống.

  1. Trường Đại học Giao thông vận tải
  2. Trường Đại học Hải Phòng
  3. Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
  4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  5. Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  6. Trường Đại học Thủy lợi
  7. Trường Đại học Xây dựng
  8. Trường Đại học Lâm nghiệp
  9. Trường Đại học Điện lực
  10. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  11. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  12. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  13. Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
  14. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  15. Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  16. Trường Đại học Sao Đỏ
  17. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  18. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  19. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  20. Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  21. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
  22. Trường Đại học Nha Trang
  23. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  24. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  25. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  26. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  27. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  28. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
  29. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  30. Trường Đại học Ngô Quyền
  31. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  32. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  33. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  34. Trường Đại học Lạc Hồng
  35. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  36. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  37. Trường Đại học Cần Thơ

Cơ điện tử hay Kỹ thuật cơ điện tử là một nhánh kỹ thuật liên ngành chú trọng vào các ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật cơ khí, cũng như nghiên cứu các lĩnh vực robot học, điện tử học, kỹ thuật máy tính, viễn thông, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật điều khiển và Product engineering. Với sự phát triển theo thời gian của công nghệ, nhiều phân ngành kỹ thuật đã thành công trong việc thích ứng và nhân rộng. Mục tiêu của ngành kỹ thuật cơ khí nhằm tạo ra giải pháp thiết kế (design solution) nhằm hợp nhất các phân ngành lại với nhau. Ban đầu, lĩnh vực nghiên cứu của cơ điện tử được dự định chỉ bao gồm sự kết hợp giữa cơ khí và điện tử, vì thế tên ngành là từ ghép giữa Cơ khí và Điện tử học (hay Mechatronics từ mechanics và electronics); tuy nhiên, với tính phức tạp của các hệ thống công nghệ phát triển không ngừng, định nghĩa của ngành được mở rộng sang nhiều lĩnh vực công nghệ khác.

Từ cơ điện tử (mechatronics) bắt nguồn từ Wasei-eigo là các từ vựng tiếng Nhật được xây dựng từ nguồn gốc là các từ vựng tiếng Anh và được tạo ra bởi Tetsuro Mori, một kỹ sư của Tập đoàn Điện tử Yaskawa. Từ mechatronics được đăng kí thương hiệu bởi một công ty ở Nhật Bản với mã số đăng kí “46-32714” vào năm 1971. Tuy nhiên, công ty sau đó đã công bố quyền sử dụng từ này cho công chúng, từ đó từ này bắt đầu được sử dụng trên toàn thế giới. Ngày nay, từ này được dịch sang nhiều ngôn ngữ và được coi là một thuật ngữ thiết yếu trong ngành công nghiệp.

Tiêu chuẩn NF E 01-010 của Pháp đưa ra định nghĩa: “phương pháp tiếp cận nhằm mục đích tích hợp cùng lúc cơ khí, điện tử, lý thuyết điều khiển tự động và khoa học máy tính trong việc thiết kế và sản xuất sản phẩm, để cải thiện và/hoặc tối ưu hóa chức năng của nó”.

Nhiều người xem cơ điện tử là một từ thông dụng hiện đại đồng nghĩa với tự động hóa, robot học và kỹ thuật cơ điện (Electromechanical engineering).

5/5 – (2 bình chọn)