Đánh giá tình hình thị trường dược phẩm Việt Nam 2022
Dược phẩm từ lâu được biết đến là ngành có nhiều cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời cao, tuy nhiên sau ba năm đại dịch diễn ra, ngành công nghiệp này có gì thay đổi, hay các chiều hướng phát triển mới đang diễn ra là gì? Cùng Medlink tìm hiểu về thị trường dược phẩm Việt Nam 2022 để có những định hướng phát triển phù hợp.
Tổng quan về thị trường dược Việt Nam
Dược phẩm Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường “màu mỡ” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có trị giá lên đến 10 tỷ USD vào năm 2020, đã tăng trưởng gấp đôi so với 2015.
Theo nghiên cứu của IBM, quy mô ngành dược của nước ta năm 2026 có thể đạt đến 16,1 tỷ USD. Doanh thu của thị trường 2% và sẽ đạt mốc tăng trưởng kép hàng năm sau giai đoạn dịch Covid-19.
Đây cũng không phải điều bất ngờ do quy mô thị trường dược Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, hiện dân số nước ta rơi vào khoảng >97 triệu người và tuổi thọ trung bình ~76 tuổi. Theo khảo sát, khoảng 30% người dân Việt Nam có thói quen đầu tư lớn cho sức khỏe, và con số này đang dần tăng lên.
Theo thống kê của trang Vietnam Briefing, nước ta là một trong số những quốc gia có ngành công nghiệp dược phẩm tăng trưởng liên tiếp sau đại dịch Covid -19 nhờ kinh tế đang dần phục hồi nhanh chóng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một lớn.
Ngoài ra, một động lực khác của ngành dược phẩm là cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng lên do tỷ lệ đô thị hóa cao rơi vào khoảng 37% trong năm 2021 và dân số đang ở mức 36,6 triệu người.
Do đó diện tích cũng như số lượng các khu, cụm công nghiệp sản xuất thuốc ngày càng được mở rộng. Cho đến hiện tại, đã lên tới con số 250 nhà máy lớn, hơn 200 cơ sở xuất, nhập khẩu thuốc ngoại, và kèm theo đó là khoảng 43.000 đại lý phân phối thuốc bà hơn 62.000 cửa hàng bán lẻ.
Các công ty có quy mô lớn tập trung gần các đô thị thuộc quản lý cấp trung ương, thuận tiện cho việc nhập các nguyên liệu đầu vào như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…
Báo cáo thị trường dược Việt Nam 2022
Tổng quan về ngành dược phẩm đầu năm 2022
Sau giai đoạn lắng xuống vì đợt dịch thứ hai của COVID-19, triển vọng của ngành dược đang dần lấy lại phong độ vào nửa đầu năm nay. Cụ thể có đến 62,5% các chuyên gia nghiên cứu và doanh nghiệp cho rằng năm nay ngành dược sẽ có tăng trưởng khả quan hơn và khoảng 12,50% số người được khảo sát cho rằng sẽ có sự đột phá trong mức tăng trưởng của ngành này. Số còn lại thì lựa chọn mức tăng trưởng thấp hơn của ngành thuốc.
Điều này cũng có thể hiểu vì đại dịch đã bước sang năm thứ 3, Chính Phủ đã đã hoàn thành chiến dịch bao phủ vaccine và có những tác động để kích thích nền kinh tế phát triển.
Chuyển trạng thái từ “Zero COVID” sang “ cuộc sống bình thường mới”, nên các dự báo tăng trưởng của ngành dược phẩm là không có gì đáng nghi ngại.nNhất là khi vừa trải qua đại dịch, cũng như tình trạng hậu Covid-19 diễn ra rất nhiều, sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến ngành dược.
Có thể thấy ngành dược đang có những tín hiệu tích cực cho việc phục hồi sau đại dịch và là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Lợi nhuận ngành dược phẩm 2022
Doanh thu của các công ty dược phẩm hầu như tăng trưởng nhờ lợi nhuận tốt từ việc phân phối thuốc, và bán lẻ tại các kênh bán hàng OTC (kênh bán hàng tại các quầy, nhà thuốc,…)
Cũng trong báo cáo cập nhật ngành dược phẩm mới đây của SSI (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh) đã thống kê được trong quý I/2022, tổng doanh thu của ngành dược cả nước đã đạt mức tăng trưởng lên đến 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ttrong đó góp một phần doanh thu lớn trong đó đến từ kênh bán hàng OTC với doanh thu tăng 23% còn kênh bán ETC lại chứng kiến sự sụt giảm khoảng 5% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn theo kết quả điều tra 29 công ty ngành dược niêm yết trên thị trường của KIS (Công ty Cổ phần Chứng khoán tại Việt Nam), lợi nhuận ròng của các công ty này vẫn có tăng trưởng tích cực lên đến 25,4% so với cùng kỳ của năm ngoái.
SSI cũng cho biêt theo kết quả kinh doanh từ các công ty dược phẩm có mã cổ phiếu được niêm yết giao dịch có ghi nhận tăng trưởng doanh thu tại kênh bán lẻ tại nhà thuốc của DHG, IMP, TRA trong quý I/2022 có mức tăng lần lượt khoảng 34%, 53%, 29% so với cùng kỳ năm ngoái.