Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập Williams trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống – Luận Văn Y Học

Đề cương luận văn thạc sĩ Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập Williams trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.Đau thắt lưng (ĐTL) là thuật ngữ chỉ triệu chứng đau, căng cơ, hoặc cứng cục bộ vùng được giới hạn bởi giữa khoảng xương sườn 12 đến nếp lằn mông [1]. ĐTL đang là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi người không kể lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp. Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2010, trong 291 bệnh tật được nghiên cứu đau lưng chiếm 9,4% và ảnh hưởng đến 85% người dân Bắc Mỹ tại ít nhất một thời điểm trong đời [2],[3].
ĐTL là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính, bệnh thường kéo dài, hay tái phát gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người bệnh và là gánh nặng kinh tế, tâm lý rất lớn. Một nghiên cứu khác ở Thụy Điển năm 2017 cho thấy chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân đau thắt lưng là hơn 6000 Euro, còn ở Mỹ có khoảng hơn 101 triệu ngày làm việc bị mất do ĐTL [4],[5],[6],[7].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00435

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ĐTL, trong đó nguyên nhân hàng đầu là thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) [8],[9]. Theo tạp chí Thần kinh học Hoa Kỳ năm 2015, tỷ lệ THCSTL xuất hiện ở gần 90% cá nhân từ 60 tuổi trở lên [10]. Ở Việt Nam, THCSTL chiếm 31% trên tổng số bệnh nhân bị thoái hóa điều trị tại khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong vòng 10 năm (1991- 2000) [11].
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ĐTL do thoái hóa cột sống (THCS) cả bằng y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT). YHHĐ  sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng như kéo nắn, chiếu đèn hồng ngoại, liệu pháp suối khoáng, đắp parafin, sóng ngắn… và thuốc chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống thoái hóa tác dụng chậm [12]. Theo YHCT, đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng “Yêu thống”, và được điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trong đó châm cứu và xoa bóp là hai phương pháp phổ biến nhất hay được áp dụng cho người bệnh và đem lại hiệu quả [13],[14],[15],[16].
Trên thực tế lâm sàng, để tăng thêm hiệu quả điều trị các thầy thuốc thường kết hợp những phương pháp không dùng thuốc của YHCT với phục hồi chức năng đặc biệt là những bài tập vùng thắt lưng như bài tập Williams, MC Gill, MC Kenzie. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả điều trị cao, chi phí kinh tế hợp lý, ít tác dụng không mong muốn. Chúng tôi nhận thấy bài tập Williams là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, bệnh nhân có thể tự tập tại nhà có tác dụng cân bằng, giãn cơ và tăng sức mạnh cơ cho vùng thắt lưng từ đó hỗ trợ điều trị giảm đau, phục hồi tầm vận động cột sống thắt lưng (CSTL), giúp dự phòng đau tái phát [17]. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp trong điều trị đau thắt lưng do THCS. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá phương pháp kết hợp điện châm, xoa bóp với bài tập Williams trong điều trị đau thắt lưng do THCS. Với mong muốn tìm hiểu về tác dụng của sự kết hợp trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập Williams trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống” với hai mục tiêu:
1.Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với bài tập Williams trên bệnh nhân đau thắt lưng do THCSTL.
2.Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan y học hiện đại về đau thắt lưng    3
1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng    3
1.1.2. Tổng quan về đau thắt lưng    6
1.1.3. Tổng quan về thoái hóa cột sống thắt lưng    7
1.2. Tổng quan y học cổ truyền về đau thắt lưng    13
1.2.1. Bệnh danh    13
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    14
1.2.3 Các thể lâm sàng    14
1.3. Tổng quan điện châm và xoa bóp điều trị đau thắt lưng    16
1.3.1. Điện châm điều trị đau thắt lưng    16
1.3.2 Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng    18
1.4. Tổng quan về bài tập Williams    20
1.4.1. Nguồn gốc    20
1.4.2. Tác dụng bài tập Williams    20
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định    21
1.4.4. Các động tác của bài tập Williams    21
1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống    22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1. Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ    24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT    24
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.3. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu    26
2.3.1. Chất liệu nghiên cứu    26
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu    27
2.4. Phương pháp nghiên cứu    27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu    27
2.4.2. Cỡ mẫu và quy trình nghiên cứu    27
2.4.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu    29
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu    30
2.5.1. Các đặc điểm chung    30
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá    30
2.5.3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    30
2.6. Các tiêu  chuẩn đánh giá kết quả điều trị    31
2.6.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS    31
2.6.2. Đánh giá chỉ số Schober theo thang điểm qui ước    31
2.6.3. Nghiệm pháp tay đất    31
2.6.4. Độ gấp duỗi cột sống    32
2.6.5. Đánh giá chỉ số khuyết tật Oswestry    32
2.6.6. Đánh giá mức độ căng cơ    32
2.6.7. Đánh giá hiệu quả điều trị chung sau 7 ngày và 15 ngày điều trị    33
2.7. Xử lí số liệu    33
2.8. Đạo đức nghiên cứu    33
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ    35
3.1.    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    35
3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân    35
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng    36
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm Xquang    37
3.1.4 Phân bố bệnh nhân theo y học cổ truyền    37
3.2. Hiệu quả điều trị    38
3.2.1. Hiệu quả điều trị theo thang điểm VAS    38
3.2.2. Hiệu quả cải thiện độ giãn CSTL sau điều trị    39
3.2.3. Cải thiện tầm vận động gấp duỗi cột sống thắt lưng    40
3.2.4. Hiệu quả cải thiện chỉ số khuyết tật Oswestry theo thang điểm Oswestry Disability Index sau điều trị    40
3.2.5. Đánh giá mức độ căng cơ sau điều trị    41
3.2.6. Đánh giá kết quả điều trị chung    41
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống    42
3.3.1. Yếu tố tuổi    42
3.3.2. Yếu tố giới tính    42
3.3.3. Yếu tố thói quen sinh hoạt    43
3.3.4. Yếu tố nghề nghiệp    43
3.3.5. Yếu tố tiền sử chấn thương    44
3.3.6. Yếu tố thể bệnh theo y học cổ truyền    44
CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN    45
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    45
4.2. Hiệu quả điều trị    45
4.3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống    45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN    47
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ    47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại mức độ đau theo VAS    31
Bảng 2.2: Mức độ giãn CSTL    31
Bảng 2.3: Khoảng cách tay đất    31
Bảng 2.4: Phân loại độ gấp cột sống    32
Bảng 2.5: Phân loại độ duỗi cột sống    32
Bảng 2.7: Đánh giá chỉ số khuyết tật Oswestry    32
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ căng cơ    32
Bảng 2.8: Phân loại mức độ đáp ứng điều trị    33
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi    35
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới    35
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    35
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo thói quen sinh hoạt    36
Bảng 3.5: Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị    36
Bảng 3.6: Đặc điểm độ giãn cột sống, tay đất, độ gấp duỗi CSTL trước điều trị trước điều trị    36
Bảng 3.7: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khuyết tật Owestry    37
Bảng 3.8: Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm Xquang    37
Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh    37
Bảng 3.10: Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS    38
Bảng 3.11: Hiệu suất giảm đau sau 7 ngày, 15 ngày điều trị    38
Bảng 3.12: Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 7 ngày và 15 ngày điều trị    39
Bảng 3.13: Hiệu suất tăng độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị    39
Bảng 3.14: Cải thiện tầm vận động gấp duỗi cột sống thắt lưng    40
Bảng 3.15: Sự cải thiện chỉ số khuyết tật Oswestry    41
Bảng 3.16: Đánh giá mức độ căng cơ    41
Bảng 3.17: Đánh giá kết quả điều trị chung    41
Bảng 3.18: Liên quan giữa tuổi tới kết quả điều trị    42
Bảng 3.19: Liên quan giữa giới tính tới kết quả điều trị    42
Bảng 3.20: Liên quan giữa thói quan sinh hoạt tới kết quả điều trị    43
Bảng 3.21: Liên quan giữa nghề nghiệp tới kết quả điều trị    43
Bảng 3.22: Liên quan giữa tiền sử chấn thương tới kết quả điều trị    44
Bảng 3.23: Liên quan giữa thể bệnh tới kết quả điều trị    44
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Đốt sống thắt lưng và đĩa đệm gian đốt     3
Hình 1.2: Áp lực đĩa đệm L3- L4 ở các tư thế    4
Hình 1.3: Các dây chằng xung quanh cột sống    5
Hình 1.4: Hình ảnh bình thường và thoái hóa của đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng trên MRI.    11
Hình 1.5: Sơ đồ bài tập Williams     22
Sơ đồ nghiên cứu    29