Đánh giá nhà cung cấp là gì? Mục đích và thời điểm đánh giá
Nội Dung Chính
Đánh giá nhà cung cấp là gì? Mục đích và thời điểm đánh giá
Liệu bạn có tự hỏi tại sao đánh giá nhà cung cấp là một việc rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tham khảo bài viết này để biết đánh giá nhà cung cấp là gì và mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp.
1. Đánh giá nhà cung cấp là gì?
Đánh giá nhà cung cấp (hay thẩm định nhà cung cấp) là quá trình thẩm định và đánh giá tiềm năng các nhà cung cấp hiện tại, tiềm năng bằng cách định lượng, giúp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhằm đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn và tiến tới thúc đẩy cải tiến liên tục.
Đánh giá nhà cung cấp là việc rất quan trong đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng dài, phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Đánh giá nhà cung cấp là một phần của đánh giá doanh nghiệp với các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đảm bảo sự phù hợp của một nhà cung cấp.
Đánh giá nhà cung cấp là gì và tại sao doanh nghiệp nào cũng cần?
2. Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp
Đánh giá nhà cung cấp giúp cho doanh nghiệp có thể biết được tình hình hiện tại cũng như dự báo trước tương lai các rủi ro có thể gặp phải của chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp kịp thời để không làm gián đoạn nguồn cung cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro.
Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp là nhằm lên được danh sách các nhà cung cấp tiềm năng với doanh nghiệp cũng như đánh giá sự phù hợp của các nhà cung cấp hiện tại. Cụ thể:
- Đối với các nhà cung cấp tiềm năng: Từ danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, cần lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp, sau đó tiến hành liên hệ và đàm phán về các điều kiện phù hợp. Nếu thuận lợi, tiến tới ký kết hợp đồng.
- Đối với các nhà cung cấp hiện tại: Cần đánh giá lại hiệu quả của nhà cung cấp hiện tại bằng cách xác định sự phù hợp với định hướng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai; xác định được những rủi ro tiềm ẩn từ nhà cung cấp đó để tìm phương án thay thế kịp thời.
Ngoài ra, mục đích đánh giá nhà cung cấp còn giúp quản lý nhà cung cấp tốt hơn và kích thích các nhà cung cấp cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm của họ.
Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp nhằm tìm ra ra cung cấp phù hợp, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
3. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
Cơ sở đầu tiên để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp chính là các tiêu chí. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí cụ thể để phù hợp nhất với mục đích lựa chọn nhà cung cấp và tình hình của doanh nghiệp đó.
Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp có thể kể đến như:
- Sự uy tín của nhà cung cấp: Sự uy tín của nhà cung cấp trên thị trường được coi như điều kiện cần khi đánh giá một nhà cung cấp có tốt hay không.
- Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Chất lượng sản phẩm / dịch vụ phải luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra, không có hoặc rất ít sản phẩm lỗi, hỏng.
- Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ: Là điều kiện quan trọng chứng minh nhà cung cấp đó có giao hàng đúng tiến độ hay không.
- Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán: Đây là yếu tố quyết định hợp đồng có được ký kết hay không, giá cả phù hợp sẽ thúc đẩy việc hợp tác lâu dài; cùng nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc thanh toán đơn hàng.
- Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp: Yếu tố về dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng giúp phản ánh nhà cung cấp đó có coi trọng doanh nghiệp bạn hay không.
- Tính bền vững và lâu dài của nhà cung cấp: Phát triển bền vững luôn là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Rủi ro tài chính của nhà cung cấp: Một nhà cung cấp tốt sẽ luôn đảm bảo được nguồn tài chính ổn định, khi đó việc sản xuất và cung ứng mới diễn ra thuận lợi.
Cơ sở đầu tiên để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp chính là các tiêu chí
4. Thời điểm nào cần đánh giá nhà cung cấp?
Đánh giá nhà cung cấp không phải là việc nói ngay làm ngay một cách đơn giản. Để lựa chọn được các nhà cung cấp phù hợp cũng như đảm bảo chi phí bỏ ra cho việc đánh giá là tối thiểu, doanh nghiệp cần có kế hoạch đánh giá nhà cung cấp cụ thể.
Việc đánh giá nhà cung cấp vào thời điểm nào, tần suất ra sao còn tùy thuộc và năng lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có 3 thời điểm quan trọng cần đánh giá nhà cung cấp mà doanh nghiệp nên lưu ý:
- Khi cần tìm nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ mới: Trước khi triển khai dự án, hoạt động kinh doanh mới cần đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.
- Khi cần đánh giá tình trạng các nhà cung cấp hiện tại: Đối với các dự án, hoạt động đã triển khai kinh doanh một thời gian, khi đó cần đánh giá chất lượng hoặc đánh giá định kỳ mỗi quý/năm các nhà cung cấp để phát hiện kịp thời các rủi ro nhà cung cấp, đồng thời ngăn chặn và thay thế nhà cung cấp kịp thời.
- Khi cần tìm nhà cung cấp thay thế: Trong quá trình làm việc với nhà cung cấp cũ có vấn đề; khi đánh giá định kỳ nhà cung cấp hiện tại có rủi ro, việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp mới là vô cùng cần thiết.
Có 3 thời điểm quan trọng cần đánh giá nhà cung cấp
5. Giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam
Hiện nay, có 2 kiểu đánh giá nhà cung cấp phổ biến:
- Chủ quan: Dựa trên ý kiến, kinh nghiệm và nhận thức của doanh nghiệp về nhà cung cấp.
- Khách quan: Dựa trên số liệu, chi phí, hiệu suất của nhà cung cấp thông qua các báo cáo.
Vì vậy, thay vì doanh nghiệp phải tự xây dựng quy trình quản lý, đánh giá nhà cung cấp tốn nhiều thời gian và chi phí thì có một cách đánh giá nhà cung cấp tối ưu và khách quan hơn đó chính là sử dụng giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam.
Giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam đưa ra bao gồm Báo cáo thông tin nhà cung cấp SIR và Chỉ số đánh giá nhà cung ứng SEI. Báo cáo giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của các nhà cung cấp bao gồm các hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và các tin tức cập nhật nhất.
Chi tiết quý khách tham khảo tại Đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam.
Đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam
Giải pháp đưa ra mang lại những lợi ích cụ thể cho bản thân doanh nghiệp và các nhà cung cấp:
- Đối với doanh nghiệp bạn: Đối với doanh nghiệp bạn, giải pháp cung cấp báo cáo các nhà cung cấp một cách khách quan và chính xác nhất, giúp rút ngắn và giảm thiểu tối đa chi phí, nguồn lực doanh nghiệp cần bỏ ra để đánh giá, tìm mới hay thay thế nhà cung cấp kịp thời.
- Với nhà cung cấp của doanh nghiệp bạn: Các nhà cung cấp sẽ có một báo cáo đầy đủ, kịp thời và khách quan về doanh nghiệp mình, từ đó tự nhìn nhận lại bản thân doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp nhằm cải tiến tối đa hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm phù hợp với các tiêu chí để tham gia vào chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp.
CRIF D&B Việt Nam hân hạnh mang đến giải pháp quản lý cung ứng chuyên nghiệp
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết đánh giá nhà cung cấp là gì và mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp. Liên hệ với CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn về giải pháp quản lý cung ứng chuyên nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp bạn tốt nhất trong việc hợp tác kinh doanh: