Đánh giá bệnh nhân sản khoa – Phụ khoa và Sản khoa – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Nguồn chủ đề

Lý tưởng nhất là phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên gặp bác sĩ trước khi thụ thai; sau đó họ có thể tìm hiểu về nguy cơ mang thai và cách giảm nguy cơ. Như là một phần của chăm sóc tiền sinh sản, các bác sĩ lâm sàng chăm sóc ban đầu nên khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ uống một loại vitamin có chứa folic acid 400 đến 800 mcg (0,4 đến 0,8 mg) một lần/ngày. Folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nếu phụ nữ đã có thai hoặc trẻ sơ sinh có khuyết tật ống thần kinh, liều hàng ngày được khuyên dùng là 4000 mcg (4 mg). Uống folate trước và sau khi thụ thai cũng có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh khác (1 Tài liệu tham khảo chung Lý tưởng nhất là phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên gặp bác sĩ trước khi thụ thai; sau đó họ có thể tìm hiểu về nguy cơ mang thai và cách giảm nguy cơ. Như là một phần của chăm sóc tiền sinh… đọc thêm ).

Khi mang thai, phụ nữ cần chăm sóc tiền sản định kỳ để giúp bảo vệ an toàn sức khoẻ và sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, đánh giá thường được yêu cầu cho các triệu chứng và dấu hiệu bệnh tật. Các triệu chứng thông thường liên quan đến thai nghén bao gồm:

Đối với các rối loạn sản khoa đặc trưng, [XRef]; đối với các rối loạn không sản khoa ở phụ nữ có thai được thảo luận ở mục khác.

Lần khám thai định kỳ đầu tiên nên vào giữa 6 và 8 tuần tuổi thai.

Các lần khám thai sau đó nên ở các thời điểm

  • Khoảng 4 tuần một lần cho đến 28 tuần

  • Khoảng 2 tuần từ 28 đến 36 tuần

  • Hàng tuần sau đó cho đến khi chuyển dạ

Các lần thăm khám trước khi sinh có thể được lên kế hoạch thường xuyên hơn nếu nguy cơ của thai cao hoặc ít thường xuyên hơn nếu nguy cơ rất thấp.

Chăm sóc trước sinh bao gồm

  • Sàng lọc các rối loạn

  • Thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ thai nhi và mẹ

  • Tư vấn

Tài liệu tham khảo chung

  • 1. Shaw GM, O’Malley CD, Wasserman CR, et al: Maternal periconceptional use of multivitamins and reduced risk for conotruncal heart defects and limb deficiencies among offspring. Am J Med Genet 59:536–545, 1995. doi:10.1002/ajmg.1320590428

Khám thực thể

Một cuộc kiểm tra tổng thể đầy đủ, bao gồm huyết áp, chiều cao và cân nặng, được thực hiện trước tiên. BMI nên được tính toán và ghi lại. BP và cân nặng nên được đo tại mỗi lần khám thai.

Trong lần khám sản đầu tiên, khám bằng mỏ vịt và khám vùng chậu bằng hai tay được thực hiện vì những lý do sau:

  • Để kiểm tra tổn thương hoặc dịch tiết âm đạo

  • Để ghi nhận màu sắc và mật độ của cổ tử cung

  • Để lấy mẫu cổ tử cung để thử nghiệm

Tương tự như vậy, đo nhịp tim của thai nhi, và những bệnh nhân khám thai ở tuổi thai lớn, tư thế nằm của thai nhi được đánh giá xem hình thủ thuật leopold Thủ thuật Leopold. Thủ thuật Leopold. .

Khả năng vùng chậu trong việc đẻ có thể được ước lượng trên lâm sàng bằng cách ghi nhận các số đo khác nhau với ngón tay giữa trong khi khám qua âm đạo. Nếu khoảng cách từ mặt dưới của xương mu đến mỏm xương cùng là > 11,5 cm, đường vào của khung chậu gần như chắc chắn là đủ. Thông thường, khoảng cách giữa các gai ụ ngồi ≥ 9 cm, chiều dài dây chằng cùng -gai hông là từ 4 đến ≥ 5 cm, và vòm dưới mu là ≥ 90°.

Trong các lần khám tiếp theo, đo BP và cân nặng là quan trọng. Thăm khám sản khoa tập trung vào kích thước tử cung, chiều cao của đáy tử cung (bằng cm tính từ trên khớp mu) và hoạt động của tim thai, chế độ ăn uống của bà mẹ, tăng cân và sức khoẻ tổng thể. Việc khám bằng mỏ vịt và qua hai tay thường không cần thiết trừ khi khí hư âm đạo hoặc chảy máu, rò rỉ chất lỏng, hoặc xuất hiện triệu chứng đau.