Đánh dấu son cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa gì trong việc tâm linh

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện rất nhiều điều kì bí không thể lí giải được. Như mỗi lần cho bé ra ngoài, người già đều bắt mang theo con dao, cây đũa, củ tỏi và kể cả đánh dấu son cho trẻ sơ sinh. Họ nói là để tránh vía xấu và tà ma. Vậy hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu ý nghĩa những điều tâm linh này thông qua bài viết sau đây nhé!

Thắc mắc về việc đánh dấu son cho trẻ sơ sinh 

Tên tôi là Phạm Thị Ngọc. Tôi mới sinh con được hơn 2 tháng. Gần đây tôi và mẹ chồng có xảy ra mâu thuẫn về việc cho bé ra ngoài đi chơi.
Tính tôi khá thoải mái và xuề xòa nên thường không quan tâm lắm đến vấn đều kiêng kị tâm linh cho trẻ nhỏ nhưng mẹ chồng tôi lại rất coi trọng việc này, nhất là khi con trai tôi lại là cháu đích tôn của gia đình. Mỗi lần cho cháu ra ngoài mẹ chồng tôi đều bắt phải mang theo con dao, cây đũa, củ tỏi và phải đánh dấu son trên trán cho trẻ sơ sinh.

đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

Việc đánh dấu chấm son trên trán cho bé sơ sinh thì đơn giản, nhưng tôi thấy mang theo dao, đũa và củ tỏi thì rất lách cách nên nhiều lần cho cháu ra ngoài tôi không mang theo. Mẹ chồng tôi đã rất khó chịu về chuyện này. Tôi có hỏi mẹ chồng tại sao phải mang theo những thứ đó thì mẹ chồng tôi không nói là để tránh vía xấu và tà ma.
Thưa chuyên gia, những thứ đơn giản đó liệu có tác dụng như giải thích của mẹ chồng tôi? Và trẻ mới sinh, khi ra đường thực sự cần mang theo đủ tỏi, đũa, dao và đánh dấu chấm son lên trán cho bé sơ sinh không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc

Việc đánh dấu son trên trán cho trẻ sơ sinh khi còn ở cữ hoàn toàn không phải vấn đề kiêng kị tâm linh, mà là phong tục tập quán cổ ngày xưa. Khi xưa các cụ dùng nhọ nồi làm dấu, sau này biến dần thành chấm son cho đẹp. Ngày xưa, trong vòng 3 tháng 10 ngày đầu sau khi sinh, các mẹ nên chấm một ít nhọ nồi lên trán của đứa trẻ để tránh tà ma hay vía dữ. Đối với thời hiện đại, khi chúng ta không có nhọ nồi thì mẹ có thể đánh dấu son lên trán cho trẻ sơ sinh thay cho nhọ nồi. Vì khi mới sinh, vía của trẻ còn yếu nên khi gặp người lạ có vía dữ, bé rất thường hay khóc. Ngay khi người lạ đi khỏi nhà, cha mẹ cũng có thể đốt vía để trẻ dừng khóc.
Còn việc đem theo con dao, cái đũa cũng là một cách “làm phép” ngày xưa ví như khi trẻ khóc đêm thì ta đốt bồ kết, hoặc chẻ một chiếc đũa ăn (bé trai chẻ làm 7, bé gái chẻ làm 9) để đốt hơ quanh phòng. Nhưng nói thật với bạn nó chẳng có tác dụng gì đâu. Trẻ con rất nhạy cảm, chỗ nào làm em bé khó chịu và  khóc thì bạn có mang theo các thứ đó thì bé vẫn khóc và ngược lại. Bạn nên để ý thật kỹ những nơi này để tránh đưa bé tới.
Còn việc mang tỏi theo cho trẻ mới sinh thì các cụ xưa quan niệm, tỏi có thể xua đuổi được tà ma. Vì lý do này mà vào các ngày cúng giỗ hay lễ Tết, những món ăn được sắp lên ban thờ cũng kiêng, không được nấu bằng tỏi. Nếu nấu tỏi thì các cụ tổ tiên không thể về thụ hưởng đồ cúng bởi vì tỏi có tính âm, các cụ xưa quan niệm thế giới âm dương là âm chống âm, dương đẩy dương. Do vậy mà ma tà, quỷ quái thuộc “thế giới âm” kỵ với tỏi.

đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

Ngày nay, y học đã chứng minh, tỏi có chất fitoxit, có tác dụng diệt khuẩn và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, điều hòa huyết áp và nhiều bệnh khác. Tỏi cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, tức bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa… Còn theo Đông y, tỏi có tính ấm trị hàn, thông huyết lợi khí. Côn trùng độc hại cũng rất sợ mùi của tỏi. Do đó, theo cả quan niệm cũ lẫn mới thì việc mang theo tỏi là rất tốt cho trẻ.
Quay trở lại câu chuyện của bạn, điều mẹ chồng bạn muốn xuất phát từ tình yêu thương của các bậc cha mẹ. Họ luôn mong con, cháu được mạnh khỏe bình an, thiết nghĩ bạn cũng thông cảm cùng bà. Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời chúng ta là hạnh phúc. Nên bạn hãy mở lòng mình, cũng có thể làm cho con một cái túi nhỏ xinh xắn để đựng tất cả những thứ đó sao cho dễ thương, nhưng phải an toàn cho bé. Giúp mẹ chồng chị có cơ hội được thể hiện tình yêu thương, che chở cho cháu dù chỉ bằng kinh nghiệm dân gian.
Một đôi đũa bé xíu cho trẻ tập ăn, một củ tỏi… sao có thể là rào cản ngăn cách niềm yêu thương, thuận hòa trong gia đình mình phải không bạn. Tất nhiên bạn có thể giải thích và thuyết phục mẹ chồng hiểu được việc làm của bà là không cần thiết khi các cách “phòng vệ” cho bé của bạn bây giờ hiện đại và hiệu quả như thế nào.
Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc, khỏe mạnh!

4.2

/

5

(

69

bình chọn

)