Danh Sách 99 Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Đánh giá post

Chuyên Ngành Văn Học Dân Gian là một trong những ngành học mà rất ít học viên theo học, đặc biệt là thạc sĩ do đó việc lựa chọn được một Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian là rất khó khăn. Tuy nhiên không phải khó mà không có đề tài hay, đến với Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn các bạn có thể tha hồ tham khảo lựa chọn đề tài, cũng như nhiều bài mẫu đã được bảo vệ tại website của mình nhé.

Ngoài ra, để hỗ trợ các bạn sinh viên một cách tối đa về đề tài, thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ tại Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn để được tư vấn đề tài, cũng như hỗ trợ các bạn học viên về đề cương, hay là hoàn thiện một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh cho các bạn. Và không để các bạn học viên phải chờ đợi lâu, các bạn hãy cùng nhau tham khảo Danh Sách Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian dưới đây nhé.

Chuyên Mục Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

  1. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Những Đặc Trưng Của Hò Trị Thiên
  2. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghiên Cứu So Sánh Một Số Típ Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Hàn Quốc
  3. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Mối Quan Hệ Văn Hóa Tày – Việt Dưới Góc Độ Thẩm Mỹ Qua Một Số Kiểu Truyện Kể Dân Gian Cơ Bản
  4. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Truyện Kể Địa Danh Của Người Thái Ở Việt Nam Dưới Góc Nhìn Văn Hóa Tộc Người
  5. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Về Các Nhân Vật Tổ Sư Bách Nghệ Trong Không Gian Văn Hóa Châu Thổ Bắc Bộ
  6. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Kiểu Truyện Hôn Nhân Người – Tiên Trong Truyện Cổ Việt Nam Và Đông Nam Á
  7. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: So Sánh Truyện Cổ Tích Thần Kì Việt Nam Và Ấn Độ
  8. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: So Sánh Mô Típ Sinh Đẻ Thần Kỳ Trong Truyện Cổ Trung Quốc Và Việt Nam
  9. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Và Lễ Hội Dân Gian Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái
  10. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Từ Truyện Cổ Tích Dân Gian Đến Truyện Cổ Tích Của Nhà Văn (Trường Hợp Tô Hoài Và Phạm Hổ)
  11. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Dân Ca Nghi Lễ Của Người Thái
  12. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nhân Vật Dương Vân Nga – Lịch Sử Và Truyền Thuyết
  13. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Nhân Vật Thần – Tiên Trong Truyện Cổ Tích Việt Nam
  14. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Lý Phục Man Và Lễ Hội Rước Giá Ở Yên Sở – Hoài Đức – Hà Nội
  15. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Phạm Nhan Và Tín Ngưỡng Thờ Ác Thần Của Người Việt Ở Bắc Bộ
  16. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Địa Danh Và Con Người Trong Ca Dao Quảng Bình
  17. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Nội Dung Giữa Truyện Thơ Tày Và Truyện Thơ Thái
  18. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Dấu Ấn Của Truyện Cổ Tích Trong Chèo Truyền Thống
  19. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Và Lễ Hội Về Lý Triều Quốc Sư Nguyễn Minh Không Ở Chùa Cổ Lễ – Nam Định
  20. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: So Sánh Dân Ca Trữ Tình Sinh Hoạt Của Người Tày Và Người Thái Ở Việt Nam
  21. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Văn Học Dân Gian Cao Lan Nhìn Từ Văn Hóa Tộc Người
  22. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Biểu Tượng Mặt Trời Trong Đời Sống Văn Hóa Và Văn Học Dân Gian Việt Nam
  23. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Biểu Tượng Cá Từ Cội Nguồn Văn Hóa Đến Ca Dao Trữ Tình Người Việt
  24. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Nhân Vật Truyện Cười Dân Gian Việt Nam
  25. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Truyện Cười Dân Gian Việt Nam
  26. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Ca Dao Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Với Giáo Dục Học Sinh Tiểu Học
  27. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Ca Dao Tình Cảm Gia Đình Với Việc Giáo Dục Học Sinh Tiểu Học
  28. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyện Kể Dân Gian Về Thần Độc Cước Ở Bắc Bộ Và Bắc Trung Bộ Việt Nam
  29. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Hệ Thống Nhân Vật Trong Sử Thi Mnông Và Vấn Đề Thể Loại
  30. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Đặc Điểm Văn Xuôi Nghệ Thuật Nguyễn Quang Lập
  31. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Kiểu Truyện Người Em Trong Truyện Cổ Tích Các Dân Tộc Việt Nam
  32. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyện Kể Dân Gian Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi Phía Bắc Việt Nam
  33. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Kiểu Truyện Con Vật Tinh Ranh Trong Truyện Dân Gian Việt Nam Và Thế Giới
  34. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Dân Ca Gầu Plềnh Và Lễ Hội Gầu Tào Của Dân Tộc Hmông Ở Lào Cai – Truyền Thống Và Biến Đổi
  35. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Truyền Thuyết Về Lưu Nhân Chú Ở Vùng Đại Từ Thái Nguyên
  36. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Yếu Tố Dân Gian Và Yếu Tố Bác Học Trong Kịch Bản Chèo
  37. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Vị Trí Của Tục Ngữ Trong Mối Quan Hệ Với Một Số Thể Loại Folklore Và Văn Học Thành Văn
  38. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Vấn Đề Hồ Xuân Hương – Tiểu Sử, Văn Bản, Quá Trình Huyền Thoại Dân Gian Hoá
  39. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Vai Trò Của Văn Học Dân Gian Trong Sáng Tác Của Một Số Nhà Văn Hiện Đại
  40. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tục Ngữ Nhật Bản Về Văn Hoá Ứng Xử – Có So Sánh Với Tục Ngữ Việt Nam
  41. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tục Ngữ Người Việt Với Việc Phản Ánh Tri Thức Dân Gian
  42. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Tục Ngữ, Ca Dao Và Việc Phản Ánh Phong Tục Tập Quán Người Việt – Trong Quan Hệ Gia Đình
  43. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:  Truyện Kể Dân Gian Với Văn Xuôi Hiện Đại Về Đề Tài Thiếu Nhi
  44. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyện Cổ Phật Giáo Trong Kho Tàng Truyện Cổ Dân Gian Việt Nam
  45. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Trên Quan Điểm Folklore Xem Xét Quá Trình Biến Đổi Từ Truyện Kể Dân Gian Truyền Miệng Đến Văn Bản
  46. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tính Thống Nhất Và Sắc Thái Riêng Trong Ca Dao Người Việt Ở Ba Miền Bắc, Trung, Nam
  47. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Thạch Sanh Và Kiểu Truyện Dũng Sĩ Trong Truyện Cổ Việt Nam Và Đông Nam Á
  48. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Sử Thi Thần Thoại Mnông
  49. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Sự Chuyển Đổi Thi Pháp Từ Ca Dao Cổ Truyền Đến Ca Dao Hiện Đại – Trên Tư Liệu Ca Dao Trữ Tình
  50. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: So Sánh Tục Ngữ Việt Và Tục Ngữ Lào
  51. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  So Sánh Kiểu Truyện Cô Lọ Lem Của Một Số Dân Tộc Miền Nam Trung Quốc Với Kiểu Truyện Tấm Cám
  52. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Những Vấn Đề Thẩm Mỹ – Đạo Lí – Xã Hội Trong Kịch Bản Tuồng Cổ Viết Về Đề Tài Quận Quốc
  53. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thuyết Người Việt Và Hội Lễ Về Các Anh Hùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Gợi Ý Danh Sách Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian – Mới Nhất Năm 2022

  1. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Và Nghiên Cứu Truyền Thuyết Dân Gian Xứ Nghệ
  2. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Và Nghiên Cứu Một Số Truyện Thơ Tiêu Biểu Của Người Thái Ở Việt Nam
  3. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Những Đặc Điểm Trong Cách Cấu Tạo Cốt Truyện Cổ Tích Thần Kì Dân Tộc Việt
  4. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Khảo Sát Cấu Trúc Và Ý Nghĩa Một Số Típ Truyện Kể Dân Gian Tày Ở Vùng Đông Bắc Việt Nam
  5. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Dân Ca Xường Của Người Mường Ở Thanh Hoá – Tiếp Cận Từ Góc Độ Văn Học Dân Gian
  6. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyện Nôm Bình Dân Của Người Việt-Lịch Sử Hình Thành Và Bản Chất Thể Loại
  7. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Cái Cười Trong Ca Dao Người Việt
  8. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Bản Chất Thể Loại Và Sự Phân Loại Truyện Cổ Tích Trên Cơ Sở Tư Liệu Truyện Cổ Tích Việt Nam
  9. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Văn Hóa Ứng Xử Về Tình Yêu Và Hôn Nhân Trong Ca Dao Người Việt
  10. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Văn Hóa Ứng Xử Của Người Quan Họ Thông Qua Lời Ca Dân Ca Quan Họ Cổ
  11. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Văn Hóa Biển Trong Văn Học Dân Gian Truyền Thống Hải Phòng
  12. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Việt Qua Ca Dao Tục Ngữ Truyền Thống
  13. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Vấn Đề Thể Hiện Nhân Vật Trong Sử Thi Ê Đê Qua Tác Phẩm Mdrong Dăm
  14. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Vấn Đề Sử Dụng Tục Ngữ Ca Dao Truyền Thống Trên Báo In Đương Đại
  15. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Vấn Đề Nhiều Nghĩa Giữa Các Bài Ca Dao Trữ Tình Của Người Việt
  16. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Vấn Đề Miêu Tả Ngoại Hình Con Người Trong Kho Tàng Ca Dao Người Việt
  17. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Tục Ngữ Người Việt Với Việc Phản Ánh Tri Thức Dân Gian Về Thế Giới Tự Nhiên Và Các Mối Quan Hệ
  18. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tục Ngữ – Ca Dao Truyền Thống Trong Kịch Bản Chèo Hiện Đại
  19. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Về Một Số Danh Nhân Văn Hóa Thời Trung Đại Trên Đất Hải Dương
  20. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Và Lễ Hội Về Tứ Vị Thánh Nương Ở Đền Lộ (Hà Nội)
  21. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Truyền Thuyết Và Lễ Hội Làng La (Hà Nội)
  22. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Và Lễ Hội Hội Chùa Dâu
  23. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Anh Hùng Chống Ngoại Xâm Triều Trần
  24. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tìm Hiểu Tục Ngữ Người Việt Thời Hiện Đại
  25. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Tìm Hiểu Sử Thi Chương Han Của Người Thái Ở Việt Nam
  26. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
  27. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:So Sánh Truyện Trạng Lợn Với Truyện Trạng Quỳnh Trên Hai Phương Diện Nội Dung Và Nghệ Thuật
  28. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: So Sánh Truyền Thuyết Và Lễ Hội Hai Bà Trưng Ở Mê Linh Và Phú Thọ
  29. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Truyền Thuyết Và Lễ Hội Về Lê Lợi Ở Thanh Hóa
  30. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
  31. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Phong Cách Tự Sự Dân Gian Trong Văn Học Việt Nam Đương Đại
  32. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Truyện Cổ Phật Giáo Của Thích Minh Chiếu
  33. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Những Vấn Đề Văn Học Dân Gian Được Đặt Ra Trên Báo Giáo Dục Và Thời Đại Trong Mười Năm Gần Đây
  34. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Những Đặc Điểm Của Truyện Kể Dân Gian Thái Bình
  35. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nhân Vật Xấu Xí Mà Tài Ba Trong Chuyện Cổ Tích Các Dân Tộc Việt Nam
  36. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nhân Vật Thánh Mẫu Trong Văn Học Và Trong Tín Ngưỡng, Lễ Hội Dân Gian Việt Nam
  37. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Folklore Và Văn Học Viết Qua Trường Hợp Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
  38. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian:  Nghiên Cứu Hiện Tượng Làng Cười Dưới Góc Độ Nhân Học Văn Hóa-Trường Hợp Làng Cười Văn Lang, Phú Thọ
  39. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghiên Cứu Chầu Văn Dưới Góc Độ Văn Hoá Và Văn Học Dân Gian
  40. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghiên Cứu Ca Dao, Tục Ngữ Hiện Đại Trên Báo Mạng
  41. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghiên Cứu Ca Dao Khmer Nam Bộ
  42. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Một Số Đặc Điểm Của Truyện Trạng Xứ Nghệ
  43. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Một Số Công Thức Nghệ Thuật Truyền Thống Của Truyện Cổ Tích Thần Kỳ Người Việt
  44. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thuyết Dân Gian Và Lễ Hội Về Người Anh Hùng Lịch Sử Của Dân Tộc Tày
  45. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Văn Hóa Ứng Xử Gia Đình Và Xã Hội Trong Tục Ngữ Lưu Hành Ở Tiều Vùng Thăng Long
  46. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Truyền Thuyết Và Lễ Hội Đinh Lê Ở Ninh Bình
  47. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian:Khảo Sát Truyền Thuyết Và Lễ Hội Của Các Di Tích Thăng Long Tứ Trấn
  48. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Khảo Sát Lễ Hội Xên Bản Xên Mường Của Dân Tộc Thái Tây Bắc
  49. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Chất Liệu Văn Học Dân Gian Trong Một Số Kịch Bản Điện Ảnh Ở Việt Nam
  50. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Ca Dao Của Người Việt Về Lịch Sử
  51. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Biểu Tượng Cá Trong Ca Dao Dân Tộc Kinh Và Một Số Dân Tộc Thiểu Số Vùng Núi Phía Bắc
  52. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Bi Kịch Tình Yêu Trong Truyện Thơ Các Dân Tộc Thiểu Số
  53. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Trung Quốc Đối Với Một Số Truyện Cổ Tích Của Người Việt
  54. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Ảnh Hưởng Của Dân Ca Dân Tộc Mông Trong Truyện Thơ Tiếng Hát Làm Dâu
  55. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghiên Cứu Hát Ru Người Việt Dưới Góc Độ Văn Hóa Và Văn Học Dân Gian
  56. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Văn Học Dân Gian: Nghệ Thuật Châm Biếm Và Đả Kích Trong Vè Người Việt

Trên đây là tổng hợp danh sách 100 + Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Văn Học Dân Gian mà Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn muốn giới thiệu đến cho các bạn học viên đang muốn tìm kiếm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Văn Học Dân Gian, ngoài ra tại Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn còn có hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc làm bài, hay chưa làm được đề cương thì có thể tham khảo bảng giá, hoặc xem chi tiết quy trình về bài làm tại đây:

Đề cương chi tiết: Truyền Thuyết Về Các Nhân Vật “Tổ Sư Bách Nghệ” Trong Không Gian Văn Hóa Châu Thổ Bắc Bộ 

1. Lí do chọn Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

1.1. Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp Việt Nam hòa nhập với thế giới, phát huy những truyền thống vốn có, coi trọng cội nguồn mà còn có thể cho bạn bè năm châu thấy tinh thần sức mạnh của dân tộc là phương hướng hành động là hướng đi tất yếu của thời đại. Ở văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1998 có viết: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống” [3, 63]. Một trong những việc bảo tồn văn hóa dân gian là những công trình ghi chép và nghiên cứu về các thể loại truyện dân gian. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thể loại quan trọng. Hiện nay, thể loại truyền thuyết đã phát triển ở cả phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên trong giới nghiên cứu lại có nhiều quan điểm khác nhau về thể loại này. Sự phức tạp có lẽ bắt nguồn từ bản thân đối tượng nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu về truyền thuyết dân gian trong thời điểm hiện tại là việc làm rất cần thiết. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

1.2. Truyền thuyết được sinh ra, lưu truyền trong môi trường văn hóa cụ thể và nó có đặc trưng gắn với các vùng văn hóa, địa phương cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu theo vùng là hướng nghiên cứu mới mẻ tránh sự trùng lặp các công trình nghiên cứu trước đây. Cho đến nay, mảng truyền thuyết về các vị tổ sư bách nghệ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể, phân loại rõ ràng để người đọc có thể dễ dàng tìm hiểu. Các nhân vật tổ sư bách nghệ đa số không có nhiều ảnh hưởng sâu rộng như các vị anh hùng dân tộc, các nhân vật “Tứ bất tử” nhưng nó có một sức sống mạnh mẽ trong lòng bộ phận những người dân ở các làng nghề. Trong kho tàng truyện truyền thuyết Việt Nam, các nhân vật tổ sư bách nghệ là những nhân vật mang vẻ đẹp độc đáo, chiều sâu văn hóa của con người Việt Nam. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành đến liên ngành bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau từ lịch sử tư tưởng đến tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian,…dưới góc nhìn văn học và văn hóa, đồng thời khảo sát các nhân vật tổ sư trong cái nhìn rộng lớn, bao quát của văn hóa dân gian, góp phần giải mã những vấn đề xung quanh nhân vật. Khảo sát các nhân vật tổ sư bách nghệ trong văn học dân gian với những đặc trưng thẩm mĩ riêng, đồng thời khảo sát các type, motif truyện. Ở loại hình tự sự, các nhân vật tổ nghề được khắc họa rõ nét qua những cốt truyện hành động phi thường, kì ảo và cũng rất đỗi đời thường thông qua thể loại truyền thuyết. Ở loại hình tín ngưỡng và lễ hội dân gian, các nhân vật tổ nghề hiện lên khi nó gắn liền với hình thức tôn giáo sơ khai, niềm tin vào các vị tổ nghề như những vị thần và những hình thức diễn xướng, nghi lễ tập thể của nhân dân.

1.3. Vùng châu thổ Bắc Bộ là một vùng văn hóa cổ nằm giữa lưu vực những dòng sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Cả, sông Mã,… Đây là vùng văn hoá đúng như GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”. Do vậy, khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, vùng Nghệ – Tĩnh có những nét rất riêng ngoài những nét chung so với khu vực văn hóa sông Hồng. Cũng cần nói thêm về Nghệ An, Hà Tĩnh, ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn, Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ. Có lẽ, việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn, chỉ có thời chống Pháp, chống Mỹ. Như vậy, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã,….

Vùng đồng bằng Bắc Bộ ra đời từ rất xa xưa, vì vậy nền văn hóa rất đáng để khám phá. Truyền thuyết về nơi đây trở thành những công trình văn hóa phi vật thể vô cùng có giá trị khi muốn tìm hiểu về cội nguồn người Việt. Ở đây, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu về truyền thuyết về các vị tổ sư bách nghệ, gợi mở ra không gian văn hóa tín ngưỡng và du lịch nơi đây để độc giả có thêm hiểu biết thú vị và thêm yêu quý, trân trọng con người, đất nước Việt Nam, tự hào hơn về lịch sử dân tộc. Điều quan trọng là thêm hiểu biết về nghề, làng nghề truyền thống đang dần bị mai một.

Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tìm hiểu giá trị của mảng truyền thuyết dân gian về tổ sư bách nghệ và sức sống của nó trong đời sống văn hóa cộng đồng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Truyền thuyết về các nhân vật “Tổ sư bách nghệ” trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Về nghiên cứu truyền thuyết nói chung và nghiên cứu truyền thuyết về tổ sư bách nghệ nói riêng:

Văn học dân gian Việt Nam luôn là kho tàng phong phú và đa dạng mà người Việt chưa khám phá hết, trong đó thể loại truyền thuyết cũng rất đáng được quan tâm vì sự đóng góp của nó vào nền văn học nước nhà nói chung. Tuy thể loại truyền thuyết được công nhận vào những năm 50 của thế kỷ XX nhưng nó vẫn chưa thể nào có một vị thế xứng đáng trong nền văn học dân gian Việt Nam bởi giữa các nhà nghiên cứu vẫn có những bất đồng. Việc nghiên cứu truyền thuyết được chú trọng trong những năm 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Các công trình của Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến; Đỗ Bình Trị: Nghiên cứu tiến trình của văn học dân gian Việt Nam; Lê Chí Quế: Văn học dân gian Việt Nam; đã khẳng định sự ra đời và phát triển của thể loại truyền thuyết với những đặc trưng riêng của nó. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Năm 1990, trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp (NXB Đại học Quốc gia in lại năm 1996, 1998, 2001, 2004), tác giả Lê Chí Quế đã khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết được sưu tầm và những kết quả nghiên cứu lí thuyết thể loại của giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam công bố.

Năm 2000 với luận án tiến sĩ, Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam của Trần Thị An, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống về đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian của người Việt.

Có thể hình dung tổng thể văn học dân gian Việt Nam như một tấm thổ cẩm nhiều màu sắc được dệt nên từ sự chung tay của các dân tộc, các vùng miền. Chính bởi thế mà ít có loại hình văn học nào như văn học dân gian được mọi người gán cho một cái tên là “kho tàng”.

Năm 1999, Viện Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt bạn đọc Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam gồm 5 tập chia làm 7 quyển. Tập 1: thần thoại và truyền thuyết chứa đựng những kiến thức quý báu về thể loại thần thoại và truyền thuyết cũng như truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Năm 2004, bộ sách Tổng tập Văn học dân gian người Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền, nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian tổ chức biên soạn đã ra mắt bạn đọc. Bộ sách bao quát toàn bộ kho tàng văn học dân gian phong phú và đa dạng của dân tộc ta. Tập 4 và tập 5 của bộ sách dành cho thể loại: Truyền thuyết dân gian người Việt đã cung cấp những kiến thức, tài liệu đầy đủ hơn về thể loại truyền thuyết. Theo số liệu thống kê được trong hai tập sách này, có tất cả 28 truyện viết về các vị tổ nghề.

Trong cuốn Truyền thuyết Hà Nội của Nguyễn Thị Bích Hà được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội in năm 2005 giúp ta có thêm tư liệu thống kê những truyện truyền thuyết Hà Nội trong đó có 15 truyện truyền thuyết về các vị tổ nghề. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết xuất hiện rải rác dưới dạng các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc các luận văn, luận án với cách tiếp cận từ một chủ đề cụ thể, một cốt truyện hay một vùng truyền thuyết cụ thể.

Tiêu biểu như Nguyễn Huy Bỉnh với Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc. Tác giả đã khảo sát nội dung những văn bản theo các kiểu truyện nhằm làm rõ nét hơn truyện kể dân gian xứ Bắc và đặc trưng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn đi phân tích nội dung, thi pháp truyện kể dân gian xứ Bắc trong các hình thái đã được phân định. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Bỉnh không chỉ cung cấp một bức tranh về diện mạo truyện kể dân gian xứ Bắc để từ đó chúng ta có thể nhận diện được sự tồn tại của hệ thống truyện kể dân gian xứ Bắc với ba thể loại đặc trưng là truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện cười. Công trình còn lý giải và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung cốt truyện của truyện kể dân gian xứ Bắc với các hình thức văn hóa dân gian khác theo những quy luật tồn tại của chúng.

Năm 2000, tác giả Trần Thị An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ: Đặc trưng thể loại và vấn đề văn bản hóa truyền thuyết. Luận án này đã được xuất bản thành sách chuyên khảo năm 2014.

Tiếp theo là công trình Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu đã khảo sát nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ nhìn từ đặc trưng thể loại và trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Công trình đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung. Luận án không chỉ trình bày một cái nhìn hệ thống về truyền thuyết dân gian xứ Nghệ mà còn tái khẳng định củng cố hệ thống thi pháp thể loại của truyền thuyết dân gian bằng các dẫn chứng và phân tích cụ thể từ kho tàng truyền thuyết dân gian Xứ Nghệ. Bên cạnh đó việc sưu tầm truyền thuyết dân gian cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Các địa phương đều có tuyển tập truyện dân gian của địa phương mình, trong đó không thể thiếu truyền thuyết dân gian về các vị tổ sư bách nghệ.

Có những nghiên cứu ít nhiều có chạm đến vấn đề lý thuyết motif truyện kể dân gian trong đó có trong công trình Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử, thể loại của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên tương đối đầy đủ. Trong bài viết “Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học”, ông tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu motif đã xuất hiện trong nghiên cứu văn học dân gian từ trước nay trên thế giới. Sau phần trình bày về các quan điểm của các trường phái folklore về đơn vị motif, ông đã ứng dụng thực tế các phương diện nghiên cứu của các trường phái đó trong bài viết “Về cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”.

Ngoài ra còn các công trình có tính ứng dụng cụ thể các bình diện nghiên cứu motif truyện kể dân gian ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu folklore ở nước ta như công trình Người anh hùng làng Dóng của Cao Huy Đỉnh; Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif của Nguyễn Tấn Đắc, Cổ tích thần kỳ người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện của Tăng Kim Ngân;

Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á của Nguyễn Bích Hà; Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam của Nguyễn Thị Huế. Trong những công trình này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát vị trí và vai trò của các motif tạo nên cốt truyện, tìm kiếm sự biến đổi của motif và nguồn gốc phong tục, tín ngưỡng của motif,…

Một số công trình quan tâm nghiên cứu về các nghề thủ công truyền thống gắn với các vị tổ nghề:

Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề (Trần Quốc Vượng – Đỗ Thị Hảo,1996, NXB Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội) viết về các vị tổ nghề của làng nghề thủ công, mĩ thuật được truyền lại qua các đời và ảnh hưởng của nghề tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng công trình mới chỉ dừng lại ở ngành nghề thủ công tiêu biểu và còn rất nhiều nghề khác vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Cuốn sách Nghề cổ nước Việt: Từ truyền thống đến hiện đại của tác giả Vũ Từ Trang xuất bản năm 2022, NXB Phụ Nữ. Ông đã mất nhiều năm tháng lăn lộn trong thực tế để khảo cứu nhiều nghề một cách nghiêm túc có chiều sâu. Mỗi bài viết là một chuyên khảo nghiên cứu công phu từ địa lý làng nghề, tổ nghề và thời điểm xuất phát, nghi lễ tín ngưỡng cho làng nghề, sự truyền nghề và những đặc điểm kỹ thuật và sản phẩm của nghề. Ông cũng chú trọng nhiều đến khía cạnh văn hóa của làng nghề.”

Tiếp nữa là đề tài nghiên cứu khoa học của Trần Yêm – Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Hà – Nguyễn Đức Tùng mang tên Đánh giá sự tham gia của các tổ chức quần chúng trong bảo vệ môi trường làng nghề trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa nông thôn (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết, nghiêm túc trong việc nghiên cứu và bảo vệ các làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện đại ngày nay.

  • Một số công trình khác quan tâm đến việc thực hành tín ngưỡng thờ tổ nghề, quan tâm đến các lễ hội tôn vinh, tưởng niệm các vị tổ nghề:
  • Trong cuốn sách Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Namxuất bản năm 2000 là một công trình lớn tập hợp nhiều bài viết về các lễ hội truyền thống của Việt Nam.
  • Công trình đã khảo sát được 212 lễ hội ở khắp các vùng văn hóa trên đất nước.
  • Trong đó có các bài viết về lễ hội xung quanh các nhân vật tổ sư bách nghệ.
  • Năm 2005, Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lí đồng chủ biên đã cho ra mắt công trình Lễ hội Việt Namcủa nhiều tác giả viết về hơn 300 lễ hội trong đó có một số lễ hội viết về các vị tổ nghề trên cả nước.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, Vietbooks đã tổ chức họp báo về Hành trình tìm kiếm tổ nghề Việt Nam vào ngày 9/12/2009. Ông Lê Trần Trường An cho biết: “Ở Việt Nam và trên thế giới, có rất nhiều người không biết tổ nghề của mình là ai. Bởi vết trầm tích thời gian đã phủ mờ nhiều kí ức, bởi cuộc sống mưu sinh hối hả, nhọc nhằn cuốn con người trôi đi với những lo toan bất tận, bởi không có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu thông tin…”. Chương trình truyền hình đầu tiên phát sóng vào ngày 15/1/2010. Trung tâm dữ liệu CEO và các hiệp hội, hội ngành nghề thực hiện nhằm mục đích tôn vinh các ngành nghề và tưởng nhớ, tri ân các tổ nghề ở Việt Nam. Hành trình này của Vietbooks đã công bố hơn 100 người được cho là những vị tổ nghề Việt Nam. Những người đang theo đuổi các ngành nghề trong xã hội có thể đến đây tìm hiểu lịch sử nghề và tỏ lòng biết ơn những vị tổ đã sáng lập nên nghề nghiệp của họ. Theo dự kiến, đình thờ Tổ nghề Việt Nam sẽ được xây dựng với quy mô lớn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và một tỉnh thành phía Nam. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hội dạy nghề Việt Nam đã đồng ý bảo trợ cho Hành trình tìm kiếm tổ nghề Việt Nam cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn về các làng nghề.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện việc thống kê các bản truyện truyền thuyết tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Việc hệ thống này sẽ cho ta có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian viết về các vị tổ nghề. Không chỉ nghiên cứu về diện mạo mà chúng tôi còn tập trung khảo sát nội dung những văn bản theo các motif nhằm làm rõ đặc điểm truyền thuyết về các tổ sư bách nghệ và đặc trưng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn đi sâu lí giải văn bản truyền thuyết theo hướng làm rõ nội dung và thi pháp truyền thuyết về các nhân vật tổ nghề. Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

Luận văn còn đặt truyền thuyết trong không gian văn hóa để tìm hiểu, làm rõ sự tác động, ảnh hưởng, mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và những thành tố văn hóa khác. Chúng tôi không chỉ đi sâu tìm hiểu truyền thuyết như những văn bản khô cứng mà tìm hiểu nó trong nội hàm văn hóa dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cổ truyền của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Mặt khác, qua hiện trạng tồn tại của các di tích lịch sử trên vùng văn hóa này người viết muốn truyền tải thông điệp hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp cha anh đi trước – những người đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ vang của vùng đất quan trọng, linh thiêng bậc nhất của dân tộc Việt Nam.

Việc nghiên cứu đề tài này có thể bổ sung tư liệu tham khảo về các tổ nghề, qua đó giúp bảo tồn văn hóa dân tộc – dân gian bao gồm việc bảo tồn các nghề truyền thống, thủ công Việt Nam có tầm quan trọng hàng đầu đối với thế hệ tương lai của Việt Nam. Cũng theo GS. Trần Quốc Vượng viết trong cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề nhận định, đấy là lời giải đúng cho phép biện chứng qua lại giữa:

TRUYỀN THỐNG ––––––––––– HIỆN ĐẠI GIÀ ––––––––––– TRẺ

GIỮ GÌN TINH HOA VỐN CŨ ––––––––––– SÁNG TẠO MỚI

Ông không muốn bất cứ một thế lực nào phá vỡ hình ảnh truyền thống văn hóa Việt Nam trong đó có truyền thống nghề thủ công nghiệp Việt Nam.

Mong rằng, công trình nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu được mối quan hệ giữa các vị tổ nghề với làng nghề và lễ hội cũng như biết rõ hơn về nguồn gốc quá trình hình thành, phát triển, nhớ đến nó để chúng không bị mai một bị rơi vào quên lãng. Từ đó thêm tự hào hơn về lịch sử vùng miền cũng như dân tộc ta đã sinh sống và làm ăn ra sao vào những thế kỉ trước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn là truyền thuyết dân gian về các vị tổ sư bách nghệ qua các bản kể đã được sưu tầm, qua thần tích, cũng như các sách đã xuất bản.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Do vấn đề hạn hẹp về thời gian và kinh phí mà luận văn xin tập trung nghiên cứu thể loại truyền thuyết, một số truyện về tổ sư tiêu biểu trong giới hạn không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ.

Với mong muốn có cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu, cho nên chúng tôi mở rộng tối đa sức mình về phạm vi tư liệu khảo sát. Đầu tiên chúng tôi tìm kiếm truyền thuyết tổ sư bách nghệ trong các công trình đã xuất bản như: Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên (Tập 4 + 5). Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam gồm 5 tập chia làm 7 quyển trong đó Tập 1+2: thần thoại và truyền thuyết do Viện Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục in ấn. Còn Truyện kể dân gian Hà Nội chứa rất nhiều truyện truyền thuyết Hà Nội được NXB Hà Nội ra mắt bạn đọc và còn nhiều tài liệu tham khảo nữa. Cuối cùng là một số truyền thuyết, thần tích chúng tôi sưu tầm tại địa phương, nơi có những đình, đền thờ tổ sư bách nghệ trong quá trình khảo sát thực địa.

5. Phương pháp nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

5.1. Phương pháp loại hình: Thực chất của việc nghiên cứu theo phương pháp loại hình là nghiên cứu kết cấu và các motif cơ bản của truyền thuyết về tổ nghề để làm rõ hình tượng nhân vật, làm rõ những đặc trưng thể loại, những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết.

5.2. Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi tập hợp các bản kể truyền thuyết về các vị tổ sư và sưu tầm thêm một số truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành phân loại các truyền thuyết về nhân vật tổ sư thành các tiểu loại, dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết và dựa vào đặc điểm của truyền thuyết dân gian tại địa phương này.

5.3. Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp quan trọng khi chúng tôi thực hiện đề tại này. Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi không thể tiến hành điền dã ở tất cả những nơi lưu hành truyền thuyết dân gian về nhân vật tổ sư toàn vùng châu thổ Bắc Bộ, do vậy chúng tôi chỉ lựa chọn những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ hội dân gian tiêu biểu trên địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ.

5.4. Phương pháp liên ngành: Truyền thuyết là thể loại có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, phong tục, lễ hội,… Vì vậy trong luận văn chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp liên ngành để xem xét truyền thuyết dân gian dưới nhiều góc độ để có được cái nhìn tổng thể và toàn diện về truyền thuyết dân gian tổ nghề lưu truyền vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

5.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng thường xuyên để phân tích các bản truyện, phân tích kết cấu và các truyện theo đặc trưng thể loại nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn đưa ra. Trên cơ sở phân tích đó mà tổng hợp, đưa ra được những nhận xét, đánh giá về nhân vật và cốt truyện.

6. Đóng góp của luận văn

6.1. Trình bày cái nhìn hệ thống về truyền thuyết về tổ sư bách nghệ trong không gian văn hoá châu thổ Bắc Bộ. Luận văn đã khai thác truyền thuyết dân gian về các nhân vật tổ nghề, đặc trưng hình tượng, các motif thể hiện nhân vật, hình thức kết cấu truyện. Từ đó góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian Việt Nam.

6.2. Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và tín ngưỡng, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, luận văn sẽ tái dựng diễn biến lưu truyền của truyền thuyết dân gian về tổ sư bách nghệ vùng châu thổ Bắc Bộ. Xem xét mối quan hệ giữa hình tượng tổ nghề trong không gian văn hoá châu thổ Bắc Bộ với tín ngưỡng thờ thần ở đây.

6.3. Tổng hợp tương đối một số lượng tư liệu nghiên cứu về các nhân vật tổ nghề để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về hình tượng tổ nghề trong văn học, văn hóa dân gian. Hiểu biết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa, văn học và con người cũng như sự phát triển xã hội, truyền thống yêu nước của con người ở vùng đất đặc biệt này.

7. Cấu trúc của Đề Tài Luận Văn Ngành Văn Học Dân Gian

  • – Chương 1:  Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
  • – Chương 2: Truyền thuyết về “tổ sư bách nghệ” nhìn từ phương diện nhân vật, kết cấu và motif.
  • – Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật “tổ sư bách nghệ” trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.

Danh Sách Đề Tài Luận văn Thạc sĩ Ngành Châu Á Học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]