Danh Mục Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường & Cấp Bộ Do Giảng Viên Tổ Ngoại Ngữ Thực Hiện

CẤP BỘ

STT

Tên đề tài

Mã số

Chủ nhiệm đề tài

Kinh phí thực hiện

1.

Ứng dụng lý thuyết tải trọng nhận thức trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh

B-2009-19-42

ThS. Huỳnh Công Minh Hùng

60 triệu đồng

2.

Vấn đề sử dụng các yếu tố Anh ngữ trong giao tiếp xã hội của người Việt đương đại

B-2005-23-71

TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

25 triệu đồng

3.

Khảo sát việc học tiếng Anh chuyên ngành (ESP) của sinh viên khoa không chuyên ngữ tại các đại học ở TP.HCM

B-2001-23-10

ThS. Huỳnh Công Minh Hùng

15 triệu đồng

 

CẤP CƠ SỞ

STT

Tên đề tài

Mã số

Chủ nhiệm đề tài

Kinh phí thực hiện

1.

Ứng dụng thuyết Đáp ứng Câu hỏi vào việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ

CS-2010-19-97

ThS. Vũ Hoa Ngân

30 triệu đồng

2.

Ứng dụng việc tìm hiểu mối liên hệ giữa ngôn ngữ-văn hóa và tri nhận trong việc giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh cho các khoa không chuyên ngữ

CS-2009-23

ThS. Lê Thị Kiều Vân

30 triệu đồng

3.

Khảo sát hiệu quả việc thực hiện giảng dạy giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tại các khoa không chuyên ngữ –Trường ĐHSP Tp.HCM.

CS-2004-23-74

ThS. Trần Thị Bình

10 triệu đồng

 

Tóm tắt/Abstract

Huỳnh, Công Minh Hùng. (2011). Ứng Dụng Lý Thuyết Tải Trọng Nhận Thức Trong Giảng Dạy Đọc Hiểu Tiếng Anh (Applying Cognitive Load theory in teaching EFL reading comprehension) – B 2009-19-42.

Mục tiêu của đề tài này là cải tiến giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh bằng cách giảm tải nhận thức, tức là giảm tải cho bộ nhớ ngắn hạn của người học. Mục tiêu đề tài là thiết kế và xây dựng các bài đọc hiểu tiếng Anh với hệ thống các câu hỏi nằm ở các vị trí thích hợp, cùng với các đoạn văn được sắp xếp một các lô gích và khoa học phù hợp với cấu trúc của bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn (short-term & long- term memory) của người học, cũng như phù hợp với sơ đồ tư duy và nhận thức của người học. Các phiên bản khác nhau của bài khóa sẽ được ứng dụng để tăng tính hiệu quả của việc đọc hiểu (phiên bản rút gọn và mở rộng). Đề tài này sẽ đề xuất một hệ thống bài khóa tiếng Anh với các câu hỏi được sắp xếp khoa học phù hợp với cấu trúc thông tin để giảm tải cho bộ nhớ của người học và gia tăng khả năng đọc hiểu của sinh viên đang học tiếng Anh không chuyên tại các trường Đại học tại Việt Nam, cũng như xem xét tác động qua lại của bài khóa đối với trình độ của người học.

Đề tài lần đầu tiên áp dụng lý thuyết tải trọng nhận thức (LTTTNT- Cognitive load theory) trong việc giảm tải nhận thức cho bộ nhớ ngắn hạn trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai/ như một ngoại ngữ (ESL/EFL) đối với đối tượng học là sinh viên Việt Nam. Thông qua các hiệu ứng nhận thức như hiệu ứng phân tâm (split attention effect) và hiệu ứng đảo ngược trình độ (expertise reversal effect), sáu thực nghiệm đã được tiến hành và khảo sát tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM và một số trường khác. Việc nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận mới nhất của LTTTNT từ những năm 1980 cho đến năm 2011.

The objective of this project is to facilitate ESL reading comprehension by decreasing cognitive load; e.g. decreasing load in learner’s short term memory. This objective is also to design reading text instructions with systems of questions and passages in appropriate locations according to structures of short term and long term memories as well as mental schemas and learner’s cognition. Different text versions will be applied in order to increase the effectiveness of reading comprehension. This project will recommend a system of English texts with questions appropriate to schemas in order to reduce learner’s memory and to increase reading ability of students who are learning non major English in Vietnam’s Universities. The project also examines an interaction between text and learner’s level.

In this project, cognitive load theory is firstly applied in the process of reducing cognitive load in short term memory for EFL/ ESL reading comprehension. Based on split attention and expertise reversal effects, six experiments were conducted in the HCMC University of Pedagogy and other universities. The research has based on the latest CLT backgrounds from 1980s until 2011.

Vũ, Hoa Ngân. (2011). Ứng dụng thuyết Đáp ứng Câu hỏi vào việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ (Applying Item Response Theory in establishing an itembank of multiple-choice questions for General English) – CS-2010-19-97.

Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu đối với đánh giá chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho khối sinh viên không chuyên ngữ bậc Đại học của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đề tài đặt ra mục tiêu xây dựng thí điểm ngân hàng đề thi đáp ứng được yêu cầu: có độ chính xác cao, có chất lượng chuyên môn, và có khả năng phân loại được năng lực ngoại ngữ của sinh viên các khoa không chuyên ngữ. Với thời gian thực hiện 10 tháng, đề tài đã xây dựng được bộ câu hỏi gồm 180 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đánh giá kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cho bộ môn tiếng Anh Tổng quát (học phần 1 và học phần 2). Các câu hỏi này được kiểm định bằng phương pháp định tính dựa trên thang nhận thức của Bloom và mục tiêu học phần. Hơn nữa, bằng phương pháp định lượng, các câu hỏi (TNKQ) được kiểm định dựa trên cơ sở lý thuyết của Thuyết Đáp Ứng Câu Hỏi dưới mô hình Rasch một tham số.

In the current educational context and with the needs for evaluating language performance of nonmajor English undergraduates at Ho Chi Minh City University of Pedagogy, the study aimed at establishing an itembank of high quality which is reliable and able to discriminate students’ language performance. For ten months, the study created a 180 multiple-choice question (MCQ) itembank of pronunciation, grammar and vocabulary for General English (modules 1 and 2). These questions were validated quanlitatively basing on Bloom’s taxonomy and the modules’ objectives. Quatitatively, these items were analyzed on the ground of Item Response Theory with the one-parameter Rasch model.