Đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện chuyển


Trình tự thực hiện

Bước 1: Người có nhu cầu nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương.

   + Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.

    + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ

Bước 2: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp nhận thông báo đăng ký thang bảng lương với trường hợp hợp lệ. Trường hợp không đúng quy định sẽ nhận văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

 

+ Thành phần hồ sơ :

·   Công văn đề nghị đăng ký;

·   Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;

·   Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp (nếu có)

 

+ Số lượng hồ sơ:

02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện TTHC:

Tổ chức                                 

Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả thực hiện TTHC:

Thông báo đăng ký thang bảng lương

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

+ Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

+ Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

+ Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Bộ Luật Lao động năm 1994,

+ Bộ Luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Bộ Luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2006.

+ Bộ Luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2007.

+ Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.

+ Nghị định 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

+ Thông tư 13/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 114/CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

+ Thông tư 14/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 114/CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

+ Thông tư 28/2007/TT-LĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, thông tư số 14/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.