Đăng ký kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là thủ tục cần phải thực hiện để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Vậy đăng ký kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp? CyberSign sẽ giải đáp các vấn đề về đăng ký kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản hoặc bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý công nhận sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Đến Luật Doanh nghiệp năm 2020, khái niệm về đăng ký kinh doanh đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, có thể tham khảo khái niệm về đăng ký doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 3 01/2021/NĐ-CP. Đăng ký doanh nghiệp được hiểu là: “việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký doanh nghiệp bao gồm: đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ, thông báo khác theo quy định tại Nghị định này”.

Vì sao phải đăng ký kinh doanh?

Khi tham gia kinh doanh, buôn bán bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào, doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi vì thực hiện đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Khi tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh doanh nghiệp sẽ được:

Đầu tiên, được sự bảo đảm của nhà nước

Chủ thể kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh thì tổ chức/doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo luật kinh doanh. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào của tổ chức/doanh nghiệp đều được hợp pháp hóa công khai và minh bạch. Mọi quyền lợi của doanh nghiệp đều được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

Thứ hai, xây dựng lòng tin với khách hàng

Việc thành lập công ty/doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh và hoạt động hợp pháp là bằng chứng về sự chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Đối với bất kỳ các hoạt động thương mại nào của đơn vị tổ chức/doanh nghiệp nếu có sự vi phạm phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng. Từ đó tạo được lòng tin của khách hàng về thông tin đã được đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, có thêm lòng tin của nhà đầu tư

Đối với chủ thể doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để thực hiện được thì họ cần có nguồn vốn nhất định. Nhà đầu tư chính là đối tượng mà các chủ thể thành lập công ty/doanh nghiệp hướng đến. Các nhà đầu tư để ý đến tư cách tiến hành hoạt động hợp pháp. Điều đó xảy ra khi đã đăng ký kinh doanh thành công.

Thứ tư, tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt

Tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh mà chủ thể doanh nghiệp, hộ gia đình đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó, trách bị xử phạt từ cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra đột xuất giấy phép.

Cuối cùng, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ thì không cần đăng ký kinh doanh 

Các hoạt động đăng ký kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh bao gồm: “bán hàng rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, chữa khóa, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm nhất định, các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên.”

Nếu không có thuộc các trường hợp trên thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. 

Đăng ký kinh doanhĐăng ký kinh doanh

Tầm quan trọng của đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh giúp cơ quan nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng, kiểm soát, quản lý doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

Đăng ký kinh doanh giúp cơ quan nhà nước nắm bắt xu hướng của thị trường. Việc đăng ký kinh doanh còn làm căn cứ hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế bền vững.

Ngoài ra, việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp còn giải quyết số lượng việc làm cho người lao động, phát triển an sinh xã hội. Góp phần vào sự tăng trưởng GDP chung của cả nước. 

Đăng ký kinh doanh giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách an toàn, hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Đăng ký kinh doanh là quyền kinh doanh của công dân và cũng là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh là tập hợp các giấy tờ, tài liệu cần được thực hiện để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và nộp lại cho cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật. Hồ sơ là điều kiện mang tính pháp định, bắt buộc phải có để được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tùy thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có các loại hồ sơ đăng ký khác nhau như sau:

Hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp tư nhân 

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định
  • Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; 
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác.

Hồ sơ đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định. 
  • Dự thảo Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên và các giấy tờ đi kèm tùy theo đối tượng thành viên là cá nhân hay tổ chức. 
  • Đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Lưu ý chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh: khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ đầu tư là người nước ngoài cần chuẩn bị một số giấy tờ và tài liệu theo quy định của Luật và pháp luật về đầu tư.

Mức xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh

Nếu chủ thể doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt khá nặng với các mức phạt như sau: 

Mức phạtHành viTừ 1.000.000 – 2.000.000 triệu đồngHoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhTừ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồngHoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.Từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồngHoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định.Từ 5.000.000 – 10.000.000 triệu đồngTiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt kinh doanh mà không có giấy đăng ký kinh doanh một lần còn tái phạm thì theo quy định.Gấp 2 lần mức tiền phạtVi phạm quy định trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Lời kết

Trên đây, CyberSign đã cung cấp các thông tin về đăng ký kinh doanh là gì, tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Hy vọng quý bạn đọc hiểu hơn, cập nhật các quy định về đăng ký kinh doanh hiện hành. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2038 để được hỗ trợ kịp thời.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: [email protected]