Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết hay và ý nghĩa

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết với những mẫu dàn ý cực hay, giúp các em học sinh làm bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày Tết dễ dàng.

Bánh chưng là một món ăn vào dịp Tết của dân tộc ta, để làm tốt bài văn thuyết minh về bánh chưng, các em hãy xem qua hướng dẫn lập dàn bài đầy đủ, và chi tiết mà chúng tôi trình bày trong bài viết này nhé!

Những mẫu dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết cực hay

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (Mẫu Số 1)

Mở bài

Giới thiệu vài nét chung về bánh chưng: Là món bánh truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân miền Bắc.

Thân bài

Nguồn gốc của bánh chưng

Bánh chưng đã ra đời từ rất lâu về trước và có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra món bánh này. Bánh chưng mang hàm ý nói đến vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

Ý nghĩa của bánh chưng

Chiếc bánh chưng vuông vức gắn liền với nhiều truyền thuyết trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

Cách làm bánh chưng ngày Tết

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Để làm bánh chưng, đầu tiên cần lá dong hoặc lá chuối (dùng để gói bán); Gạo nếp ngon; Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
  • Thực hiện: Để làm ra chiếc bánh chưng hoàn chỉnh cần trải qua 3 công đoạn đó là công đoạn gói bánh; Công đoạn luộc bánh; Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Vai trò của bánh chưng trong ngày Tết

  • Bánh chưng dùng để biếu cho người thân, bạn bè.
  • Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
  • Thờ cúng tổ tiên trong ngày lễ Tết.

Kết bài

Bánh chưng là loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm, bánh chưng vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần của nó cho đến ngày nay. Bánh chưng vẫn luôn là nét đẹp trong ẩm thực Việt Nam, hơn nữa còn nhắc nhở con người ta về nền văn minh lúa nước đã nuôi sống biết bao thế hệ.

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (Mẫu Số 2)

Mở bài

Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc mà khi Tết đến, gia đình nào cũng phải có để thờ cúng tổ tiên và cùng ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân Việt, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, sung túc, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là một trong những món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực nước nhà.

Thân bài

Nguồn gốc của bánh chưng 

Theo truyền thuyết, bánh chưng gắn liền với câu chuyện về Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Khi nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quý giá nhất để cúng tổ tiên. Lang Liêu đã chọn bánh chưng – món bánh được làm từ những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân. Và quả thực, thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng ra đời từ đó và được lưu truyền lại cho đến ngày nay.

Đặc điểm bên ngoài của chiếc bánh chưng

  • Bánh chưng có hình vuông, to hơn lòng bàn tay.
  • Bánh chưng nhìn bề ngoài có màu xanh của lá dong, bao quanh là các đường lạt buộc màu vàng nhạt.

Nguyên liệu để làm nên chiếc bánh chưng 

  • Lớp gói bên ngoài bánh: lá dong rừng tươi, ngoài ra có thể dùng lá riềng hoặc lá chuối. Dùng dây lạt để buộc bánh chưng, không nên chọn lạt đã để lâu.
  • Vỏ bánh được làm từ gạo nếp (ví dụ: nếp hương, nếp cái hoa vàng,…)
  • Nhân bánh gồm có: đỗ (đậu) xanh, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ.
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt.

Quy trình làm bánh chưng

Chuẩn bị:

  • Tiến hành ngâm nếp từ tối hôm trước khi làm bánh. Tối thiểu nếp phải được ngâm từ 4 – 5 tiếng.
  • Ngâm nếp cùng với lá riềng hoặc lá dứa sẽ giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh chọn loại không vỏ và nên được ngâm qua đêm.

Thực hiện:

  • Đổ nếp ra rổ và chờ cho ráo nước. Rắc từ 1 đến 2 muỗng muối, sau đó hãy dùng tay trộn đều lên.
  • Đậu xanh tiến hành trộn cùng với muối và tiêu. Ướp thịt ba chỉ cùng với các gia vị đó là: muối, tiêu, và bột ngọt.

Gói bánh:

  • Dùng khung hình vuông để làm khuôn sẽ giúp bánh chưng trông đẹp mắt hơn.
  • Xếp 4 lá dong ngay ngắn, đặt 4 lá xuống dưới khuôn, sau đó tiến hành đổ nếp lên trên.
  • Rải đều nếp ở 4 góc khuôn và 1 lớp mỏng phía dưới đáy, ở giữa để trống. Cho phần đậu xanh vào giữa, tiếp theo là đến thịt, sau đó là đậu xanh. Rải nếp lên sau cùng để phủ nhân lại.
  • Gấp lá dong lại rồi dùng dây gói bánh. Không nên buộc bánh quá chặt vì khi nấu bánh chưng thì bánh còn nở ra.

Luộc bánh

  • Xếp bánh vào nồi rồi đổ nước sao cho ngập mặt bánh. Với bánh nhỏ, thời gian luộc sẽ tầm 5 tiếng, bánh lớn hơn sẽ luộc lâu hơn. Khi nồi luộc cạn nước thì châm thêm nước vào. Luộc bánh được một nửa thời gian thì trở mặt bánh lại.
  • Lúc bánh chín, hãy vớt ra rồi cho bánh vào nồi nước lạnh. Ngâm từ 15 – 20 phút rồi vớt sa, sau đó dùng vật nặng đè lên để ép nước ra ngoài.

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng Tết

  • Bánh chưng là một nét đẹp truyền thống phải có trong ngày Tết hoặc ngày giỗ tổ của người Việt Nam. Bánh chưng được ví như là linh hồn trong bữa cơm ngày Tết Việt Nam.
  • Bánh chưng là tinh hoa ẩm thực truyền thống của Việt Nam cần được lưu truyền mãi về sau.
  • Bánh chưng còn giúp tôn vinh sự cống hiến của nền nông nghiệp nước nhà cho sự ấm no, phát triển của dân tộc.

Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị của bánh chưng đối với ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Giá trị của bánh chưng trong nền văn hóa ẩm thực của nước nhà.
  • Cảm nghĩ của bản thân về chiếc bánh chưng ngày Tết.

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (Mẫu Số 3)

Mở bài

Giới thiệu một số nét đặc trưng cơ bản của bánh chưng (bánh chưng có tuổi đời hơn ngàn năm, bánh chưng là món ăn quen thuộc vào ngày Tết).

Thân bài

Trình bày nguồn gốc của bánh chưng

Bánh chưng theo truyền thuyết ghi lại rằng có từ thời Lang Liêu vua Hùng Vương thứ 6. Vua vì muốn truyền ngôi cho con, nên ra lệnh ai tìm được món ngon để dâng lên tổ tiên sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu nhờ nghe theo lời thần linh, dâng lên vua cha bánh chưng nên cuối cùng đã được ông nhường ngôi cho. Từ đó bánh chưng được ra đời.

Ý nghĩa của bánh chưng

  • Bánh chưng tượng trưng cho đất, giúp con người nhớ về mảnh đất đã giúp họ sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.
  • Bánh chưng còn có ý nghĩa tôn vinh nền văn minh lúa nước của người Việt ta.

Cách làm bánh chưng

Nguyên liệu:

  •  Lá dong, lá chuối sử dụng để gói bánh.
  •  Gạo nếp loại ngon (nếp cái).
  •  Thịt vừa nạc vừa mỡ, đậu xanh để làm nhân bánh.
  •  Gia vị: muối, đường, hạt nêm…

Các công đoạn thực hiện:

  • Công đoạn gói bánh.
  • Công đoạn luộc bánh.
  • Công đoạn ép nước sau khi luộc.
  • Công đoạn bảo quản bánh.

Bánh chưng được sử dụng như thế nào?

  •  Bánh chưng dùng để ăn trong ngày Tết hoặc một số ngày lễ khác.
  •  Bánh chưng dùng để chiêu đãi khách đến nhà hoặc bạn bè, người thân dịp năm mới.
  • Thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết

Kết bài

  • Bánh chưng là loại bánh có truyền thống lâu đời trong nền văn minh dân tộc.
  • Bánh chưng là tinh hoa ẩm thực, là nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Từ các dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết ở trên, chúng tôi tin rằng các em học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của mình. Chúc các em làm bài thật tốt!

Văn Học –