Dàn ý chung cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
A, MỞ BÀI:
– Giới thiệu về vần đề cần nghị luận.
B, THÂN BÀI:
B1: Giải thích
– Hiện tượng đó là gì? (là hiện tượng tích cực hay tiêu cực)
– Hiện tượng đó như thế nào? Nêu biểu hiện? Thực trạng của hiện tượng.
B2: Phân tích, lí giải, bàn luận. (trả lời cho câu hỏi tại sao?)
– Hiện tượng tích cực -> nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng
– Hiện tượng tiêu cực -> nêu tác hại, hậu quả của hiện tượng
– Liên hệ đến:
+ Bản thân người trực tiếp tham gia vào hiện tượng
+ Gia đình
+ Xã hội
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: xét những nguyên nhân xuất phát từ người tham gia hiện tượng.
+ Nguyên nhân khách quan: do xã hội, do môi trường xung quanh.
– Phê phán bác bỏ những hiện tượng sai lệch, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn.
B3: Bài học nhận thức và hành động
– Bài học nhận thức
– Hành động:
+ nếu là hiện tượng tích cực thì cần nêu ra nhưng biện pháp tuyên truyền phát huy
+ nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần nêu ra những biện pháp khắc phục ngăn chặn.
C, KẾT BÀI:
– Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận.
– Lời nhắn nhủ với mọi người.
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…