Đặc sản Hậu Giang – Top 17 món ăn cực ngon níu chân du khách gần xa
Không chỉ có đồng ruộng bao la, vườn trái cây đa dạng, sông ngòi đầy ấp phù sa, Hậu Giang còn chứa đựng nét ẩm thực phong phú không thể bỏ qua. Với nguồn nguyên liệu “cây nhà lá vườn”,luôn là lựa chọn hàng đầu khi khách du lịch đến đây. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá các món ngonnhé.
Nội Dung Chính
Món ngon đặc sản Hậu Giang
1. Đặc sản cháo lòng Cái Tắc Hậu Giang
Cháo lòng ở miền Tây nổi danh gần xa nhưng ở thị trấn Cái Tắc, một món đặc sản Hậu Giang mà du khách không thể bỏ qua. Từng nguyên liệu thịt và lòng lợn được người bán lựa chọn kỹ tại lò mổ. Gạo nấu cháo phải loại chọn loại gạo cũ (hay còn gọi là gạo nở) và không được rang gạo. “Nhiều nơi rang gạo rồi mới nấu cháo, cháo thơm hơn thật nhưng lại không chuẩn vị cháo lòng” theo cô Tư (chủ tiệm cháo nổi tiếng ở Cái Tắc) cho hay.
Cháo ngon và đạt tiêu chuẩn phải nhuyễn và lỏng, có màu nâu ngà ngà. Ngoài ra đồ lòng phải gồm đầy đủ lòng non, gan, huyết, thịt luộc… Nước mắm chấm cũng phải pha cho ngọt ngọt, cay cay ăn nó mới đã. Vào buổi sáng trời se se lạnh ăn bát cháo nóng cùng với miếng giá, miếng bắp chuối non… Tuy chỉ là món bình dân nhưng vừa ngon miệng, vừa ấm người mà lại nhẹ bụng, dễ tiêu hoá. Chắc có lẽ vì thế mà cháo lòng được yêu thích tại cái xứ miền Tây non nước này.
Các điểm điểm du lịch nổi tiếng ở Hậu Giang
Đọc thêm bài viết:
2. Đặc sản bún gỏi dà Hậu Giang
Đặc sản “bún gỏi dà” Hậu Giang nghe tên thôi cũng thấy vừa lạ vừa hay hay. Bún gỏi dà có thành phần nguyên liệu hệt như món Gỏi cuốn, gồm: bún, thịt, tôm, rau, hẹ… Thay vì cuốn với bánh tráng như truyền thống, người Hậu Giang lại ăn ở dạng nước. Còn từ “dà” xuất phát từ “và” có nghĩa là lùa cơm. “Và” theo cách phát âm địa phương, đọc thành “dà”. Món Bún gỏi dà từ đó mà có.
Nước lèo ngọt và đậm vị phải được hầm từ xương heo và nêm nếm vừa miệng. Điểm đặc biệt của món ăn nằm ở khâu cuối cùng, trước khi được dọn mang ra cho thực khách. Sau khi đặt các nguyên liệu: bún, thịt, tôm… vào tô rồi đổ thêm nước lèo. Đầu bếp sẽ cho thêm một vá tương hột, một vá mắm me, rắc tí đậu phộng giã nhuyễn và tỏi phi. Vị ngọt thanh từ xương, mằn mặn chua chua của mắm me, độ tươi mát của rau khiến thực khách không thể cưỡng lại được. Đặc sản bún gỏi dà Hậu Giang ăn một lần chắc chắn dư vị sẽ đóng lặn mãi.
3. Đặc sản chả cá thác lác Hậu Giang cực ngon
Chả cá thát lát ở đâu cũng có, vậy tại sao lại trở thành món ngon đặc sản, tiêu biểu cho ẩm thực Hậu Giang? Câu trả lời nằm ở chính nguyên liệu món ăn. Cá thác lác là loại nước ngọt, sống nhiều ở các sông, kênh, rạch… Trong khi đó nguồn nước ở Hậu Giang lại chứa nhiều khoáng chất nên thịt cá tươi, ngọt và dai hơn những vùng khác.
Chả cá thác lác Hậu Giang hấp cũng ngon, nhưng chiên lại càng ngon hơn. Cắn miếng chả, nào mùi cá tươi, mùi thì là thơm nồng, mùi tiêu cay cay, chấm với chén tương ớt… nghe thôi cũng đã thèm.
Chả cá thác lác Hậu Giang được làm từ loại thác lác cườm, đặc biệt thịt dai và trắng óng ánh. Khi chế biến, đầu bếp phải chọn loại cá tươi sau đó đem đi đánh vảy, nạo lấy phần thịt, loại bỏ xương. Rồi thêm thì là cắt nhỏ, tiêu vỡ hạt, tí gia vị cho vừa miệng. Sau đó xay hoặc giã nhuyễn, giã bằng tay thịt sẽ dai hơn so với xay bằng máy. Nhưng để cho ra số lượng lớn, đầu bếp thường xay bằng máy giúp tiết kiệm thời gian. Thêm đá lạnh vào cối xay sẽ giúp chả dai chẳng kém gì giã tay cả.
4. Đọt choại Hậu Giang
Đọt choại còn các tên gọi khác như rau choại, rau chạy mọc nhiều ở những bãi đất ven đầm lầy nước ngọt như Đồng Tháp Mười. Đọt choại có thể dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn như: canh chua tôm đọt choại, đọt choại xào tỏi, nộm đọt choại… Nhưng nhanh gọn và hao cơm nhất có lẽ là món đọt choại luộc chấm cá kho hoặc chấm mắm. Đọt choại mềm mềm giúp bữa cơm chan hoà, thanh mặn đầy đủ thơm ngon.
5. Đặc sản Cá lóc đồng nướng trui Hậu Giang
Để mà hỏi người dân miền Tây “thiết đãi” bạn đến nhà món gì, ắt hẳn không thể thiếu cá lóc đồng nướng trui này. Ra bờ sông, bờ ruộng bắt con cá, đem về chỉ cần rửa sạch với nước. Không cần chế biến cầu kỳ như đánh vẩy, bỏ bụng…thậm chí không ướp gia vị lại càng ngon hơn. Cá lóc đồng phải nướng bằng rơm thì thịt cá mới thơm. Đầu bếp lúc này phải thuộc hạng chuyên nghiệp mới có thể canh đúng lửa. Lửa quá bén sẽ làm cháy cá mà lửa không đủ thì cá ươn, không chín. Muốn ăn ngon phải chấm với mắm nêm pha nhạt với tỏi, ớt và chanh. Cuốn chút bún, rau, khế với bánh tráng. Món ăn chơi mà no bụng, đã thèm.
6. Sỏi mầm – Đặc sản Hậu Giang độc đáo nhất
Sỏi mầm là đặc sản khét tiếng ở Hậu Giang. Thay vì nướng trên vỉ bếp, thịt được xắt lát mỏng. Ăn miếng nào thực khách áp lên đá đã được nung nóng cho đến khi thịt chín vàng đều là ăn được. Gắp miếng thịt ăn chung với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Điều thú vị thu hút thực khách chính là âm thanh xèo xèo mỗi khi áp thịt lên đá. Không khói than, không lửa bếp nhưng lại có món thịt nướng thơm thơm. Quả thật là một trải nghiệm hay ho bạn nên thử qua khi ghé đến Hậu Giang.
7. Đặc sản ốc len xào dừa Hậu Giang
Ốc len xào dừa là đặc sản Hậu Giang bình dân nhưng rất ngon. Ốc len xào dừa, nghe tên thôi đã biết độ béo ngậy, ngọt bùi của món ăn. Vị thịt ốc ngọt lành hoà chung vị nước cốt dừa béo ngậy, ngọt ngọt ăn với rau răm chát chát. Đơn giản nhưng lại cuốn hút không tưởng. Về phần nước sốt, khách có thể chấm chung với bánh mì hoặc để ăn kèm với bún rất ngon và lạ miệng. Món ốc len xào dừa Hậu Giang này được bán ở hầu hết các quán ăn và nhà hàng ở gần biển. Giá cả hợp lý, vừa túi tiền lại cực ngon thu hút nhiều du khách thưởng thức.
8. Đặc sản Lẩu cá ngát Hậu Giang
Lẩu cá ngác là một trong những món đặc sản Hậu Giang thu hút nhiều du khách thưởng thức nhất. Lẩu cá ngát ngon đúng điệu phải có vị chua từ me, ngọt nhè nhẹ của thơm và cà chua. Món lẩu này ăn chung với rau nhút, bắp chuối, đậu bắp, giá, rau muống… Nước lèo nóng hổi chua chua, cá beo béo, nhau xanh xanh ai đã thử qua sẽ muốn quay lại trở lại.
9. Bánh xèo bông điên điển – Đặc sản Hậu Giang
Không giống bánh xèo tôm nhảy Bình Định, bánh xèo Hậu Giang bên cạnh nhân tôm, thịt chắc chắn không thể thiếu bông điên điển. Bông điên điển mọc nhiều vô số kể ở vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là mùa nước lũ. Nên đây được xem là nguyên liệu đặc trưng cho đặc sản bánh xèo Hậu Giang. Bột bánh xèo phải được xay từ gạo ngâm qua đêm pha với bột nghệ. Nếu dùng bột pha sẵn bánh sẽ bị nhũn và không giòn. Phần nhân bánh đầy đủ phải gồm có: củ sắn, bông điên điển, đậu xanh, tép, thịt được xào lên với gia vị vừa phải. Muốn ăn ngon phải ăn bánh nóng, bánh còn giòn. Rồi cuộn với mớ rau rừng (lá xoài, lá cóc…) chấm nước mắm pha ngọt. Bánh giòn rộp tan trong miệng, thấm đều vị ngọt của nhân bông điên điển. Vị chan chát của lá xoài, vị cay tê của nước chấm cùng mùi nghệ bay phảng phất sẽ làm bạn không thể không nhớ về miền quê này.
10. Lẩu mẻ Hậu Giang
Lẩu mẻ Hậu Giang được ăn cùng với thịt gà, bò, cá… nhưng ngon nhất phải ăn với cá chẽm. Cá chẽm sau khi mua, phi lê lấy phần thịt. Nước lẩu được nấu từ nước dừa xiêm để có vị ngọt thanh tự nhiên, thêm mẻ rồi nêm gia vị vừa ăn. Ăn đến đâu nhúng cá vào đến đó, lẩu ăn kèm với bắp chuối bào sợi, bạc hà, rau muống… Vị ngọt thanh của dừa, vị chua tê tái của mẻ, vị tươi ngọt của cá chẽm đọng lại. Lẩu mẻ Hậu Giang là một trong những món đặc sản ở Hậu Giang khiến du khách ăn rồi chỉ muốn ăn nữa mà thôi.
11. Đặc sản gà hầm sả Hậu Giang
Gà hầm sả Hậu Giang có gì đặc biệt? Gà hầm phải chọn gà trống đá, thịt dai và chắc, hầm lên thịt vừa mềm tới, không bị nhũn như gà mái. Gà hầm sả dĩ nhiên không thể thiếu sả, thật nhiều sả. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt, thịt vừa săn thì nêm nếm nước lẩu cho vừa ăn. Cho củ cải trắng và đậu phộng (đã luộc) vào và bắt lên bếp thêm 30 phút cho thịt gà mềm. Gà hầm sả ăn chung với nấm rơm, mướp, cải ngọt…Thịt gà dai mềm vừa phải ăn cùng với bún hoặc mì tôm thì cạn nồi. Dân nhậu miệt vườn lai rai vài ly rượu bên nồi lẩu sôi bùng bùng. Khung cảnh miền sông nước bình dị và vui.
Đặc sản Hậu Giang làm quà
Ngoài các món đặc sản Hậu Giang vừa ngon vừa dễ tìm ở trên, khách đến Hậu Giang cũng phải tìm hiểu một số đặc sản về làm quà. Về miền Tây thường phải mua quà tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp…, tuy nó không đắt tiền hay quá quý giá, nhưng đó là tấm lòng của con người miền Tây. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu một vài đặc sản Hậu Giang làm quà dưới đây nhé!
12. Khóm Cầu Đúc Hậu Giang
Nhắc đến Hậu Giang, không thể không nhắc đến Khóm Cầu Đúc. Loại khóm này được trồng nhiều tại xã Hỏa Tiến và Tân Tiến – đây được xem là vùng trồng khóm nhiều nhất Hậu Giang. Khóm (hay còn gọi là dứa) ở đây trái nào trái nấy to tròn đều vành, ít lõi và hầu như không có sơ. Đặc biệt rất thơm và ngọt mát. Lại để được lâu tận 10 ngày mà không cần bảo quản tủ lạnh. Khóm dùng để nấu ăn hay ép nước đều rất ngon. Không những thế, người miền Tây còn chế biến khóm thành nhiều món ngon và đặc sản làm quà khác như mức khóm, kẹo khóm, rượu khóm…
13. Bưởi Năm Roi Phú Hữu – đặc sản Hậu Giang làm quà
Bưởi năm roi Phú Hữu tiếng lành đồn xa với hương thơm ngào ngạt và vị ngọt thanh, không chua gắt của từng tép bưởi. Vỏ bưởi căng đều và có màu vàng ngà, tép bưởi to cắn đến đâu nước tuôn ra đến đấy. Bưởi năm roi Phú Hữu được đánh giá cao về chất lượng, vì thế mang đặc sản Hậu Giang này về làm quà thì không chỗ nào chê. Muốn đến thăm vườn bưởi năm roi nổi tiếng này, bạn nên đến xá Phú Hữu và Phú Tân huyện Châu Thành – Hậu Giang. Du khách sẽ được đắm chìm trong hương bưởi thơm lừng, ngắm nhìn những cây bưởi xanh um sai quả là một cảm giác cực kỳ tuyệt vời.
14. Quýt đường Long Trị
Ở khu vực ven sông Cái Lớn, huyện Long Mỹ đất đai phù sa màu mỡ nên tạo ra giống quýt ngọt ngon khó tìm. Quýt đường Long Trị có vị ngọt thanh, mọng nước lại chua nhẹ chứ không chua chan chát những loại quýt khác. Vỏ mỏng, bóng lưỡng còn tỏa ra mùi thơm nhẹ, khi chín có màu vàng chanh cực bắt mắt. Lượng tiêu thụ mỗi năm rất cao và rất được lòng du khách mỗi dịp ghé đến đây. Điều đặc biệt, quả quýt sau khi hái xuống có thể để lâu mà không cần ướp lạnh, chính vì thế, nó lại phù hợp cho du khách mang đặc sản Hậu Giang này về làm quà.
15. Đặc sản cam sành Ngã Bảy
Cam sành vốn đã nổi tiếng bởi độ chua ngọt vừa phải. Cam sành ở Ngã Bảy lại càng nổi tiếng hơn, là giống cam sạch đạt tiêu chuẩn GPA để xuất khẩu trang thị trường nước ngoài. Cam sành Ngã Bảy vừa to tròn lại mọng nước. Múi có màu cam đậm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nên không khó để hiểu tại sao đây là món quà lý tưởng được du khách gần xa tìm đến. Cam này còn được người dân chế biến thành rượu cam sành, đây được xem là đặc sản nổi danh của xứ ngã bảy.
16. Cam Xoàn Phụng Hiệp
Khác với cam sành, cam xoàn vỏ mỏng và ít hạt, múi cam lại có màu vàng nhạt. Do giá trị kinh tế cao lại dễ trồng nên người dân Phụng Hiệp lựa chọn cam xoàn làm nông sản chủ lực. Cam xoàn dùng để ăn chơi nhiều hơn là ép uống vì độ ngọt thanh, múi nào ra múi nấy rất to và dễ tách.
Một lưu ý nhỏ khi mua trái cây làm quà tặng đó là nên chọn những trái còn nhánh cành để bảo quản được lâu hơn. Và nhớ bao bọc đủ kín để trái cây không bị dập nát khi duy chuyển nhé.
17. Đặc sản khô cá chạch Hậu Giang
Khô cá chạch có thể chiến biến thành nhiều món ăn, đặc sắc nhất phải kể đến: canh chua khô cá chạch, cá chạch rim thơm gừng, xào sả ớt…Dùng khô cá chạch còn rất tốt cho sức khỏe. Nó rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường, cường dương bổ thận,… Khô cá chạch bảo quản được rất lâu và không cần để ngăn mát do đó thích hợp để làm quà tặng nhất.
Món ăn miền Tâyđặc sản Hậu Giang. Để hiểu hơn về con người Hậu Giang cũng như trải nghiệm sự “ưu ái” mà thiên nhiên ban tặng cho miền sông nước. Bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hậu Giang như khu du lịch Lung Ngọc Hoàngchợ nổi Ngã BảyCông viên giải trí đại học Võ Trường Toản Kittyd & Minnied
không xa hoa, hào nhoáng nhưng lại thanh khiết, mặn ngọt khó quên. Du khách có dịp ghé đến đừng quên thưởng thức những món. Để hiểu hơn về con người Hậu Giang cũng như trải nghiệm sự “ưu ái” mà thiên nhiên ban tặng cho miền sông nước. Bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hậu Giang như
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang
Nguồn tham khảo:
5/5 – (105 bình chọn)