Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
774
0
5/5 – (1 bình chọn)
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là một trong những yếu tố kiên quyết giúp công ty phát triển bền vững và lâu dài. Vậy văn hóa doanh nghiệp ở các công ty Nhật Bản có những đặc điểm gì đáng chú ý mà bạn nên biết?
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các hoạt động của nhân viên và ban giám đốc gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Lâu dần những giá trị được tạo lập hàng ngày trở thành văn hóa doanh nghiệp, là thước đo chuẩn mực cho tất cả mọi người noi theo.
Văn hóa doanh nghiệp Nhật được thể hiện dưới hai hình thức: Vô hình và hữu hình
-
Vô hình: Thái độ giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với sếp. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp vô hình còn là niềm tin,…
-
Hữu hình: Văn hóa hữu hình được thể hiện trên trang phục, khen thưởng cá nhân – nhóm, cách tổ chức và làm việc,…
Mỗi doanh nghiệp điều có những văn hóa riêng biệt khác nhau, tuy nhiên việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chuẩn là điều rất cần thiết nó giúp công ty ổn định, phát triển trong một thời gian dài.
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đặt ra các mục tiêu trong 1 năm hoặc vài năm mà cần tạo lên nét đặc trưng riêng trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp ở mỗi quốc gia thường gắn liền với nền văn hóa của đất nước đó.
Điểm độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa doanh nghiệp quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất được quan tâm bởi Nhật quan tâm rất nhiều đến lễ giáo, cách ứng xử,… họ quan niệm rằng văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ văn hóa con người nên để công ty phát triển cần đưa văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.
Văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh hay còn gọi là triết lý kinh doanh đóng phần quan trọng tới sự nghiệp của một doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp chính là kim chỉ nam chỉ đường đi cho doanh nghiệp trên cả một đoạn đường.
Nhật Bản là một đất nước phát triển ngay từ đầu họ đã ý thức được giá trị của văn hóa kinh doanh. Chính vì vậy, kể từ khi mới thành lập công ty ban giám đốc đã tạo lập văn hóa kinh doanh nhất định. Triết lý kinh doanh thường là bản sắc của doanh nghiệp đó.
Ví dụ về một số triết lý kinh doanh như: “Xây dựng và phát triển doanh nghiệp lấy con người làm gốc; Đạo đức chính là cốt lõi để hình thành lên doanh nghiệp;…”
Văn hóa ứng xử
Nhật Bản là đất nước coi trọng văn hóa ứng xử và giao tiếp, có một quy tắc trong văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp nhật bản như sau:
-
Không phê bình, khiển trách một cách tùy tiện không rõ đúng sai làm lục đục nội bộ.
-
Phải khiển trách người có trách nhiệm, người đảm nhiệm chính khi công việc có vấn để.
-
Phê bình phải rõ ràng từng sự việc cụ thể không lan man.
Trong văn hóa ứng xử người Nhật Bản cho phép đối phương mắc sai lầm, họ dễ dàng tha thứ nhưng họ luôn thể hiện cho đối phương biết rằng không được lặp lại sai lầm đó, phải sẵn sàng sửa đổi để mang lại kết quả tốt hơn.
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản không cho phép đồng nghiệp xúc phạm lẫn nhau, đồng thời cũng không cho phép ai phán xét về mình. Phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng các chuẩn mực xã hội.
Mọi mối quan hệ, mọi hành động cần kín kẽ không để lại sai sót, làm việc trên tinh thần trách nhiệm cao nhất đây chính là vấn đề cốt lõi trong văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp nhật bản.
Công ty như một cộng đồng chung
Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản họ không chỉ coi công ty là địa điểm làm việc mà coi công ty là một cộng đồng chung. Khi đã coi là cộng đồng thì họ cần có trách nhiệm với mọi thứ xảy ra xung quanh, cộng đồng cũng cần có những chuẩn mực nhất định phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội. Điều này sẽ được thể hiện qua:
-
Tất cả thành viên trong công ty cần có tinh thần hỗ trợ và chia sẻ, tuyệt đối không mang chủ nghĩa cá nhân vào quá trình làm việc.
-
Cần làm việc dựa trên tinh thần tập thể gắn với quy định chung.
-
Lộ trình làm việc của các nhân viên sẽ được gắn liền với lộ trình phát triển của doanh nghiệp.
-
Phải lấy lãnh đạo làm gốc, ý kiến lãnh đạo chính là sự tiên quyết trong suốt quá trình làm việc.
Công tác đào tạo và sử dụng người
Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn lấy con người làm gốc để từ đó phát triển văn hóa doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản luôn đề cao con người và tập trung vào nhân lực. Để tạo lập văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có rất nhiều kiểu đào tạo khác nhau nhưng họ coi trọng tính thực tiễn và có thể áp dụng được.
Ví dụ: Doanh nghiệp Nhật Bản không đưa ra các quy định chung chung và sẽ cụ thể hóa từng chi tiết.
Doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên đề xuất những phần thưởng lớn dành cho nhân viên đồng thời đề bạt thăng tiến cho những đối tượng làm việc hiệu quả có trách nhiệm. Điểm độc đáo nhất trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản chính là sự quản lý nội bộ, coi trọng nhân viên từ những người làm chức vụ nhỏ nhất đây chính là ưu điểm khiến các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển bền vững.
Tuân thủ thời gian
Nhật Bản rất coi trọng thời gian làm việc, họ không có tính “cao su” hay du di giờ. Nếu công ty yêu cầu làm việc lúc 9h thì 8h50 họ đã có mặt tại vị trí, trong trường hợp đi muộn tức là bạn đang thể hiện rằng mình không coi trọng công việc và mất lịch sự với đối phương. Mặc dù đây là luật nhưng lâu dần điều này đã trở thành thói quen đối với người Nhật.
Kể cả trong trường hợp một cá nhân có đảm nhiệm công việc thật trơn tru đi chăng nữa khi đi muộn, trễ giờ họ sẽ mất hoàn toàn tín nhiệm, trong mắt đối phương bạn là người làm việc không nghiêm túc. Văn hóa tuân thủ thời gian ở Nhật Bản khiến người Nhật làm việc rất nền nếp, có nguyên tắc.
Tuân thủ thời gian không chỉ xuất hiện khi muốn tạo dựng doanh nghiệp phát triển mà thực chất nó đã có từ lâu đời, bắt nguồn từ gốc rễ của văn hóa nhật.
Ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều ý nghĩa tuy nhiên ý nghĩa, dưới đây là một số điều mà bạn cần nắm được:
Tạo động lực làm việc
Trong trường hợp văn hóa doanh nghiệp được xây dựng một cách bài bản sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc và phát triển. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp còn giúp người lao động định hướng được mục tiêu của mình.
Điều phối chuẩn mực cá nhân
Văn hóa doanh nghiệp sẽ kiểm soát các hành vi cá nhân không chuẩn mực, giúp tất cả mọi người đều có cách ứng xử riêng phù hợp với nguyên tắc. Dựa theo các quy chuẩn của văn hóa doanh nghiệp mỗi cá nhân sẽ phải tuân thủ theo và coi đó là chuẩn mực.
Giảm xung đột nội bộ
Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối quan trọng giúp các cá nhân gắn kết với nhau và giúp mọi người hiểu hơn về cách làm việc. Trong quá trình làm việc trong nội bộ khi vướng phải những va chạm không đáng có thì có thể dựa trên văn hóa doanh nghiệp đã thành lập trước đó để giải quyết vấn đề, từ đây mọi người có thể hiểu thêm về nhau hơn.
Bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệp được lập ra còn thúc đẩy lòng trung thành của mỗi cá nhân trong một tập thể, tạo đựng dược thói quen giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn.
Mang lại sự cạnh tranh
Một công ty có văn hóa doanh nghiệp chất lượng sẽ tạo lên động lực giúp nhân viên cố gắng trong quá trình làm việc, tăng năng suất công việc. Một cá nhân nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và vươn lên trên thị trường.
Dễ dàng thu hút nhân sự
Văn hóa doanh nghiệp tốt chính là một lợi thế thu hút nhân sự, vì nền văn hóa tích cực sẽ là một lợi thế để nhân viên phát triển các kỹ năng mềm và có lộ trình làm việc, thăng tiến rõ ràng.
Mặc dù văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều điều độc đáo, tuy nhiên khi các công ty được thành lập ở Việt Nam thì văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đã có nhiều sự xê dịch đáng kể. Văn hóa Nhật Bản không còn cứng nhắc mà thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên để mang đậm bản sắc của nước họ thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn giữa một số văn hóa như:
-
Văn hóa ứng xử
-
Văn hóa tuân thủ thời gian trong doanh nghiệp
-
Coi công ty giống như một cộng đồng nhỏ để phát triển mỗi cá nhân
-
Coi trọng quyền riêng tư cá nhân
Trên đây là một số thông tin về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.