Đặc điểm sinh sản của thỏ
Thỏ chính là loài gia súc khá yếu, nhạy cảm và cơ thể dễ phản ứng với những điều kiện thay đổi từ môi trường. Do vậy người nuôi thỏ cần hiểu rõ về đặc điểm của nó đặc biệt là đặc điểm sinh sản. Có như vậy mới chăm nuôi được tốt hơn. Và trong phần chia sẻ dưới đây của bài viết meoonline xin được tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh sản của thỏ.
Đặc điểm sinh sản của thỏ bình thường
Với những con thỏ bình thường thì quá trình sinh sản của nó đều trải qua 4 giai đoạn đó là: Động dục, rụng trứng phối giống, thời kỳ chữa và cuối cùng là thời kỳ thỏ đẻ con. Cụ thể từng giai đoạn thì đặc điểm sinh sản của thỏ sẽ có những chuyển biến như sau:
1.
Thời kỳ động dục
Động dục là tình trạng sinh lý biểu hiện khả năng giao phối của thỏ cái, khi trạng thái cơ thể khác thường và thay đổi bên ngoài của cơ quan sinh dục. Thường chu kỳ động dục của thỏ cái là 14-16 ngày. Thỏ cái chỉ chịu đực khi động dục. Biểu hiện động dục của thỏ như sau:
– Biến đổi của cơ quan sinh dục: Niêm mạc âm hộ sưng tấy, các mao mạch ở đó căng đầy máu làm đổi màu từ hồng nhạt sang đỏ tươi, rồi đến đỏ thẫm.
– Biến đổi về hệ thần kinh: Có khi kén ăn hoặc bỏ ăn, có khi lại ăn nhiều. Thỏ sợ hãi, không linh hoạt, lờ đờ, có khi nhảy lẫn thỏ cái nếu nhốt chung lồng. Thể hiện rõ nhất là đứng yên, cho thỏ đực đến gần, nâng đuôi cho thỏ đực nhảy phối.
2.
Thời kỳ rụng trứng và phối giống
Khác với các gia súc khác, ở thỏ nhờ có xung động hưng phấn, khi giao phối mới xảy ra rụng trứng. Sau khi giao phối 9-10 tiếng, các túi trứng mới bắt đầu phá vỡ, trứng qua loa kèn vào ống dẫn trứng và đến vị trí thụ tinh.
Theo đặc điểm sinh sản của thỏ thì thời gian cần thiết để trứng di chuyển gặp tinh trùng từ khi rụng là 4 tiếng. Trên cơ sở đó, người ta đã áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất 6 tiếng, nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con.
Lưu ý: Trong đàn giống thuần nên ghép 1 đực với 5-10 cái. Trong đàn thương phẩm, tỷ lệ này có thể tăng hơn gấp đôi. Cần chú ý nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ đực, thỏ cái để có kết quả thụ thai cao.
3.
Thời kỳ thỏ chửa
Thời gian chửa của thỏ theo đặc điểm sinh sản của thỏ là 28-32 ngày. Nếu cho đẻ dày, thời gian chửa thường dài hơn 1-3 ngày. Khó có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình. Có thể kiểm tra thỏ chửa bằng cách cho thỏ đực phối thử sau 10-14 ngày. Nếu thỏ chửa thỏ sẽ không chịu đực.
4.
Thời kỳ thỏ đẻ
Thỏ thường đẻ vào ban đêm thỏ có thể đẻ 1-12 con/ lứa. Thỏ có bản năng nhặt cỏ, rác vào ổ đẻ, cào bới ổ, tự nhổ lông bụng và trộn với đồ lót để làm ổ ấm rồi mới đẻ con, phủ lông kín cho đàn con. Có trường hợp thỏ không làm ổ mà đẻ con ra ngoài ổ đẻ. Những thỏ này không giữ lại làm giống.
Một số đặc điểm sinh sản của thỏ bất thường
Ngoài những hiện tượng sinh sản bình thường như đã nói thì ở thỏ còn có những đặc điểm bất thường như sau:
1.
Thỏ giả chửa
Khi nhốt chung nhiều thỏ cái đã phát dục, chúng có thể nhảy lẫn nhau gây xung động hưng phấn, làm rụng trứng và cũng gây nên sự thay đổi trạng thái, ngoại hình giống như chửa thật.
Cụ thể khi đó thỏ sẽ tự nhổ lông làm ổ, không cho đực đến gần, Sau đó, trạng thái sinh dục trở lại bình thường. Chửa giả thường gây rối loạn sinh sản cho lứa sau. Do đó phải nhốt thỏ hậu bị từng cá thể.
2.
Thỏ vô sinh
Thỏ cái lây không thấy chửa, đẻ. Nguyên nhân do bị bệnh truyền nhiễm, viêm tử cung, do sót nhau thai sau khi đẻ hoặc do thức ăn kém dinh dưỡng( vitamin, khoáng).
Trường hợp thiếu vitamin và khoáng chẳng những gây vô sinh mà còn làm thỏ chửa sẩy thai, ăn con. Thỏ cái quá béo, mỡ bao phủ buồng trứng và nội tạng khác cũng dễ dẫn đến vô sinh.
3.
Thỏ sảy thai
Trong đặc điểm sinh sản của thỏ thì thỏ cũng có thể gặp phải tình trạng sảy thai. Nguyên nhân có thể do bệnh tật, thao tác bắt thỏ chửa, khám thai không đúng cách, thức ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất, thỏ bị sợ hãi đều có thể gây ra.
4.
Thỏ mẹ thường ăn con
Có nhiều trường hợp thỏ mẹ ăn thỏ con. Theo đặc điểm sinh sản của thỏ thì nếu như thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tính thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩn sinh. Thì lúc đó thỏ mẹ sẽ ăn thỏ con. Nếu quan sát và thấy hiện tượng này lặp lại 1-2 lần, thì phải loại thải khỏi đàn sinh sản.
Như vậy là trong nội dung của phần bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ được đặc điểm sinh sản của thỏ. Hy vọng rằng qua đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức quan trọng để chăn nuôi thỏ tốt hơn. Nhớ đón xem thêm nhiều bài viết khác từ meoonline.vn để được cập nhật nhiều thông tin thú vị khác nữa bạn nhé.
Bài viết liên quan:
>> Đặc điểm sinh sản của thỏ
>> Cách điều khiển lan hồ điệp ra hoa dịp tết
>> Điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan