Da mặt bị trầy xước thì cần phải làm sao? | Decumar
Khi da mặt bị trầy xước thì phải làm sao? Làm thế nào để các vết trầy xước trên mặt chóng lành mà không để lại những vết sẹo xấu xí? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn tới da mặt bị trầy xước
Da mặt dễ dàng bị trầy xước bởi bất cứ ma sát bề mặt nào như móng tay cào, va quệt, ngã hoặc do việc điều trị mụn không hợp lý. Để điều trị sẹo đạt kết quả tốt nhất, bạn cần xác định mức độ tổn thương của da, để sử dụng sản phẩm trị sẹo hợp lý.
Ngoài ra, các vết sẹo, trầy xước trên da mặt còn có thể do mụn gây ra. Trong các loại mụn, mụn cám, mụn đầu đen và mụn ẩn ít để sẹo trên da nhất nếu được xử lý lấy nhân mụn một cách hợp lý. Các nốt mụn viêm sưng đỏ, mụn trứng cá, mụn bọc thì có khả năng để lại sẹo nhiều hơn.
Rất nhiều người bị mụn thường có thói quen sờ tay lên mụn, tự cậy và nặn mụn, từ đó mà khiến các nốt mụn bị sứt ra, chảy máu và thậm chí là bị nhiễm trùng. Các nốt mụn bị vi khuẩn xâm nhập có thể trở thành các ổ nhiễm trùng sâu và lớn dưới da, rất phức tạp và khó xử lý. Trên thực tế, không khó để bắt gặp những trường hợp da mặt bị rỗ sau khi bị mụn.
Các ổ mụn viêm sưng bị trầy xước, vỡ nhân mà không được xử lý đúng cách cũng dễ khiến tình trạng mụn lan rộng hơn ra cả các vùng da còn lành lặn. Ngoài ra, nguy cơ mắc thêm các bệnh da liễu khác là rất cao, làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
2. Sơ cứu vết thương trên mặt đúng cách
Khi có vết thương hở trên mặt, điều đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách để hạn chế rủi ro để lại sẹo khó trị. Một nguyên tắc trong sơ cứu vết thương hở, đó là sử dụng các dụng cụ đã được tiệt trùng, tay chân cần được đi găng bảo hộ sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng vết thương.
2.1. Cầm máu vết thương
Thông thường, vết thương bị gây ra bởi việc lấy nhân mụn sẽ không chảy máu quá nhiều. Điều cần làm là bạn nên chuẩn bị một miếng bông sạch, để thấm máu vết thương. Trong trường hợp không có sẵn bông y tế, bạn có thể sử dụng miếng bông tẩy trang được bảo quản trong túi giấy sạch sẽ. Bông tẩy trang có khả năng thấm hút tốt, nhiều loại hạn chế xơ bông dính lên da rất tốt như Silcot, Shiseido…
Các vết trầy xước nông khác cũng có thể được sơ cứu bằng cách tương tự. Còn với các vết thương sâu, chảy máu nhiều, bạn cần thấm bớt máu, rửa vết thương bằng nước muối loãng hoặc oxy già. Sau đó dùng bông băng y tế băng lại để cầm máu.
2.2. Rửa sạch, loại bỏ mảnh vụn, bụi bẩn nếu có
Với các vết thương do ngã, va quệt, da cần được làm sạch bằng việc rửa với nước muối loãng, loại bỏ các mảnh vụn, bụi bẩn. Việc xử lý này sẽ đảm bảo da trong tình trạng sạch sẽ nhất, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
Nếu vết thương có nhiều bụi bẩn, sử dụng oxy già sẽ giúp đẩy hết bụi bẩn bị mắc ở trong kẽ vết thương ra ngoài, giúp vết thương tránh bị viêm tấy về sau. Ngoài ra, việc vệ sinh vết thương cần được tiến hành hàng ngày. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước tinh khiết.
2.3. Sử dụng các loại băng gạc để băng vết thương
Tuyệt đối không sử dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng tính y khoa như đắp các loại lá, bôi thuốc lào… Những cách này dù có thể không gây ra phản ứng tệ trong trường hợp vết trầy xước nhẹ, nhưng với các vết thương nặng, chúng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không lường. Chúng ta hoàn toàn không thể đảm bảo tính vệ sinh của các loại nguyên liệu đó nên các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy và dễ để lại sẹo hơn.
Băng gạc y tế là sản phẩm được khuyến khích sử dụng để băng bó các vết thương lớn. Tuy nhiên, khi băng bó với các vết thương trên mặt, nên tránh việc băng dán quá chặt trong một thời gian dài. Tối đa 6 tiếng, bạn nên thay băng gạc một lần để tránh nhiễm trùng.
3. Phương pháp xử lý vết thương mau lành không để lại sẹo
Để vết thương mau lành, hạn chế việc để lại sẹo khó chữa, chúng ta có một số chú ý cần được tuân thủ.
3.1. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Giữ vệ sinh cho vết thương nhằm mục đích hạn chế vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng, làm nặng vết thương. Đồng thời, việc giữ gìn vệ sinh vết thương cũng tạo môi trường thuận lợi cho tế bào da mới sản sinh, làm liền vết thương một cách tốt nhất.
Ngoài việc sử dụng nước lọc hoặc nước muối loãng để rửa vết thương, bạn cần hạn chế vết thương tiếp xúc với khói, bụi bẩn. Khi ra khỏi nhà, bạn nên sử dụng các loại khẩu trang y tế để ngăn chặn bụi bẩn tác động lên da. Đối với các vết thương do nặn mụn, sau 3 ngày nặn mụn, bạn có thể sử dụng các loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm để tránh ô nhiễm môi trường và các tia UV.
3.2. Để vết thương khô thoáng cho mau lành
Việc băng bó vết thương bằng băng gạc hay bất cứ dụng cụ nào chỉ nên được tiến hành đến khi vết thương ngừng chảy máu. Sau đó, hãy để da được khô thoáng, sạch sẽ để thúc đẩy quá trình phục hồi của da. Hạn chế tiếp xúc bề mặt da non mới sinh với quần áo, băng gạc… Da non rất nhạy cảm, nếu ma sát nhiều có thể khiến da bị bong, trầy xước thêm và dễ sinh sẹo.
Nếu da mặt bị trầy xước nhẹ, vết thương nông, tự cầm được máu thì có thể không cần băng. Bạn nên vệ sinh sạch và để vết thương khô thoáng sẽ mau lành hơn.
3.3. Các sản phẩm từ nghệ giúp lành sẹo nhanh chóng
Nghệ được coi là một bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ làm lành da, trị thâm sẹo rất tốt, đã được các cơ quan khoa học kiểm chứng. Sở dĩ nghệ có tác dụng trị thâm sẹo do chứa thành phần curcumin – một thành phần có khả năng chống oxy hóa, làm sáng da trị thâm. Thành phần này trong nghệ rất dồi dào, cũng là nguyên nhân tạo nên màu vàng của nghệ.
Sử dụng các chế phẩm từ nghệ để giúp vết trầy xước trên mặt không để lại sẹo
Lâu nay, chúng ta thường trực tiếp bôi nghệ lên bề mặt vết thương. Cách này vẫn có tác dụng, nhưng hiệu quả chậm và không triệt để trong việc trị sẹo. Ngày nay, cùng với việc phát triển của công nghệ, curcumin được chiết xuất dưới dạng các phân tử kích thước nano, cho khả năng thẩm thấu sâu hơn vào da. Decumar gel sử dụng công nghệ nano với nguồn nguyên liệu nghệ organic thuần Việt 100% cho ra sản phẩm khả năng thẩm thấu cao gấp 80 lần so với việc sử dụng cách bôi nghệ trực tiếp lên da. Sản phẩm có dạng gel sẽ giúp hạn chế việc gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn và không gây khó chịu trên da.
Ngoài ra, Decumar còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn viêm nhiễm cho vết thương, đồng thời tái tạo và giúp da mau lành hơn. Một ưu điểm đó là gel Decumar không để vệt vàng trên da như nghệ tươi, không hề gây mất thẩm mỹ cho người dùng.
Xem thêm các sản phẩm Decumar
4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần lớn trong việc điều trị sẹo, thâm mụn. Da cần được cung cấp đầy đủ vitamin, protein để có thể phát triển tốt.
-
Với các vết thương sâu, được gây ra bởi phẫu thuật hoặc tai nạn, chúng ta nên kiêng sử dụng các loại đồ nếp, các thực phẩm chứa nhiều đạm để hạn chế rủi ro xuất hiện sẹo lồi.
-
Một chế độ ăn uống chứa nhiều loại rau xanh như rau ngót, cải, cần tây, hoa quả sẽ giúp bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể.
-
Nên hạn chế ăn các loại rau như rau muống, đồ nếp, trứng, thịt gà, thịt bò…
-
Trong giai đoạn này, ngoài việc bổ sung dưỡng chất qua đường ăn, bạn có thể nạp thêm các loại vitamin qua đường uống các thực phẩm chức năng, đặc biệt là vitamin C, vitamin B3, vitamin A.
Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Truy cập website https://decumar.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều tip chăm sóc làn da cũng như biết cách xử lý da mặt bị trầy xước hữu ích hơn.