ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ HỌC VI MÔ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2020
đỀ cương MÔN HỌC
KINH TẾ HỌC VI MÔ
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
-
Tên môn học (tiếng Việt) : KINH TẾ HỌC VI MÔ
-
Tên môn học (tiếng Anh) : MICROECONOMICS
-
Mã số môn học : MES302
-
Trình độ đào tạo : Đại học
-
Ngành đào tạo áp dụng : Tất cả các chương trình đào tạo ở bậc đại học
-
Số tín chỉ : 03
-
Lý thuyết : 02 (30 tiết)
-
Thảo luận và bài tập : 01 (15 tiết)
-
Thực hành : 00
-
Khác (ghi cụ thể) : Tự học và bài tập cá nhân
-
Phân bổ thời gian : 45 tiết
-
Tại giảng đường : 45 tiết
-
Tự học ở nhà : 90 giờ (tối thiểu 2 lần so với thời gian học tại giảng đường)
-
Khác (ghi cụ thể) : 00
-
Khoa quản lý môn học : Khoa Kinh tế Quốc tế
-
Môn học trước : Không
-
Mô tả môn học
Kinh tế học vi mô là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học nhằm hướng đến các mục tiêu: (i) Cung cấp kiến thức nền tảng về kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng; (ii) Thực hành một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng đọc, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm.
Để đạt được các mục tiêu trên, môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản gồm: Mười nguyên lý kinh tế học; các lý thuyết về cung – cầu; các cấu trúc thị trường; lý thuyết hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp.
-
Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học
-
Mục tiêu của môn học
-
Mục tiêu
Mô tả mục tiêu
Nội dung CĐR CTĐT phân bổ cho môn học
CĐR CTĐT
(a)
(b)
(c)
(d)
CO1
Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng.
– Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế
PLO1
CO2
Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tính toán và diễn giải các biến số kinh tế vi mô.
Có khả năng tư duy phản biện
PLO2
CO3
Góp phần giúp sinh viên thể hiện tính chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập.
Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời
PLO4
CĐR MH
Nội dung CĐR MH
Mức độ theo thang đo của CĐR MH
Mục tiêu môn học
CĐR CTĐT
(a)
(b)
(c)
(d)
(e)
CLO1
– Hiểu và phân biệt được các khái niệm cơ bản trong kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng; giới thiệu được 10 nguyên lý kinh tế học cũng như các phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập.
3
CO1,
CO3
PLO1,
PLO4
CLO2
– Hiểu được những lý thuyết liên quan đến cung và cầu.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (xác định giá và sản lượng cân bằng; tính toán thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và tổng thặng dư của thị trường).
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO3
– Diễn giải được khái niệm cũng như ý nghĩa của độ co giãn và sử dụng những kiến thức về độ co giãn để giải thích phản ứng của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp khi các yếu tố tác động đến cầu và cung thay đổi.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (tính toán độ co giãn của cầu, độ co giãn của cung)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO4
– Biết được các chính sách mà các chính phủ thường sử dụng để can thiệp vào thị trường cũng như phân tích được tác động của các chính sách đó.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (xác định sự thay đổi trong giá và sản lượng cân bằng cũng như thay đổi trong phúc lợi xã hội khi chính phủ thực thi các chính sách can thiệp vào thị trường)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO5
– Ghi nhớ được các khái niệm, các triết lý; vận dụng được các công cụ, các mô hình để phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (xác định phương án lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO6
– Hiêu và giải thích được các lý thuyết liên quan đến sản xuất và chi phí.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (tính toán các loại chi phí khác nhau; xác định phương án sản xuất tối ưu)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO7
– Hiểu được các đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh hoản hảo cũng như phân tích được hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (xác định sản lượng sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa lỗ)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
3
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO8
– Hiểu được lý do tồn tại độc quyền; cách thức định giá trên thị trường độc quyền hoàn toàn cũng như các chính sách mà chính phủ can thiệp để kiểm soát độc quyền.
– Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô (xác định sản lượng và giá bán của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn)
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
2
CO1,
CO2,
CO3
PLO1,
PLO2,
PLO4
CLO9
– Giải thích được đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và doanh nghiệp độc quyền nhóm.
– Tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập
2
CO1,
CO3
PLO1,
PLO4
-
-
Ma trận đóng góp của môn học cho PLO
-
Mã CĐR CTĐT
PLO1
PLO2
PLO4
Mã CĐR MH
CLO1
3
2
CLO2
3
3
2
CLO3
3
3
2
CLO4
3
3
2
CLO5
3
3
2
CLO6
3
3
2
CLO7
3
3
2
CLO8
2
2
2
CLO9
2
2
-
Phương pháp dạy và học
Phương pháp lấy “Người học là trung tâm” sẽ được sử dụng trong suốt khóa học để giúp sinh viên tham gia tích cực vào quá trình dạy và học. Kết quả học tập dự kiến sẽ đạt được thông qua phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho người học bằng sự kết hợp cả hoạt động học tập ở trường và ở nhà:
– Giảng viên thực hiện 60% thuyết giảng lý thuyết, 40% thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
– Tại lớp, giảng viên giải thích các định nghĩa và nguyên lý cơ bản; đặt ra các vấn đề, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên giải quyết; sau đó tóm tắt nội dung của bài học. Giảng viên cũng trình bày phân tích và tính toán mẫu.
– Sinh viên cần lắng nghe, ghi chép và được khuyến khích nêu lên các câu hỏi, giải quyết các vấn đề và thảo luận, tranh luận để hiểu rõ các chủ đề được đề cập dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
– Tại lớp, giảng viên dành một khoảng thời gian đáng kể (10-20%) để thực hiện các hoạt động trong lớp và đưa ra các câu hỏi để đánh giá khả năng nhận thức và giải đáp các câu hỏi của sinh viên liên quan đến bài học.
– Ở nhà sinh viên chuẩn bị tài liệu nghiên cứu và thực hiện theo những hướng dẫn và nhiệm vụ mà giảng viên đã đưa ra.
-
Yêu cầu môn học
– Sinh viên tham dự lớp học phần phải tuân thủ quy tắc ứng xử của Nhà Trường; sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp, đến lớp đúng giờ, có thái độ nghiêm túc và chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu.
– Sinh viên phải chuẩn bị giáo trình, học liệu, máy tính cá nhân (khi cần thiết) để phục vụ quá trình học tập và đọc tài liệu theo yêu cầu của giảng viên.
– Hoàn thành các hoạt động thảo luận nhóm.
– Các quy định về việc cấm thi được áp dụng theo quy chế hiện hành của nhà trường.
-
Học liệu của môn học
-
Giáo trình
-
[1] Mankiw, N.G., Principles of Microeconomics, 8th edition, Cengage Learning, 2018.
-
-
Tài liệu tham khảo
-
[2] Mankiw, N.G., Kinh tế học vi mô, 6th edition, Cengage Learning, 2014 (bản dịch).
[3] Nguyễn Hồ Phương Chi (Chủ biên), Tóm tắt lý thuyết – câu hỏi – bài tập Kinh tế học vi mô, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2018.
B. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
-
Các thành phần đánh giá môn học
Thành phần đánh giá
Phương thức đánh giá
Các CĐR MH
Trọng số
A.1. Đánh giá quá trình
A.1.1. Chuyên cần
CLO1 à CLO9
10%
A.1.2. Thuyết trình và thảo luận nhóm
CLO1 à CLO8
20%
A.1.3. Kiểm tra viết (giữa kỳ)
CLO1 à CLO5
20%
A.2. Đánh giá cuối kỳ
A.2.1. Thi cuối kỳ
CLO1 à CLO9
50%
-
Nội dung và phương pháp đánh giá
2.1. Đánh giá quá trình
2.1.1. Chuyên cần
Điểm chuyên cần được tính theo thang điểm 10, là trung bình cộng của hai cột điểm:
– Điểm danh cá nhân trong từng buổi học hoặc thông qua danh sách đăng nhập nếu học online.
– Làm bài tập cá nhân tại lớp hoặc trên LMS (nếu học online) theo yêu cầu của giảng viên hoặc tham gia ý kiến xây dựng bài.
2.1.2. Thuyết trình và thảo luận nhóm
– Hình thức: Làm việc mỗi nhóm từ 4-6 người
– Nội dung: Sinh viên được yêu cầu thảo luận về các tình huống, trả lời các câu hỏi và thuyết trình kết quả
– Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm phần thuyết trình và thảo luận nhóm theo hướng dẫn chi tiết ở rubric bên dưới.
2.1.3. Kiểm tra viết (giữa kỳ)
– Hình thức: làm bài kiểm tra cá nhân, mỗi đề thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu có 4 phương án lựa chọn và chỉ có một phương án đúng) và 1 câu hỏi tự luận. Thời gian kiểm tra là 50 phút. Không được sử dụng tài liệu.
– Nội dung: các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Nội dung kiểm tra liên quan đến kiến thức các chương từ 1 đến 5. Bài kiểm tra được thực hiện vào buổi thứ 7 của môn học.
– Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm bài kiểm tra. Điểm kiểm tra bao gồm: (i) Phần trắc nghiệm 5/10 điểm, (ii) Phần tự luận 5/10 điểm. Tổng cộng 10 điểm.
2.2. Đánh giá cuối kỳ (Thi cuối kỳ)
– Hình thức: Đề thi được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi thi, mỗi ca có 2 đề. Mỗi đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu có 4 phương án lựa chọn và chỉ có một phương án đúng) và 2 câu hỏi tự luận. Thời gian thi là 75 phút. Không sử dụng tài liệu.
– Nội dung: Các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Nội dung kiểm tra liên quan đến kiến thức các chương từ 1 đến 9.
– Tổ chức đánh giá: Bài thi được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên có tham gia giảng dạy môn Kinh tế học vi mô. Điểm bài thi được chấm theo thang điểm quy định trong đáp án Ngân hàng câu hỏi thi môn Kinh tế học vi mô, theo đó: (i) phần trắc nghiệm: 5/10 điểm, (ii) phần tự luận: 5/10 điểm. Tổng cộng 10 điểm. Điểm thành phần quy định chi tiết cho từng ý mỗi câu trong đáp án.
3. Các rubrics đánh giá
A.1.1. Chuyên cần
Tiêu chí đánh giá
Trọng số
Thang điểm
Dưới 5
5 – dưới 7
7 – dưới 9
9 – 10
Điểm danh
50%
Vắng 4 buổi
Vắng 3 buổi
Vắng 2 buổi
Vắng 1 buổi
Làm bài tập cá nhân và thái độ học tập
50%
-Tùy vào mức độ khó, dễ của bài tập và bài làm của sinh viên
– Phụ thuộc vào sự tham gia vào quá trình học tập tại giảng đường
A.1.2. Thuyết trình và thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
TRỌNG SỐ
ĐIỂM
Dưới 5
5 – dưới 7
7 – dưới 9
9 – 10
Nội dung thảo luận
40%
Bài thuyết trình có bố cục không hợp lý.
Thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác.
Phân tích, đánh giá thông tin không đúng, trình bày lan man, dài dòng, không tập trung vào vấn đề chính.
Bài thuyết trình có bố cục tương đối hợp lý.
Thông tin tương đối đầy đủ nhưng đôi chỗ thiếu chính xác.
Phân tích, đánh giá thông tin chưa thực sự đúng trọng tâm, trình bày đôi chỗ còn lan man.
Bài thuyết trình có bố cục khá hợp lý.
Thông tin đầy đủ và tương đối chính xác.
Phân tích, đánh giá thông tin và trình bày đúng trọng tâm.
Bài thuyết trình có bố cục rất chặt chẽ.
Thông tin đầy đủ và chính xác.
Phân tích, đánh giá thông tin sâu sắc, trình bày đúng trọng tâm, làm nổi bật vấn đề.
Kỹ năng thuyết trình
40%
Chỉ đọc chữ trên slide, không để ý đến người nghe.
Tốc độ nói quá nhanh hoặc quá chậm.
Phong thái còn hơi rụt rè, không giao lưu nhiều với người nghe.
Nói chưa trôi chảy, mạch lạc, còn ngắt quãng.
Tốc độ nói hơi nhanh hoặc hơi chậm.
Phong thái khá tự tin, có giao lưu với người nghe.
Nói trôi chảy, mạch lạc, không ngắt quãng.
Tốc độ nói vừa phải, dễ nghe.
Phong thái rất tự tin, có giao lưu với người nghe.
Nói rất trôi chảy, mạch lạc, không ngắt quãng.
Tốc độ nói vừa phải, giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý, nhấn giọng những điểm quan trọng.
Trả lời câu hỏi
20%
Không trả lời được câu hỏi của GV và SV nhóm khác.
Trả lời được một phần câu hỏi của GV và SV nhóm khác.
Trả lời gần đúng và khá đầy đủ câu hỏi của GV và SV nhóm khác.
Trả lời đúng và đầy đủ các câu hỏi của GV và SV nhóm khác.
A.1.3. Kiểm tra viết (giữa kỳ)
Tiêu chí đánh giá
Trọng số
Thang điểm
Dưới 5
5 – dưới 7
7 – dưới 9
9 – 10
Giải thích được các khái niệm cơ bản
60%
Chưa đạt được 50% kiến thức cơ bản
Đạt được từ 50% đến 70 % kiến thức cơ bản
Đạt được từ 70% – 90% kiến thức cơ bản
Đạt được từ 90% đến 100% kiến thức cơ bản
Vận dụng được các khái niệm cơ bản để giải quyết vấn đề
20%
Không vận dụng được
Vận dụng được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 50% đến 70% vấn đề
Vận dụng được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 70% đến 90% vấn đề
Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề xuất sắc
Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề
20%
Không có khả năng tổng hợp để giải quyết vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 50% đến 70% vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 70% đến 90% vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 90% đến 100% vấn đề
A.2. Thi cuối kỳ
Tiêu chí đánh giá
Trọng số
Thang điểm
Dưới 5
5 – dưới 7
7 – dưới 9
9 – 10
Giải thích được các khái niệm cơ bản
60%
Chưa đạt được 50% kiến thức cơ bản
Đạt được từ 50% đến 70 % kiến thức cơ bản
Đạt được từ 70% – 90% kiến thức cơ bản
Đạt được từ 90% đến 100% kiến thức cơ bản
Vận dụng được các khái niệm cơ bản để giải quyết vấn đề
20%
Không vận dụng được
Vận dụng được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 50% đến 70% vấn đề
Vận dụng được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 70% đến 90% vấn đề
Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề xuất sắc
Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề
20%
Không có khả năng tổng hợp để giải quyết vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 50% đến 70% vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 70% đến 90% vấn đề
Tổng hợp được kiến thức cơ bản để giải quyết được từ 90% đến 100% vấn đề