Cuộc hành trình của bạn bắt đầu từ đây | Binance Academy
Chúng tôi biết mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn nếu bạn là người mới. Hướng dẫn ở đây sẽ giúp bạn làm quen với một số khái niệm cơ bản để bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình vào thế giới blockchain của mình.
Chào mừng đến với Binance Academy! Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh giáo dục cộng đồng về những tiềm năng tiến bộ to lớn của tiền mã hóa và công nghệ blockchain. Trên trang web này, bạn sẽ tìm thấy hơn 280 bài viết về đủ loại chủ đề, từ khoa học máy tính cho đến kinh tế học. Chưa hết, chúng tôi còn hỗ trợ
Nội Dung Chính
Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa là một hình thái kỹ thuật số của tiền tệ. Bạn có thể sử dụng nó để thanh toán hầu bao cho bạn bè, mua một đôi tất mới mà bạn đã để ý từ lâu 👀, hoặc đặt vé máy bay ✈️ hay phòng khách sạn 🏨 cho kỳ nghỉ tiếp theo của mình. Vì tiền mã hóa là một dạng tài sản kỹ thuật số, cho nên bạn có thể gửi nó đến người thân và gia đình ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Vậy nó cũng giống như PayPal hay chuyển khoản ngân hàng thôi mà, đúng không?
Không hẳn là như vậy. Nó thú vị hơn rất nhiều!
Bạn thấy đó, các cổng thanh toán trực tuyến truyền thống đều thuộc quyền sở hữu của những tổ chức lớn. Họ sẽ nắm giữ tiền thay cho bạn, và bạn sẽ phải yêu cầu họ chuyển tiền thay mặt cho mình mỗi khi muốn tiêu dùng.
Với tiền mã hóa thì chẳng có tổ chức trung gian nào ở đấy cả. Bạn, bạn bè của bạn và hàng nghìn người khác có thể tự đóng vai làm ngân hàng của chính mình thông qua việc chạy những phần mềm miễn phí. Máy tính của bạn sẽ được kết nối thẳng đến máy tính của những người khác, đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp – không cần phải qua trung gian!
Để sử dụng tiền mã hóa, bạn không cần đăng ký địa chỉ email và mật khẩu trên một trang web nào cả. Bạn có thể tải xuống các ứng dụng hỗ trợ tiền mã hóa về smartphone và bắt đầu gửi nhận tiền chỉ sau ít phút.
Vì sao lại gọi là tiền mã hóa?
Cái tên
tiền mã hóa
là sự kết hợp giữa mã hóa trong mật mã học và tiền tệ. Với tiền mã hóa, các phương thức mã hóa phức tạp sẽ được sử dụng để bảo vệ quỹ tiền, đảm bảo không ai khác ngoài chủ sở hữu có thể sử dụng chúng.
Bạn không cần phải hiểu tất cả những điều này – những ứng dụng bạn sử dụng sẽ làm điều đó thay cho bạn. Bạn sẽ không cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của những thứ đằng sau.
Tuy nhiên, nếu bạn có hứng thú về chủ đề này thì chúng tôi luôn có sẵn nhiều bài viết dành cho bạn:
- Khóa Công khai trong Mật mã học là gì?
- Lịch sử của Mật mã học
- Mã hóa Đối xứng và Bất đối xứng
- Chữ ký Điện tử là gì?
Do đó, loại tiền tệ internet này không do một cá nhân đơn lẻ nào sở hữu và sử dụng mật mã học để bảo vệ hệ thống. Nhưng chẳng phải chúng ta đã có sẵn các ứng dụng thanh toán rồi đúng không, vậy tại sao lại phải quan tâm đến tiền mã hóa nữa?
Bởi vì nó
Không cần cấp quyền
Không ai có thể ngăn không cho bạn sử dụng tiền mã hóa cả. Trong khi đó, các dịch vụ thanh toán tập trung thì lại có thể đóng băng tài khoản hoặc chặn đứng giao dịch của bạn một cách dễ dàng.
Chống kiểm duyệt
Do thiết kế phi tập trung của mạng lưới, tin tặc hay những kẻ tấn công khác sẽ không tài nào có thể đánh sập nó.
Một phương thức thanh toán nhanh chóng và ít tốn kém
Khi bạn thực hiện một giao dịch với một người ở bên kia quả đất, tiền của bạn sẽ được chuyển đến họ chỉ sau vài giây – với chi phí bằng một phần nhỏ so với chuyển tiền quốc tế.
Thế còn cái đồng tiền
₿
Bitcoin mà người ta nhắc đến rất nhiều là gì? Đó là đồng tiền mã hóa đầu tiên, và tính đến thời điểm hiện tại vẫn là đồng tiền mã hóa được sử dụng phổ biến nhất.
Ai đã phát minh ra Bitcoin?
Kỳ lạ thay, chúng ta không thật sự biết được ai là người đã phát minh ra Bitcoin cả. Chúng ta chỉ biết đến họ thông qua bí danh
Satoshi Nakamoto
mà thôi. Satoshi có thể là một người, hay một nhóm các lập trình viên, hoặc nếu bạn tin vào các thuyết âm mưu, thì có thể là người ngoài hành tinh, người du hành thời gian hoặc một cơ quan chính quyền bí mật.
Satoshi đã đăng tải một tài liệu dài 9 trang vào năm 2008, diễn giải chi tiết cách hoạt động của hệ thống Bitcoin. Ít tháng sau, phần mềm của Bitcoin được ra mắt.
Bitcoin cung cấp nền tảng cho nhiều đồng tiền mã hóa khác. Một số sử dụng chung phần mềm với đồng tiền này, trong khi số khác lại áp dụng một hướng tiếp cận hoàn toàn mới. Được rồi, vậy thì đâu là điểm khác biệt giữa những đồng tiền mã hóa như vậy?
Sẽ mất vài tuần để có thể tổng hợp một danh sách tất cả điểm khác biệt giữa các đồng tiền mã hóa. Có những đồng tiền sở hữu tốc độ nhanh hơn, một số thì đề cao tính riêng tư, số khác thì xem trọng vấn đề bảo mật, và một số đồng tiền thì có thể lập trình được.
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, bạn sẽ hay nghe người ta nói: Do Your Own Research (viết tắt là DYOR), có nghĩa là “Hãy tự mình nghiên cứu đi”. Chúng tôi không có ý thô lỗ khi nói thẳng như vậy. Câu nói này ám chỉ việc bạn không nên tin tưởng 100% vào chỉ một nguồn thông tin.
Trước khi đầu tư vào một dự án nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu dự án đó kỹ lưỡng.
Các đồng tiền mã hóa tồn tại dưới đủ “muôn hình vạn trạng”!
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các đồng coin và token khác nhau, chúng tôi đã tổng hợp sẵn cho bạn một danh sách trên Binance Academy:
- Bitcoin là gì? (vua của các đồng tiền mã hóa)
- Ethereum là gì? (mạng máy tính phân tán)
- BNB là gì? (đồng coin sàn đầu tiên)
- Hướng dẫn về Monero dành cho người mới bắt đầu (dành cho những ai quan tâm đến các đồng tiền riêng tư)
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến loại công nghệ làm nền tảng cho rất nhiều đồng tiền mã hóa, được biết đến với tên gọi blockchain.