Cúng tam tai cần những gì? Đồ cúng tam tai gồm những gì?

Hạn tam tai vốn được biết tới là một trong những hạn trắc trở, khó khăn, gây ảnh hưởng không ít cho các đương số nếu gặp phải. Chính vì thế, hằng năm, nếu bị hạn tam tai, các đương số thường sẽ tiến hành cúng tam tai nhằm hóa giải vận hạn, làm hạn nhẹ bớt. Vậy cúng tam tai cần những gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để nắm được đồ cúng tam tai chuẩn nhất nhé.

Cách cúng tam tai chuẩn nhất

Lễ cúng tam tai cần những gì? Đồ cúng tam tai gồm những gì? Đây là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời bạn nhé.

Cúng tam tai cần những gì?

Lễ vật cúng tam tai sẽ bao gồm:

  • Bài vị cúng tam tai theo mẫu năm Tân Sửu (bài vị này thường được in trên giấy màu đỏ hoặc bạn cũng có thể nhờ các thầy viết). Bài vị cúng tam tai được dán trên 1 chiếc que, mặt có chữ để đối diện với người cúng và thường đặt ở giữa mâm lễ.
  • 1 ít tóc rối, 1 ít móng tay, móng chân của người cần cúng giải hạn tam tai gói vào một gói cùng với vài đồng tiền lẻ.
  • 1 bộ tam sên gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  • 3 nén nhang.
  • 3 ly rượu.
  • 3 cây đèn cầy hoặc nến.
  • 3 điếu thuốc.
  • 3 miếng trầu cau.
  • 3 xấp tiền vàng mã.
  • 1 đĩa trái cây tươi.
  • 1 bình hoa tươi.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 cốc gạo (để có thể cắm bài vị cúng tam tai).
  • 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ).

Cách sắp lễ cúng tam tai

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc bàn (có khăn trải bàn càng tốt) để sắp lễ vật cúng tam tai lên trên. Lưu ý là bàn không cần quá cao bạn nhé.

Bình hoa tươi cúng tam tai để bên phải, đĩa trái cây tươi để bên trái, phía trước là chiếc lư hương, tiếp đến là 3 cây đèn cầy, 3 ly rượu. Bài vị thì cắm vào cốc gạo sao cho mặt có chữ quay về hướng người cúng. Kế đến là mâm lễ có bộ tam sên ở giữa, xung quanh là trầu cau, thuốc lá, vàng mã…

Văn khấn giải hạn tam tai

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô hữu thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng thượng đế!

Kính thỉnh: Mông Long Đại Tướng… (A) tam tai… (B) Ách Thần Quang”

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Họ tên con là…

Hiện nay đang cư ngụ tại…

Hôm nay con sắm sửa biện hương lễ vật, hương hoa dâng lên giải hạn tam tai. Kính thỉnh Mông Long Đại Tướng… (A) tam Tai… (B) Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng, chứng minh thọ hưởng. Cầu xin cho con được tai qua nạn khỏi, nguyên niên Phước Thọ. Xuân đa kiết khánh, Hạ bảo bình an, Thu tống tam tai, Đông nghinh bá phước!

Thượng hưởng!

Lưu ý:

(A) là tên các vị Thần ứng theo từng năm như sau:

  • Năm Tý: Thần Địa Vong, ngày 22, lạy về hướng Bắc.
  • Năm Sửu: Thần Địa Hình, ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc.
  • Năm Dần: Thần Thiên Linh, ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
  • Năm Mão: Thần Thiên Hình, ngày 14, lạy về hướng Đông.
  • Năm Thìn: Thần Thiên Kiếp, ngày 13, lạy về hướng Đông Nam.
  • Năm Tị: Thần Hắc Sát, ngày 11, lạy về hướng Đông Nam.
  • Năm Ngọ: Thần Âm Mưu, ngày 20, lạy về hướng Nam.
  • Năm Mùi: Thần Bạch Sát, ngày mùng 8, lạy về hướng Tây Nam.
  • Năm Thân: Thần Nhơn Hoàng, ngày mùng 8, lạy về hướng Tây Nam.
  • Năm Dậu: Thần Thiên Họa, ngày mùng 7, lạy về hướng Tây.
  • Năm Tuất: Thần Địa Tai, ngày mùng 6, lạy về hướng Tây Bắc.
  • Năm Hợi: Thần Địa Bại, ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.

(B) là chỉ Ngũ Hành của năm đó ứng với:

  • Kim: Thân – Dậu.
  • Mộc: Dần – Mão.
  • Thủy: Hợi – Tý.
  • Hỏa: Tỵ – Ngọ.
  • Thổ: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được cúng tam tai cần những gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!