Cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp | Vạn Sự

Tục lệ cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu là một nét đẹp truyền thống trong văn hoá thờ cúng của người Việt ta. Đây là hành động nói lên sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên và sự tưởng nhớ của con cháu trong những dịp lễ quan trọng đối với ông bà. Trong tâm thức, ông bà luôn bên cạnh và cùng đưa năm cũ đón năm mới cùng với gia đình. Dưới đây Đồ Cúng Vạn Sự sẻ chia sẻ cho bạn cách cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp cũng như văn khấn một cách chuẩn xác nhất.

Tất cả các ngày lễ trong năm 2021 ở Việt Nam

Văn Khấn Bài cúng giỗ CHA MẸ chuẩn nhất năm 2021

1. Ý nghĩa của việc cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp (25 Tết)

mam le ruoc ong ba

Năm cũ qua đi, năm mới lại đến mọi người đều vô cùng tất bật chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là thời điểm người Việt tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.

Mọi người tin rằng linh hồn ông bà vẫn luôn ở gần con cháu hay đi đây, đi đó, về nhà thì ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Việt ai cũng đều làm lễ cúng để rước ông bà về ngự tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.

Cúng rước ông bà về ăn Tết vào 25 tháng chạp nói lên sự tôn kính tối thượng của con cháu với ông bà. Phong tục tâm linh này mang nét đẹp vô cùng ý nghĩa về tình người, uống nước nhớ nguồn.

2. Không gian bàn thờ cúng rước ông bà

van khan cung ruoc ong ba duoc chuan bi nhu the nao

Bàn thờ ông bà, gia tiên có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi gia đình người Việt. Vị trí và không gian đặt bàn thờ cần tuân theo nguyên tắc chứ không được tùy tiện.

Để đảm bảo sự linh thiêng và trang nghiêm cho không gian thờ cúng thì bạn nên đặt bàn thờ ông bà tổ tiên ở chỗ yên tĩnh, tránh nơi ồn ào. Có điều kiện thì xây hẳn phòng thờ riêng, hoặc đặt ở chỗ cao nhất trong nhà. Hạn chế dùng cách bố trí bàn thờ treo tường.

Tránh để bàn thờ có hướng thẳng với cửa ra vào hoặc cửa sổ vì theo quan niệm sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của chủ nhà. 

Không sắp đặt bàn thờ ở trước phòng ngủ, vì như vậy mang ý nghĩa bất kính với tổ tiên. Không để gương phản chiếu ở trước bàn thờ, điều này là cấm kỵ và không nên.

Nếu nhà bạn có bàn thờ Phật thì bàn thờ gia tiên nên được đặt bên cạnh và thấp hơn bàn thờ Phật. Vì thần Phật mang ý nghĩa tâm linh cao quý hơn người thường, nên tuyệt đối không được thờ chung trên bàn.

3. Vệ sinh bàn thờ trước khi cúng rước ông bà

Ngày tết, bàn thờ là tâm điểm của các hoạt động tâm linh, là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế trước khi làm lễ cúng rước ông bà tổ tiên gia chủ cần phải lau dọn sạch sẽ bàn thờ một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Dùng chổi quét nhỏ hoặc khăn lau bàn thờ riêng tỷ mỹ lau dọn, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ phải là nước sạch.

Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, chính vì vậy cần phải giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự kính trọng đối với niềm tin tâm linh bên trong mỗi người.

4. Lễ vật cúng rước ông bà

mua le vat cung dua ong ba day du

Theo quan niệm của người Việt, người sống, người chết cùng ăn tết như lúc họ sinh thời và ở bên cạnh người thân. Vì vậy nên ngày tết là dịp con người giao hòa với thế giới tâm linh, hướng về cội nguồn và tổ tiên.

Vì vậy mâm cúng ông bà tổ tiên thường là các món cơm canh gần gũi như bữa ăn hàng ngày khi họ còn sống hoặc những món theo sở thích của họ. 

 Vì thần Phật mang ý nghĩa tâm linh cao quý hơn nên trước tiên phải cúng thần Phật trước thì chuẩn bị một mâm cỗ chay gồm: đĩa ngũ quả, bánh, một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung trà. Bình hoa để bên phải, đĩa ngũ quả để chính giữa.

Tiếp theo đó là một mâm cúng Thần Tài Thổ địa (Thổ công) gồm: Năm chun rượu, năm chun trà, Đông bình Tây quả, heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Một bộ quần áo cho Thần Tài Thổ Địa

Và cuối cùng là mâm cúng rước ông bà bao gồm: ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng hoặc bánh tét và các món cơm canh thông thường. 

5. Văn khấn cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp chuẩn nhất

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm… âm lịch. Tại địa chỉ: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia đồng kính bái….

Nay nhân ngày….

Chúng con sắm sửa lễ cúng bao gồm… gọi là lễ mọn thành kính dâng lên các vị thần phù trợ, cai quản khu vực này. Trước linh vị của các bậc gia tiên, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Xin thưa rằng năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần, gia tiên linh thiêng về ngự tại án nghe lời thỉnh mời.

Kính mời chư vị thần linh về thụ hưởng lễ vật, vong linh tiên tổ linh thiêng về vui Tết với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Cúng rước ông bà hay cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp về ăn Tết là một trong những nét đẹp quý báu của người Việt Nam. Nó không những thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà mà nó còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt ta. Bài viết trên là những chia sẻ của Vạn Sự về ý nghĩa của việc cúng rước ông bà cũng như những lễ vật và văn khấn cúng rước ông bà một cách chính xác nhất.

Scores: 4.75 (16 votes)

Thank for your voting!