Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng?
Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau đáu một nỗi niềm: Có thể cầu siêu cho con tại nhà không, nếu được phải sắm lễ cúng gồm những gì và sử dụng bài văn khấn nào để bày tỏ tình cảm trọn vẹn với vong thai nhi đã mất.
Câu hỏi của bạn đọc về cầu siêu vong thai nhi tháng cô hồn:
Thưa chuyên gia, tôi có một người bạn thân từ ngày học cấp 3 đến bây giờ sau khi lập gia đình rồi vẫn giữ quan hệ tốt dù ở rất xa nhau. Chuyện vui buồn trong cuộc sống, cô ấy đều chia sẻ cho tôi.
Vốn cô ấy và người chồng hiện tại khá hạnh phúc, họ yêu nhau từ hồi cấp 3, sau khi tốt nghiệp đại học 3 năm thì lập gia đình, đến giờ thì có với nhau 2 mặt con, có nếp có tẻ. Trước khi kết hôn, họ có vượt quá giới hạn và bạn tôi đã “dính” bầu mà không hay biết, mãi đến khi thai nhi được 11, 12 tuần cả hai mới phát hiện, vì lý do kinh tế, cả hai đã quyết định phá thai.
Chuyên gia có thể cho tôi và người bạn được biết, theo quan niệm nhân quả của đạo Phật việc phá thai khi người nam người nữ chưa có hôn thú mà đến với nhau vì quan hệ nam nữ thuần túy liệu có khác gì so với việc vợ chồng vỡ kế hoạch mà phải kế hoạch hoá hay không?
Hiện bạn tôi đang rất rối, không biết, nên cầu siêu cho đứa con mình đã từng phá bỏ như thế nào? Mong chuyên gia tư vấn các câu hỏi sau: Người mẹ có thể cầu siêu cho con tại nhà hay không? Nếu được phải sắm lễ cầu siêu như thế nào? Khi thực hiện cầu siêu, cần tuân theo trình tự ra sao và sử dụng bài văn khấn nào là hợp lý, bày tỏ được tình cảm với vong thai nhi đã mất? Thời điểm nào trong tháng cô hồn tiến hành cầu siêu vong thai nhi là tốt nhất?
Xem thêm: Bài văn khấn gia tiên trong lễ cưới hỏi chuẩn nhất
Nhiều người mẹ vì lý do nào đó mà phải bỏ con đi, sau đó trong lòng luôn day dứt ăn năn, băn khoăn tự hỏi có thể cầu siêu cho con tại nhà hay không (Ảnh: Sohu)
Bạn tôi rất lo rằng, từ thời điểm bỏ thai đến giờ đã qua lâu đến bây giờ mới cúng cũng gần 10 năm, không biết có ảnh hưởng tới sự siêu thoát của vong thai nhi hay không. Nếu vì lý do tế nhị, như người mẹ bỏ thai nhi với người yêu cũ, nay lập gia đình với người khác, dù người mẹ giấu hay có công khai chuyện nạo phá thai đi chăng nữa cũng không tiện cúng riêng tại nhà thì nên tiến hành cầu siêu tại đâu để giải tỏa tâm lý nặng nề.
Lễ cầu siêu tại gia hay tại địa điểm khác sẽ được tiến hành hàng năm hay chỉ cần thực hiện một lần hay thực hiện hàng năm thì khi ấy nên làm thế nào cho phải đạo, để bớt đi những ăn ăn day dứt khi đã bỏ đi đứa con của mình? Tôi xin thành tâm cảm tạ.
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình trả lời:
Bạn thân mến,
Đây quả là những câu hỏi rất tế nhị, vì nó chạm đến những nỗi đau sâu kín không của riêng ai. Bởi lẽ vì nhiều nguyên nhân mà rất nhiều người đã bị động hay chủ động bỏ đi thai nhi đang hình thành, từ đó dẫn đến ám ảnh, đau thương. Thay vì lảng tránh thì cũng có lúc, chúng ta nên dũng cảm đối mặt để vượt qua. Căn cứ vào giáo lý hướng đạo của nhà Phật và các trải nghiệm thiền ngộ nhân quả có thể trả lời như sau, cốt là để cùng bạn chuyển hóa nỗi đau thành tình yêu, chuyển hóa nỗi lo lắng thành sự bình an trong tâm hồn.
Trước hết phải nói rằng, việc bỏ thai thường gây mất hài hòa. Mỗi sai lầm trong quá khứ ấy sẽ tạo ra nhân quả, nhân quả ấy được “ghi” lại cơ thể người cha và người mẹ tạo nên những lo lắng, ức chế vô hình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi sự tích lũy các bản ghi này là Nội kết. Và để hóa giải thì phải chuyển hóa được bản ghi ấy, nội kết ấy.
Vậy nên, câu hỏi thứ nhất bạn hỏi về nhân quả việc phá thai khi người nam người nữ chưa có hôn thú mà đến với nhau vì quan hệ nam nữ thuần túy liệu có khác gì so với việc vợ chồng vỡ kế hoạch mà phải kế hoạch hoá hay không. Câu trả lời là thật ra thì cũng không khác nhau, nhân quả nặng hay nhẹ liên quan đến cái lực, cái tâm, cái ý đặt vào của người quyết định phá. Nếu lực nào bất thiện hơn, nặng nề hơn thì nhân quả sẽ nặng hơn và ngược lại.
Xem thêm: Bài văn khấn hóa vàng chuẩn nhất
Khi chọn bỏ con, nhân quả nặng hay nhẹ liên quan đến cái lực, cái tâm, cái ý đặt vào của người quyết định phá, lực nào bất thiện hơn, nặng nề hơn thì nhân quả sẽ nặng hơn và ngược lại (Ảnh: Pinterest)
Nhóm câu hỏi thứ 2 bạn hỏi người mẹ có thể cầu siêu cho con tại nhà hay không, có nhiều ý kiến cho rằng không được. Nhưng thật ra người ta bảo không được thì đúng với người ta, mình phải lắng nghe lòng mình. Ngoài chùa và nơi những thầy pháp chân chính lựa chọn ra thì nhà mình cũng là nơi rất tốt, hợp lý, mình không làm thì làm ở đâu? Có làm cũng quan trọng nhất là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Lễ cầu siêu vì thế hoàn toàn có thể sắm thông thường như sắm lễ Phật, trẻ trong sáng nên trẻ chỉ cần tình yêu của cha mẹ mà họ chọn tái sinh.
Nhóm câu hỏi thứ 3, bạn hỏi khi thực hiện cầu siêu, cần tuân theo trình tự ra sao và sử dụng bài văn khấn nào là hợp lý, bày tỏ được tình cảm với vong thai nhi đã mất, thời điểm nào trong tháng cô hồn tiến hành cầu siêu vong thai nhi là hợp lý. Ngoài các phương pháp mà kinh sách có hướng dẫn, xem xét từ các giải pháp thiền ngộ chuyển hóa nhân quả, cũng như căn cứ vào việc thực hành giải quyết vấn đề này chuyên gia thấy như sau:
– Việc quan trọng nhất trước khi làm là phải dành thời gian trung thực với bản thân suy ngẫm, ngẫm ngộ về nhân quả ấy. Ngộ thấu đáo các sai lầm do cái tôi của mình gây nên dưới các biểu hiện, không đổ lỗi cho khách quan. Chỉ cần làm tốt việc này, ngộ bùng lên, nội kết được bóc gỡ, nghiệp được hóa ngay lập tức. Lúc này thậm chí chỉ cần làm lễ cảm tạ Thần Phật trợ giúp là xong.
– Nhưng đúng là không phải ai cũng ngộ xong ngay như thế, vậy ta có thể làm lễ, mâm lễ tùy theo điều kiện, xin phép tổ tiên ông bà cho phép làm lễ cầu siêu tại nhà. Sau đó chọn ngày tiến hành, ngày rằm, mùng 1 cũng rất tốt, tháng 7 âm lịch càng tốt vì đó là ngày, tháng có nhiều rung chấn tình yêu do mọi nhà cùng hướng tâm thờ kính.
Làm lễ cầu siêu, nếu khấn mà không chuyển hóa được rung chấn tình yêu thì sẽ khó lòng chuyển được thông điệp đến tâm người nhận, là cháu bé ấy (Ảnh: Sina)
Bài văn khấn phù hợp nhất là bài sám hối do chính mình soạn viết, còn không làm được thì chọn một trong các mẫu mà nhà chùa hướng dẫn, nhưng phải hiểu, ví dụ Nam mô ai, bậc nào phải biết, tin thì mới hợp lý. Chứ Nam mô bừa, khấn cho xong việc thì tâm người cha/người mẹ không tỏa ra được tình yêu, không chuyển được thông điệp đến tâm người nhận, là cháu bé ấy.
Nhóm câu hỏi thứ 4, bạn hỏi về sự lo lắng rằng, từ thời điểm bỏ thai đến giờ đã qua lâu đến bây giờ mới cúng cũng gần 10 năm, không biết có ảnh hưởng tới sự siêu thoát của vong thai nhi hay không?
Việc này tùy nhân quả, có người cũng nhẹ nhàng, các thiền sư nhận thấy có cháu đã đầu thai ngay sau đó vào lần có thai thứ 2 của người mẹ, có cháu trả xong nghiệp cũng không oán hận gì, còn phá hay không tùy thuộc vào lỗi của mẹ, của cha đến đâu. Nếu lòng thiện lành thì sẽ ổn thỏa.
Câu hỏi thứ 5, nếu vì lý do tế nhị, như người mẹ bỏ thai nhi với người yêu cũ, nay lập gia đình với người khác, dù người mẹ giấu hay có công khai chuyện nạo phá thai đi chăng nữa cũng không tiện cúng riêng tại nhà thì nên tiến hành cầu siêu tại đâu để giải tỏa tâm lý nặng nề. Câu trả lời là có thể đến chùa hoặc là tham gia vào các đại lễ cầu siêu cùng chủ đề, người ta rất hay làm.
Để giải tỏa tâm lý nặng nề, nếu không cúng được tại nhà, người mẹ có thể tham gia các đại lễ cầu siêu tại chùa (Ảnh: Vanhien)
Câu hỏi thứ 6, bạn hỏi rằng: Lễ cầu siêu tại gia hay tại địa điểm khác sẽ được tiến hành hàng năm hay chỉ cần thực hiện một lần, chuyên gia hiểu rằng chuyện này liên quan đến người cầu siêu có thực tâm, chân thật hay không.
Nếu lòng chân thật rồi, ngộ xong nhân quả rồi thì không cần nữa, nếu muốn có thể cầu siêu cho những hoàn cảnh khác. Còn nếu trong lòng vẫn bất an, vẫn ám ảnh tức là nội kết vẫn còn, nhân quả vẫn tác động, vậy thực hiện hàng năm cũng là một giải pháp cho đến khi ngộ ra sai lầm thì thôi, và thế cũng là phải đạo, còn “nghiện” cầu siêu thì lại là trái đạo.
Về bài cầu khấn siêu vong mà bạn muốn biết, chuyên gia tham vấn các thiền sư đều thấy là nên viết sám hối thật lòng, cứ tự nhiên mà viết không chấp vào văn bản ngoài, miễn là thật lòng. Còn nếu là Phật tử mà chưa biết viết, có thể chọn mẫu mà các nhà xuất bản tôn giáo có uy tín phổ biến, ví dụ mẫu này chẳng hạn.
Bạn có thể tự chỉnh sửa văn khấn cầu siêu dưới đây cho hợp với tâm bạn, sau đó làm lễ, thắp hương và khấn bằng tâm:
Nam mô Tạo Hóa Di Lặc Phật ( 3 lần)
Xin chứng giám cho Đệ tử tên… pháp danh… Trước đây do vô minh, sai lầm, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm. Con sai rồi! Nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.
Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho con. Mẹ không nhận thức hết rằng những gì mình đã làm gây cho cả cha mẹ và con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn nhi phải cô đơn, oán trách, vất vưỡng, đói khát, lạnh lẽo. Bây giờ biết được Phật pháp, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên vô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt.
Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin trẻ đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân Quả là do mẹ tự làm tự chịu. Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong nhi, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con.
Nguyện cho trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm Phật mà phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.
Nguyện Đức Từ Phụ Tạo Hóa Di Lặc Phật, Đức A Di Đà Phật và các bậc bề trên xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi Cực Lạc.
Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại các sai lầm.
Niệm Phật xong thì hồi hướng: “Nguyện đem công đức này. Trang nghiêm Phật Tịnh độ. Trên đền bốn ơn nặng. Dưới cứu khổ ba đường. Nếu có ai thấy nghe. Đều phát tâm Bồ-đề. Hết một báo thân này. Đồng sanh nước Cực lạc.
Nam Mô tạo Hóa Di Lặc Phật ( 3 lần).
Bạn thân mến, đây chỉ là một cách, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng vùng miền, mỗi giai đoạn lịch sử lại có những cách cầu siêu và sám hối khác nhau, đúng sai là ở lòng mình. Bạn cũng vậy, tùy vào điều kiện của mình mà tính sao cho phù hợp, và những chia sẻ trên đây là môt kênh trong nhiều kênh tham vấn, bạn có thể nghiên cứu từ các nguồn khác và có quyết định cho mình. Điều quan trọng nhất là lòng sám hối và thái độ thành tâm khi thực hiện các việc lễ liên quan đến tâm linh.
Chúc bạn an yên.
XEM THÊM
Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 cung hoàng đạo
Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 cung hoàng đạo: Tháng 9/2018 sẽ bắt đầu bằng sự liên kết một cách tuyệt vời giữa …
Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 con giáp
Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 con giáp: Sự nghiệp của người tuổi Dậu có sự tiến triển tốt đẹp, trong khi đó, …
Những ngôi chùa nổi tiếng về gửi vong thai nhi và cầu siêu ở Hà Nội
Có rất nhiều lý do khác nhau, bố mẹ không thờ cúng vong thai nhi tại nhà. Vì thế, những ngôi chùa nổi tiếng linh …
Ai làm được 6 việc này mùa lễ Vu Lan là đã báo hiếu cha mẹ rồi
Mùa Vu Lan là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc cha mẹ dù còn sống hay …
Mẹ nên làm gì cho vong hồn thai nhi dễ siêu thoát trong tháng cô hồn
Với những người mẹ trẻ, chắc chắn rằng việc mất đi đứa con còn trong bào thai dù cách này hay cách khác đều mang …
Những kiêng kị cần chú ý và thời điểm phù hợp để lau dọn bàn thờ tháng cô hồn
Khi chọn được thời điểm phù hợp nhất để lau dọn bàn thờ dịp tháng cô hồn, chúng ta nên chú ý tuân thủ theo …
Vì sao rằm tháng 7 cúng cô hồn và lễ Vu Lan phải làm trước 15 âm lịch?
Nhiều gia đình Việt Nam thường làm cỗ cúng cô hồn và cúng lễ Vu Lan từ ngày mùng 2/7 tới hết ngày 14/7 âm …
Rằm tháng 7, không cúng cô hồn được không, nếu cúng nên chọn giờ nào?
Tháng cô hồn, nhà nhà đều có thói quen cúng trước hoặc gần rằm. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, liệu rằm tháng …
Lễ Vu Lan vì sao nên đến chùa?
Lễ Vu Lan là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc cha mẹ dù còn sống hay …
Rằm tháng 7 phân biệt lễ Vu lan và cúng cô hồn
Ngày xá tội vong nhân hàng năm trùng với lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu cha mẹ của Phật giáo. Chính vì thế, không …
TT. Thích Đức Thiện: ‘Lễ Vu lan không phải ngày Xá tội vong nhân’
Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn của các tăng ni, phật tử trong Phật giáo.
Khấn lễ bằng smart phone thành tâm liệu có được thần linh phù hộ?
Nếu tìm được các bài văn khấn vào đúng các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, đặc biệt là rằm tháng 7 âm …
Trong Phật giáo có quan niệm tháng cô hồn hay không?
Dân gian quan niệm, trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn phải kiêng kị kĩ càng nhiều việc vì đây …
Qua rằm tháng 7 âm, có phải tiếp tục kiêng kị tháng cô hồn?
Nhiều người có chung thắc mắc là qua Rằm tháng bảy âm liệu có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng cô hồn mà …