Cúng Mụ 3 Tuổi Và Những Điều Bố Mẹ Nhất Định Phải Thuộc Nằm Lòng – Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
Cúng mụ 3 tuổi cho trẻ trở thành một nghi lễ tâm linh quen thuộc của người Việt Nam từ trước đến nay. Đây được xem là nghi thức trọng đại mà các bậc ông bà cha mẹ rất chỉn chu trong từng chi tiết. Vậy thực chất cúng mụ 3 tuổi là như thế nào và cần chú ý những gì, cùng tìm hiểu qua để tránh thiếu sót trong dịp quan trọng này nhé.
Cúng mụ là gì?
Cúng mụ hay còn được gọi là cúng căn, thường được biết đến với lễ nghi rất cung kính của các gia đình Việt Nam truyền thống. Có những dịp thường được chọn để cúng mụ cho một đứa trẻ là khi đầy tháng, đầy năm (hay còn được gọi là thôi nôi) và hằng năm cho đến lúc đứa trẻ đó được 12 tuổi. Có những gia đình sẽ chọn cúng vào những dịp lớn như 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi để thể hiện sự biết ơn với các vị Tiên nương. Theo quan niệm của chúng ta, cúng căn là dịp để cảm tạ các Tiên nương đã nặn ra hình hài xinh đẹp, khỏe mạnh cũng như chăm sóc cho trẻ đến lúc trưởng thành. Nghi lễ truyền thống tốt đẹp này cũng cho thấy được tấm lòng của các bậc cha mẹ đối với con mình và đối với các bà Mụ.
Cúng mụ 3 tuổi được tổ chức như thế nào?
Thông thường, lễ nghi trong buổi cúng mụ 3 tuổi của trẻ rất được chú ý và lo rất chu toàn. Ngoài mâm lễ thức ăn, nhang đèn, hoa để cúng thì khấn vái cũng là một điểm đáng chú ý của buổi cúng căn. Bộ lễ cúng cho bé sẽ bao gồm:
-
Thức ăn cúng: đồ mặn như vịt, gà nguyên con luộc chín, heo quay nguyên con hoặc đồ ngọt như chè, xôi…
-
Hoa cúng: Thường các gia đình sẽ dùng hoa tươi để cúng căn như hoa huệ, hoa ly…
-
Nhang đèn: Là món không thể thiếu trong một buổi cúng căn, thể hiện sự uy nghi của buổi lễ cũng như mùi hương của nhang sẽ được các Tiên nương nghe được và chứng giám lòng thành gia chủ. Thông qua đó, các bà Mụ sẽ chăm lo cho bé đến khi lớn lên, trưởng thành và lập gia đình.
-
Trầu cau: Chỉ cần vài quả cau và vài lá trầu là được.
-
Tiền vàng: Trong thế giới tâm linh của người Việt thì tiền vàng là món không thể thiếu trong buổi cúng mụ 3 tuổi cho trẻ.
Bảng giá mâm cúng mụ 3 tuổi ( cúng căn cho bé 3 tuổi )
Những món này thường là bắt buộc trong một buổi cúng mụ cho bé 3 tuổi và tùy vào từng gia đình sẽ có thêm những khác biệt. Bên cạnh đó, gia chủ (thường là ông bà, bố mẹ) sẽ khấn vái theo bài dành cho cúng mụ 3 tuổi của bé. Trong một buổi cúng sẽ thường được khấn vái, bày bàn cúng hai nơi chính là bàn thờ gia tiên và trong phòng của bé. Các bà Mụ sẽ nghe những lời khấn vái, lòng biết ơn của gia chủ để phù hộ, chở che cho em bé của gia đình.
Bài cúng căn vào dịp trọng đại của bé
Tùy từng nơi mà có bài khấn khác nhau, thông thường sẽ khấn vái ở bàn thờ gia tiên và ở phòng của bé cần được cúng căn. Bố mẹ nên lưu ý từng bài để tránh sự nhầm lẫn trong dịp trọng đại này. Đối với những đôi vợ chồng mới có em bé lần đầu thì nên tham khảo ý kiến người lớn tuổi trước khi tổ chức lễ cúng mụ cho con. Thông thường người lớn đã có kinh nghiệm cúng căn cho con rồi nên sẽ thuộc những bài khấn vái này. Không chỉ vậy, bố mẹ có thể tìm hiểu sách vở dân gian hoặc trao đổi với những đôi vợ chồng khác đã từng có kinh nghiệm khấn vái sẽ an tâm hơn. Hơn cả, đây là thời hiện đại nên bạn hoàn toàn có thể tìm được những bài khấn vái bằng cách tra cứu internet. Bài khấn vái trong buổi lễ quan trọng không kém việc chuẩn bị vật lễ nên bố mẹ phải lưu ý để có được buổi tổ chức cúng mụ tốt đẹp.
Ghi chú: Mâm lễ để cạnh giường của bé ở, mẹ bế bé ngồi góc giường, lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra hồ hoặc sông. Bên cạnh đó, bố hoặc mẹ nên lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho trẻ làm phép để bé hay ăn chóng lớn. Bố mẹ bé cũng ăn thức ăn đã cúng lễ, đồ lộc phân phát cho mọi người và trẻ em cùng ăn với nhau. Nếu có đồ chơi thì giữ lại cho trẻ để nhận ơn phước từ lễ cúng.
Như vậy, cúng mụ 3 tuổi cho bé là một dịp rất quan trọng mà bố mẹ nên chú ý để lo chu toàn, tránh thiếu sót. Nếu bạn là lần đầu làm bố mẹ thì đây là một kiến thức bổ ích cần lưu tâm và nên hỏi thêm người lớn về nghi lễ để chu đáo nhất có thể.