Cục Tài chính doanh nghiệp là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn
Lê Công Đạt & Tuyết Thanh
0
Tài chính cá nhân
Là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, cục Tài chính doanh nghiệp giúp Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể…
Nội Dung Chính
Cục Tài chính doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-BTC năm 2019, Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về:
– Tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể
– Cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi, cổ phần hóa đơn vị, tổ chức kinh tế của Nhà nước thành doanh nghiệp
– Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý tài chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài
– Thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Tài chính
Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp
Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp hiện nay là:
Vị trí
Họ và tên
Thông tin liên hệ
Cục trưởng
Đặng Quyết Tiến
– Số điện thoại: 024.22202828/5510
– Email: [email protected]
Phó Cục trưởng
Hoàng Văn Thu
– Số điện thoại: 024.22202828/5116
– Email: [email protected]
Phó Cục trưởng
Lê Xuân Hải
– Số điện thoại: 024.22202828/5199
– Email: [email protected]
Phó Cục trưởng
Phạm Văn Đức
– Số điện thoại: 024.22202828/5022
– Email: [email protected]
Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp được quy định tại Điều 3,
Quyết định số 1266/QĐ-BTC như sau:
- Văn phòng cục
- Phòng Chính sách tổng hợp
- Phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp công nghiệp và thương mại (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1)
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp giao thông, vận tải và xây dựng (Phòng Nghiệp vụ 2)
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường (Phòng Nghiệp vụ 3)
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp thông tin, truyền thông và dịch vụ khác (Phòng Nghiệp vụ 4)
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp dầu khí, xăng dầu (Phòng Nghiệp vụ 5)
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Phòng Nghiệp vụ 6)
Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Tài chính doanh nghiệp được quy định tại Điều 2, Quyết định số 1266/QĐ-BTC như sau:
– Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về:
- Cơ chế, chính sách về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
- Quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
- Cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác.
- Cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã và kinh tế tập thể theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Cơ chế, chính sách liên quan đến phí đối với lĩnh vực bảo đảm hàng hải, quản lý bay…
- Cơ chế, chính sách khác về tài chính doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đầu mối tổng hợp, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia ý kiến với các bộ, ngành, cơ quan khác ở trung ương và địa phương đối với các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khác liên quan đến tài chính doanh nghiệp…
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách theo quy định trên
– Chủ trì báo cáo Bộ hoặc trình Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
- Xây dựng, báo cáo Bộ trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Thực hiện xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Theo dõi, phân tích, đánh giá về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cảnh báo khi thấy có dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
– Tham mưu báo cáo Bộ trong việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trang thông tin điện tử của Cục Tài chính doanh nghiệp
– Tham mưu giúp Bộ quản lý đối với nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp và đối tượng khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về tài chính đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
– Tổng hợp, báo cáo Bộ trình cấp có thẩm quyền: Báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo kết quản giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trình Bộ tham gia xây dựng chính sách tiền lương và các chính sách khác liên quan đến tiền lương, tiền công lao động của khu vực doanh nghiệp…
– Tổ chức khai thác, ứng dụng công nghiệp thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục Tài chính doanh nghiệp, xay dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
– Tổ chức công tác thông tin, tuyển truyền, phổ biến chính sách phát luật về tài chính doanh nghiệp, tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn về tài chính doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ tài chính – kế toán, cán bộ quản lý doanh nghiệp.
– Tổ chức hợp tác nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng chính sách tài chính, chiến lược tài chính phục vụ cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về tài chính doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ tài chính.
– Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Đôn đốc thực hiện các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra đối với các vấn đề về tài chính doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp, là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý tài chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài…