Cửa hàng Nhật Bản Hachi Hachi – Hàng Nhật nội địa nhập khẩu
Thần đạo trong văn hóa Nhật Bản
Thần đạo là gì? Thần đạo là tôn giáo được ra đời tại Nhật Bản. Đây là tôn giáo dân tộc mà người Nhật tin theo từ thời cổ đại đến nay, hiện nay, thần đạo cũng thấm sâu vào toàn bộ văn hóa đời sống của người Nhật.
Ở Nhật Bản có rất nhiều đền thờ các vị thần trong Thần đạo trên cả nước và thu hút rất đông khách đến đền làm lễ. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu các thông tin cơ bản về Thần đạo mà các bạn nên biết trước để có thể trải nghiệm đi lễ ở các đền thần thú vị hơn.
Sự bắt đầu của Thần đạo
Người ta cho rằng Thần đạo được ra đời vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên nhưng không ai biết chính xác vào thời gian nào.
Nhiều vị thần trong Thần đạo là thần thiên nhiên như thần núi, thần mặt trời,…Vì Nhật Bản là quốc gia có nhiều thiên tai như động đất, bão,…nên thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Sự thành kính và nỗi sợ với thiên nhiên gắn liền với tín ngưỡng của Thần đạo.
Đền thần là nơi thờ các vị thần trong Thần đạo. Với quá trình hình thành như tôi đã nói ở trên, ở gần các đền thần nổi tiếng thường sẽ có núi, sông, tảng đá, thác nước,…Nếu có dịp đi lễ, các bạn hãy thử kiểm tra lại xung quanh xem nhé.
Tín ngưỡng với các vị thần phát sinh ở các địa phương của Nhật Bản dần được định hình theo sự thống nhất của Nhật Bản. Khi Phật Giáo vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 6 thì tín ngưỡng vốn có của Nhật Bản đã được thể hiện bằng cụm từ “Thần đạo”.
Thế giới quan và các vị thần trong Thần đạo
Khác với đạo Thiên Chúa và đạo Hồi, Thần đạo không có người sinh ra giáo phái, cũng không có kinh thánh như kinh Coran hay kinh thánh trong Thiên Chúa Giáo. Lịch sử hình thành và thế giới quan hoàn toàn khác với tôn giáo thông thường.
Trong thế giới của Thần đạo không phải chỉ có 1 vị thần mà có rất nhiều vị thần đến mức đã có cụm từ “8 triệu vị thần”.
Nếu các bạn đọc thần thoại của Nhật Bản, các bạn sẽ hiểu rõ, các vị thần trong Thần đạo được biết đến là rất gần gũi với con người. Các vị thần trong Thần đạo cũng uống rượu như con người, cũng yêu thương như con người.
Như tôi đã trình bày ở trên, trong Thần đạo, người ta thường tôn thờ thiên nhiên như mặt trời, núi,…như các vị thần. Tuy nhiên không phải chỉ có thiên nhiên mới trở thành thần. Những nơi có liên quan đến sinh hoạt của con người đều được tôn thờ thành vị thần ví dụ như thần bếp hay thần nhà vệ sinh….
Trong đó cũng có cả con người được tôn thờ như vị thần. Di sản văn hóa thế giới Nikko Toshogun là đền thần thờ Tokugawa – võ sĩ Samurai đã mở ra thời kỳ Taihei vào những năm 200.
Khi đến đền thần, các bạn hãy thử tìm hiểu xem ở đó thờ vị thần nào, có sức mạnh gì nhé.
Những người làm việc trong đền
Những người làm việc trong đền được gọi là Shinshoku.
Tùy theo quy mô, lịch sử của đền mà khác nhau nhưng nhìn cung thì có 3 người phụ trách chính là Guji, Negi, Gonnegi. Về nguyên tắc thì Guji và Negi ở các đền thần là từng người riêng biệt.
Mối liên hệ giữa người Nhật và Thần đạo
Thần đạo ở Nhật Bản có khoảng 106 triệu người (gần như toàn bộ dân số) theo và đi lễ, được ghi vào “Niên giám tôn giáo” được phát hành bởi Cục văn hóa. Mặc dù vậy nhưng rất nhiều người Nhật không ý thức rõ ràng là “mình theo Thần đạo”.
Tuy nhiên vào những ngày có nghi lễ quan trọng thì họ đều xem theo lịch của Thần đạo, khi năm mới đến, gần như toàn bộ người Nhật đều đến các đền thần để cầu nguyện một năm mới hạnh phúc, may mắn. Họ thường đến đền để cầu mong học hành đỗ đạt nếu sắp thi cử, mong được kết duyên nếu đang yêu, mong việc sinh đẻ được thuận lợi nếu đang mang thai, mong cho các em bé khỏe mạnh nếu họ sinh con,…Như vậy có thể nói rằng Thần đạo thấm sâu vào đời sống người dân Nhật Bản mặc dù họ không ý thức rằng “đó là tín ngưỡng của mình” nhưng họ vẫn đến đền thần làm lễ.
Nếu đến Nhật Bản, các bạn hãy thử ghé qua đền thần – thánh địa của Thần đạo nhé.
CH Nhật Bản Hachi Hachi
Theo: matcha-jp.com